Xúc động câu chuyện của những giáo viên đi dạy tiếng Việt ở Căm- pu- chia
Chính Căm-pu-chia chứ không phải ở đâu khác, là nơi rèn nghề dạy tiếng Việt mang tính tập trung nhất, chuyên nghiệp nhất, góp phần tạo nên một “ thế hệ vàng” trong lĩnh vực dạy tiếng Việt của Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay thuộc ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Cách đây 40 năm, nhóm giáo viên đầu tiên của Khoa tiếng Việt đã bay vào Thủ Đức để dạy tiếng Việt cấp tốc cho các cán bộ cao cấp đầu tiên của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu quốc Căm-pu-chia. (Ảnh: Phạm Thành Long)
“ T hế hệ vàng” trong lĩnh vực dạy tiếng Việt
Mùa Tết Chol Chnam Thmey của người Khmer bắt đầu vào những ngày giữa tháng 4 Dương lịch. Cũng trong không khí vui tươi nhiều màu sắc ấy của cư dân vùng Đông Nam Á, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt tổ chức buổi gặp gỡ “vô tiền khoáng hậu”, kỷ niệm 40 năm hành trình làm nghĩa vụ của quốc tế của đoàn chuyên gia Đại học Việt Nam tại Căm-pu-chia.
Đây là buổi họp mặt đầu tiên và chính thức của các thầy cô đã từng đi Căm-pu-chia của khoa với các lãnh đạo đoàn chuyên gia Đại học, Giáo dục, Ban CK của Bộ cùng với một số thầy cô của Khoa Ngữ văn, Khoa Tiếng nước ngoài, Đại học Tổng hợp, một số thầy cô Đại học Ngoại ngữ, nay là Đại học Hà Nội cũng đã cùng đồng cam cộng khổ cùng nhau trong suốt một thời tuổi trẻ.
Ý tưởng về buổi gặp mặt này xuất phát từ ba thầy giáo đã có mặt ở chiến trường đặc biệt ấy từ ngày đầu tiên, đó là Thầy Phan Hoàng Mạnh, nguyên trưởng đoàn chuyên gia Đại học Việt Nam tại Căm-pu-chia, thầy Vũ Thanh Tùng, một thầy giáo làm thơ, và thầy Nguyễn Thiện Nam, Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.
Chính Căm-pu-chia chứ không phải ở đâu khác, là nơi rèn nghề dạy tiếng Việt mang tính tập trung nhất, chuyên nghiệp nhất, góp phần tạo nên một “thế hệ vàng” trong lĩnh vực dạy tiếng Việt của Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay thuộc ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.
Trong khuôn viên Hội trường B, nhà B7bis của Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, hơn 50 gương mặt “muôn năm cũ” đã gặp nhau trong nỗi niềm vui buồn khó tả.
Đến dự và chia sẻ ý nghĩa của cuộc gặp này, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng nhà trường đã thổ lộ những tâm sự chân thành cùng niềm kính trọng, tri ân đối với các thế hệ giáo viên đã sống, cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp duy trì tình hữu nghị Việt Nam và Căm-pu-chia cùng sứ mệnh truyền bá tiếng Việt.
Đã 40 năm kể từ ngày có nhóm giáo viên đầu tiên của Khoa tiếng Việt bay vào Thủ Đức để dạy tiếng Việt cấp tốc cho các cán bộ cao cấp đầu tiên của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu quốc Căm-pu-chia.
Trải qua những trang sử đen tối và thảm khốc, đất nước Căm-pu-chia đã thực sự hồi sinh cùng với bước chân những người lính tình nguyện, những chuyên gia đủ mọi ngành nghề cùng những sứ giả văn hoá của đoàn chuyên gia Đại học đến từ Việt Nam.
