Xuất xứ của những công nghệ phổ biến nhất hiện nay
Mỗi thứ mang trong mình một câu chuyện khác nhau mà không phải ai cũng có thể tường tận.
QWERTY là một trong những kiểu sắp xếp chữ cái quen thuộc trên bàn phím đối với người dùng hiện nay. Ảnh: Mashable.
Dưới đây là những điều thú vị về công nghệ do tạp chí Mashable tổng hợp:
1. Adobe Flash có nguồn gốc từ một sản phẩm tên là FutureSplash Animator do nhà thiết kế Jonathan Gay tạo ra vào năm 1996.
2. JavaScript do lập trình viên Brendan Eich của công ty Netscape phát minh vào năm 1995. Sản phẩm trong quá trình phát triển có mã hiệu là Mocha và chỉ được đổi tên thành JavaScript khi ngôn ngữ lập trình Java đã thực sự trở nên phổ biến.
3. Định nghĩa “băng thông rộng” có nhiều tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ từ 1,5 đến 2 Megabit/giây. Đây là tốc độ cần thiết để chơi game, xem video trực tuyến độ phân giải cao cũng như gửi và nhận dữ liệu với dung lượng lớn.
4. Phần mềm nhận diện giọng nói thông minh Siri có nguồn gốc sâu xa từ máy quay đĩa của Thomas Edison cùng với máy ghi âm của Alexander Graham Bell và hai cộng sự. Chúng được phát minh vào những năm 1870.
5. Phiên bản sơ khai của HTML5 được Ian Hickson, một thành viên trong hiệp hội WHAT (Web HyperText Application Technology Working Group) tạo ra vào năm 2008.
Vệ tinh GPS đầu tiên trên vũ trụ. Ảnh: Mashable.
6. Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng lên vũ trụ vào năm 1978 và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1995.
Video đang HOT
7. Steve Wilhite, một nhân viên của Compuserve, đã sáng tạo ra định dạng ảnh “GIF” vào tháng 6/1987.
8. Định dạng file “ZIP” được phát minh năm 1986 bởi một lập trình viên tên là Phillip Katz. Những file đầu tiên có định dạng này được đưa vào phần mềm PKZip do chính công ty PKWare của Phillip Katz sản xuất.
9. Các biểu tượng mặt cười (emoticon) được nhà khoa học máy tính Scott Fahlman ở đại học Carnegie Mellon (Mỹ) sử dụng lần đầu tiên vào 19/10/1982. Ông chính là người đã tạo ra các biểu tượng mặt cười, mếu quen thuộc với các dấu chấm, phẩy và dấu ngoặc.
10. Chuẩn bàn phím QWERTY được thiết kế bởi Christopher Sholes, người phát minh ra máy đánh chữ vào năm 1968.
11. Chiếc điện thoại cảm ứng đầu tiên có tên là Simon do IBM sản xuất và chính thức ra mắt vào năm 1992. Đây được coi là mẫu smartphone đầu tiên trên thế giới mặc dù vào thời điểm đó giới công nghệ vẫn chưa đưa ra định nghĩa rõ ràng về loại thiết bị này.
12. Tên gọi của kết nối Bluetooth có nguồn gốc từ một ông vua Đan Mạch có công thống nhất các vùng lãnh thổ khác nhau trong lịch sử.
13. TCP/IP được hai nhà khoa học máy tính gồm Vint Cerf và Bob Kahn thuộc bộ Quốc phòng Mỹ phát triển đầu tiên.
14. Font chữ “Comic Sans” được một nhà thiết kế font từng làm việc tại Microsoft có tên là Vincent Connare tạo ra. Đây cũng là tác giả của các font chữ khác như Trebuchet hay một số kiểu Wingdings.
Wi-Fi vốn không phải là tên viết tắt.
15. Theodore George Paraskevakos đăng ký bằng sáng chế cho concept smartphone sơ khai vào năm 1974.
16. Giới công nghệ phát hiện ra tiềm năng phát triển của định dạng file “MP3″ khi bài hát Tom’s Diner của ca sĩ Suzanne Vega được mã hoá, nén và phát lại mà không bị méo tiếng.
17. Wi-Fi không phải là tên viết tắt. Tên này được chọn ra trong 10 thương hiệu do công ty tư vấn Interbrand đề xuất.
18. Theo tính toán, có khoảng 3 triệu sản phẩm có liên quan đến USB được xuất xưởng hàng năm.
19. Chuột máy tính đầu tiên được làm từ gỗ.
20. JPEG là tên viết tắt của tổ chức đã phát minh ra định dạng file này, Joint Photographic Experts Group.
21. Tin nhắn, hay SMS, được phát triển bởi hai nhà khoa học Friedhelm Hillebrand và Bernard Ghillebaert tại liên minh GSM Pháp-Đức vào năm 1984.