Co Bọ truong Bọ Đại học và Trung học chuyen nghiẹp chụp ảnh voi đoàn giáo vien của Khoa đang giảng dạy Tieng Viẹt tại Cam pu chia nam 1984. (Ảnh tư liệu do thầy Nguyễn Thiện Nam cung cấp)
Ý nghĩa nhất trong cuộc đời làm giáo dục
Từ năm 1981, đoàn chuyên gia đầu tiên của Khoa Tiếng Việt Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã lên đường làm nghĩa vụ quốc tế một cách chính thức với sự đan xen của những giáo viên lành nghề, những người trung tuổi và cả một tốp “lính mới” trong nghề dạy tiếng Việt.
Cuộc sống “chuyên gia” nhưng là chiến trường nên mọi thứ vô cùng thiếu thốn, trồng rau, cải thiện, mỗi bữa ăn ở bếp tập thể chỉ ước có thêm được một nửa bát cơm nữa mà không được…
Video đang HOT
Thời ấy, tài liệu giảng dạy, từ điển đều thiếu thốn. Tổ đã tổ chức để làm bảng từ Việt Khmer cho bộ giáo trình…với sự giúp sức của đồng chí Đỗ Hữu Tuyết, phiên dịch của đoàn, và dù chưa phải là cử nhân nhưng đoàn vẫn mạnh dạn mời các đồng chí phiên dịch, dạy môn dịch cho các sinh viên năm 2, với biệt hiệu là các “thầy dịch”.
Đoàn thứ hai tiếp tục nhận nhiệm vụ vào năm 1982, đoàn thứ 3 vào năm 1983, xen kẽ trong các năm lại có những sự bổ sung quân số; và đến năm 1984-1985, có thêm 4 giáo viên của khoa Ngữ Văn, đến năm 1986-1987 đã có thêm các giáo viên của Trường ĐHNN Thanh Xuân.
Số lượng các giáo viên tiếng Việt được cử sang cứ tăng dần, về sau đoàn chuyên gia Đại học giải tán và các đoàn chuyển về sinh hoạt theo từng trường, từng khu vực, với con số có thể lên tới cả hơn trăm người.
Riêng Khoa Tiếng Việt, tổng cộng những thầy cô đi Căm-pu-chia là 47 người, nhân với số năm thì đã có hơn 200 lượt; Khoa Ngữ văn 15 người và khoa Tiếng Nước ngoài cũng hơn 10 người.
Ngày ấy, những giáo viên xa nhà có chung một niềm vui gắn kết, một tình yêu tiếng Việt, tấm lòng với đất nước Căm-pu-chia anh em, và cả những niềm xao xuyến không thể quên của một thời tuổi trẻ nhiều xúc động, thiết tha, tình tứ…
Nhiều câu chuyện vui tươi, dí dỏm, hài hước pha lẫn nỗi buồn xao xuyến, tiếc nuối được các thầy cô giáo ở tuổi 60, 70 ngồi chia sẻ cùng nhau. Họ tay trong tay, với nụ cười đã có màu tuổi tác nhưng không mất đi nhiệt huyết một thời.
“Sự giúp đỡ của Việt Nam cho Campuchia trong lịch sử nhân loại chưa hề có. Một dân tộc đang lúc khó khăn vẫn hết lòng giúp đỡ một dân tộc láng giềng hồi sinh từ cõi chết”.
Cụ Phan Hoàng Mạnh, Nguyen Truong Đoàn Chuyen gia Đại học VN tại CPC phát bieu tại buoi gạp go. (Ảnh: Phạm Thành Long)
Trí thức lão thành Phan Hoàng Mạnh đã mở đầu lời chia sẻ của mình bằng câu nói như vậy. Ông là nhân chứng sống, vị trưởng đoàn vui tính và nghĩa tình, được cử toạ gọi vui là “đề cử lại làm Trưởng đoàn” để ngồi ở vị trí danh dự nhất trong buổi họp mặt.
Ở tuổi 93, ông vẫn đường hoàng cầm micro kể lại không dứt bao nhiêu kỷ niệm đáng nhớ, những năm tháng mà theo ông là quãng đời có ý nghĩa nhất trên cương vị người làm giáo dục.
S ống cần lao để nuôi dưỡng một thứ tiếng Việt ân tình, nghĩa hiệp
PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam, Trưởng Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, người đã có thâm niên dạy học đến hơn 7 năm trên đất nước Chùa Tháp, kể lại những trải nghiệm tuổi 20 của thầy với những trang đời không thể quên.
Những gợi nhắc khiến người nghe bao điều cần suy nghĩ: Đó là bản tin năm 2017 của chính phủ Hoàng gia Căm-pu-chia lấy ngày 20/5 là “Ngày tưởng niệm” các nạn nhân của nạn diệt chủng Polpot mà không nhắc đến Việt Nam;
Đó là việc ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên, thầy Nam đã viết xong quyển 3 trong bộ “Tiếng Việt cho người Căm pu chia” đúng ngày 20/5/1989; đó là bộ sách in roneo để phục vụ hàng nghìn sinh viên của thầy ở trường Đại học Y DƯỢC NHA Phnompenh với lời phi lộ hàm ý dường như khi Căm-pu-chia đang chuyển mình sang 1 giai đoạn mới thì chuyên gia Việt Nam cũng nhiều tâm tư.
PGS.TS. Nguyễn Thiện Nam tại lớp dạy tiếng Việt ở Căm-pu-chia, khi đó thầy mới 23 tuổi.
Đoạn “Cuốn sách được hoàn thành trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn” là có ngụ ý như thế; đó là những lớp học hàng nghìn sinh viên học tiếng Việt, viết sách chỉ để cho học trò học, không một xu thù lao, chấm hàng nghìn bài, miệt mài với những dòng chữ như “giá đỗ”, người gầy quắt (50kg) nhưng nói tiếng Khmer không ai tin là người Việt dù là tự học 100% trừ một tuần học chữ cái buổi tối của chi đoàn mời bạn Lê Minh Điển phiên dịch dạy giúp;
Đó là đêm thức trắng đến 5 giờ sáng để dịch giúp 30 trang tài liệu tiếng Khmer cho Đại Sứ quán Việt Nam tại Căm-pu-chia với những ngón tay tê cứng. Bài chia sẻ kết thúc với câu cảm thán nhiều dư vang: “Ôi chỉ có thể là “Tuổi 20 yêu dấu”! Làm sao có thể tin được chứ”; “Ôi một thời đã rất xa xôi. Và sự hy sinh của Việt Nam nhiều khi, cũng đã xa xôi …”.
Phó Hiẹu truong Hoàng Anh Tuan trò chuyẹn voi Cụ Phan Hoàng Mạnh (giua), 93 tuoi, Nguyen truong đoàn chuyen gia Đại học và Cụ Nguyen Huu Nghinh, 95 tuoi, Nguyen Truong đoàn chuyên gia giáo dục. (Ảnh: Phạm Thành Long)
Ban cử toạ “vui tính nhất vịnh Bắc bộ” gồm thầy Hiệu phó Hoàng Anh Tuấn, thầy Phan Hoàng Mạnh và thầy Nguyễn Thiện Nam đã phát hiện và tôn vinh nóng 3 gương mặt thầy cô giáo từng được nhận Huân chương Lao động, Huân chương Hữu nghị của nhà nước Căm-pu-chia vì thành tích giảng dạy và truyền bá tiếng Việt, văn hoá Việt Nam.
Tiết mục đặc sắc nhất dành cho giây phút cuối cùng của buổi họp mặt là bài Nội quy được hát theo thể Ví giặm Nghệ Tĩnh do thầy Phan Hoàng Mạnh viết lời, thầy Nguyễn Thiện Nam và thầy Vũ Thanh Tùng, thầy Nguyễn Trọng Tân chuyển thể.