22. Morton Heilig, “cha đẻ của công nghệ thực tế ảo”, đã đăng ký bằng sáng chế một sản phẩm có tên Sensorama Stimulator vào ngày 28/8/1962. Đây là khởi nguồn cho công nghệ tương tác thực tế ảo (augmented reality) của ngày nay.
23. Headphone được Nathaniel Baldwin phát minh ở trong bếp vào năm 1910.
Theo VNE
So găng IE 10 với Chrome và IE 9 trên Windows 7
IE 10 là trình duyệt tiên tiến nhất của Microsoft hiện nay. Được thiết kế tối ưu cho Windows 8 nhưng mới đây, Microsoft cũng vừa tung ra phiên bản tiền phát hành cho những người dùng Windows 7. Như đã biết, IE 10 cho Windows 7 là bước cải tiến hiệu năng (so với IE 9) hơn là được trang bị các tính năng mới. Như vậy, IE 10 có thể coi sẽ là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Chrome 23 của Google. Vậy hiệu năng của trình duyệt đối thủ của nhau này đến đâu, chúng ta có thể biết được phần nào điều này qua các benchmark dưới đây.
Cấu hình máy cho thử nghiệm với 2 trình duyệt là chiếc iMac dùng chip Core i5, RAM 16 GB (DDR3), card đồ họa AMD Radeon HD 6750M. 2 trình duyệt được test không cài bất kì phần cài đặt mở rộng (extension) nào, sau mỗi bài test, cache của trình duyệt cũng được xóa để "đảm bảo công bằng". Các trình benchmark được dùng để đánh giá bao gồm SunSpider JavaScript, HTML5, thời gian tải trang.
JavaScript
Công cụ benchmark SunSpider 0.9.1 từ đội ngũ nhà phát triển WebKit sẽ đánh giá hiệu năng của các trình duyệt tùy vào thời gian mà công cụ phải dùng để thực thi một bộ các tiêu chuẩn JavaScript. Với bài test này thì điểm càng thấp chứng tỏ hiệu năng của trình duyệt càng tốt.
IE 9 hoàn thành các bài test trong 814,4 ms, Chrome 23 hoàn thành bài test mất 183,2ms. Ấn tượng nhất là IE 10 cho hiệu năng cao nhất khi hoàn thành bài thử nghiệm chỉ trong 127,2 ms. Rõ ràng IE 10 cho hiệu năng tốt hơn không quá nhiều so với Chrome nhưng lại vượt trội hơn hẳn IE 9.
HTML5
HTML5 Test là một trong những công cụ benchmark tốt nhất để thử nghiệm khả năng hỗ trợ HTML5 với tổng điểm cao nhất là 500 tương ứng với 500 tính năng HTML khác nhau. IE9 đạt số điểm chỉ 138/500. Chrome 23 đạt số điểm 448/500. IE10 cho số điểm 320/500. HTML5 Test, tuy nhiên, vẫn chưa phải là công cụ benchmark hoàn hảo, bởi nó không kiểm nghiệm được khả năng thực thi tác vụ của trình duyệt mà chỉ kiểm tra xem trình duyệt có thực hiện được hay không.
Thời gian tải trang
Chrome 23 và IE 10 sẽ đối đầu nhau ở khả năng tải trang trong thực tế. Bằng cách dùng đồng hồ đếm giờ, chúng ta sẽ xem 2 trình duyệt này mất bao lâu để tải trang kể từ khi ấn địa chỉ website cho tới lúc toàn bộ text trên trang được tải xong. 3 website được thử nghiệm là ExtremeTech, PCMag, và Geek.com.
IE10 load trang ExtremeTech mất 1,43 giây, tải trang PCMag mất 2 giây, tải trang Geek.com mất 2,03 giây. Chrome 23 tải trang ExtremeTech mất 1,17 giây. Thời gian tải PCMag và Geek.com lần lượt là 1,50 và 1,23 giây.
Kết
Các bài test cho thấy nếu như bạn đang dùng IE 9 trên Windows 7, hãy gỡ nó ra và cài đặt IE 10 Preview. Với người dùng Chrome, mặc dù IE 10 tỏ ra không quá vượt trội nhưng có lẽ bạn cũng nên "thử 1 chút" để có cảm nhận của riêng mình.
Theo Genk
IE 10 cho Windows 7 có gì hơn IE 9? Mặc dù có mặt trên Windows 8 từ khá lâu nhưng đây là lần đầu tiên Microsoft đưa IE 10 đến với người dùng