Thầy Nguyễn Thiện Nam thể hiện bài “nội quy” được hát theo thể Ví giặm Nghệ tĩnh (Ảnh: Phạm Thành Long)
Bài hát được thầy Nam thể hiện làm rộ lên những tiếng cười trong trẻo tuổi thanh niên yêu đời, tái hiện những năm tháng đã xa gian lao và lạc quan, nơi đầy ắp những bước chân tình nguyện của một thế hệ trí thức chấp nhận hy sinh tuổi trẻ cho sự nghiệp quốc tế, một thế hệ vàng về dạy tiếng Việt của Việt Nam.
“Phải xây dựng cuộc đời cần lao! Phải xây dựng cuộc đời cần lao!”… Bài Ví giặm Nghệ Tĩnh trên đất Căm-pu-chia như gửi lại một thông điệp “kiên trì và tận tâm” cho những thế hệ tiếp nối hành trình truyền bá tiếng Việt. Con đường ra với quốc tế cũng là con đường trở về – sống cần lao để nuôi dưỡng một thứ tiếng Việt ân tình, nghĩa hiệp.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Tiếng Việt đang được dạy trong các trường học nước ngoài như thế nào?
Nhiều trường đại học trên thế giới đã có khoa tiếng Việt. Nhiều trường phổ thông tại Mỹ dạy chương trình song ngữ Việt - Mỹ. Thậm chí tiếng Việt còn được đưa vào thành một môn thi đại học.
Sinh viên khoa Việt Nam học tại Đại học quốc gia Kiev, Ucraina
Tiếng Việt trong các trường đại học
Tại Mỹ, nhiều trường đại học lớn đã đưa tiếng Việt vào giảng dạy, như Đại học Houston, Đại học California, Đại học Yale, Đại học Oriental, Đại học Washington, Đại học Oregon... Một số trường có chương trình trao đổi sinh viên với các trường tại Việt Nam như Đại học Hobart and William Smith, Đại học Oriental, Đại học Washington...
Theo thống kê, tại thành phố Houston, bang Texas, Mỹ có hàng chục nghìn người nói tiếng Việt, trong đó có những người châu Á, Úc, Đông Âu và Bắc Mỹ. Đây là ngôn ngữ nước ngoài được nhiều người sử dụng thứ hai tại Houston (sau tiếng Tây Ban Nha).
Tại Canada, đại học giảng dạy tiếng Việt nổi tiếng nhất là Học viện Konrad. Ở châu Âu, trường dạy tiếng Việt lâu đời nhất là Đại học Prague, với ngành "hot" Dân tộc học Việt Nam. Đại học L'Orientale (Italia), Đại học Humboldt, Đại học Hamburg, Đại học Passau (Đức), Đại học Fulbright (Anh)... đều là các trường có ngành Việt Nam học.
Tại Nga, sinh viên muốn nghiên cứu về tiếng Việt và Việt Nam học sẽ tìm đến Đại học Quốc gia Lomonosov. Tại Ucraina, tiếng Việt được dạy tại Đại học quốc gia Kiev. Ở Nhật Bản, sinh viên học tiếng Việt sẽ học tại trường Đại học ngoại ngữ Tokyo. Còn ở Hàn Quốc, điểm đến sẽ là Đại học ngoại ngữ Hankuk.
Tại khoa Việt Nam học, Đại học L'Orientale (Napoli, miền Nam nước Ý), sinh viên được học kiến thức cơ bản về xã hội và văn hoá Việt Nam, ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng tiếng Việt.
Khoa Việt Nam học tại các trường đại học ở Châu Âu, Châu Mỹ thường cùng chung chuyên ngành Châu Á, trong đó có tiếng Trung, tiếng Thái, tiếng Nhật, tiếng Hàn. Thời gian gần đây, tại châu Âu và Mỹ, ngành học châu Á, trong đó có ngành Tiếng Việt, rất thu hút sinh viên.
Chương trình học trong lĩnh vực Việt Nam học được đánh giá là khó, cần sự kiên trì. Do vậy, điểm vào ngành này thường không cao. Tùy kỳ thi tuyển sinh vào đại học ở mỗi nước mà có những quy định xét tuyển khác nhau. Tại Đức, sinh viên học một năm đại học dự bị, sau đó tham gia "Kỳ thi đánh giá chất lượng tương đương". Khi có điểm thi, sinh viên sẽ nộp vào khoa Việt Nam học.
Còn tại Hàn Quốc, từ năm 2016, trong số các môn ngoại ngữ thứ hai thi vào đại học, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa thêm môn tiếng Việt. Bài thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra ngữ pháp, từ vựng, cách dùng từ trong tiếng Việt. Môn thi kéo dài trong 40 phút.
Tiếng Việt được dạy là song ngữ trong các trường phổ thông
Texas được coi là bang đầu tiên ở Mỹ đưa song ngữ Việt - Anh vào chương trình giảng dạy chính thức tại trường công. Năm 2010, họ tiến hành thử nghiệm đối với trường Stafford ở gần thành phố Houston và thu được kết quả tích cực.
Còn tại bang Oregon, theo điều tra dân số năm 2010, có hơn 26.000 Việt kiều sinh sống tại đây. Tại thành phố Portland (thuộc tiểu bang Oregon) có khoảng 520 học sinh là người gốc Việt. Thế nên, đây cũng là thành phố đi đầu trong công tác giảng dạy tiếng Việt tại trường công ở Mỹ.
Ngôi trường đầu tiên dạy tiếng Việt song song với tiếng Anh tại Portland là trường Roseway Heights. Để có thể đưa việc dạy tiếng Việt vào trường công là nhờ hai giáo viên Mỹ gốc Việt: Kim Vorasai và Tina Dang. Kim Vorasai di cư đến thành phố Portland từ khi 5 tuổi. Khi trở thành giáo viên, cô muốn làm gì đó để lưu giữ tiếng mẹ đẻ trong các thế hệ người Mỹ gốc Việt tiếp theo.
Năm 2014, cô và Tina Dang hoạt động tích cực để đưa chương trình song ngữ Anh - Việt vào giảng dạy tại trường Roseway Heights. Hai người dạy hai lớp mẫu giáo. Họ sử dụng tiếng Anh trong nửa ngày. Thời gian còn lại, các em buộc phải nói, viết bằng tiếng Việt.
Trước thành công của Roseway Heights, Sở Giáo dục Portland xem xét việc đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy song ngữ tại các trường trong thành phố. Kế hoạch này nhận được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng Việt kiều và Sở Giáo dục Portland đang xem xét để mở rộng chương trình dạy và học tiếng Việt từ mẫu giáo đến lớp 12.
Washington cũng là một trong những bang đi đầu trong việc đưa tiếng Việt vào giảng dạy tại các trường công. Trường tiểu học White Center Heights tại thành phố Burien là trường đầu tiên trong bang giảng dạy song ngữ Anh - Việt. Cụ thể, từ năm 2015, trường bắt đầu chương trình song ngữ Anh - Việt, các em học môn Toán và Khoa học bằng tiếng Việt và học bằng tiếng Anh với các môn xã hội và ngôn ngữ.
California là bang có nhiều người Việt sinh sống nhất. Các lớp dạy tiếng Việt khá phổ biến nhưng phải đến đầu năm 2015, chính quyền bang mới quyết định mở chương trình song ngữ tại trường Tiểu học DeMille ở thành phố Westminster.
Theo infonet
Điện Biên: Chia sẻ kinh nghiệm dạy Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số Để nâng cao chất lượng giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số theo Đề án Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non giai đoạn 2016 - 2020, mới đây Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở trường học nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp...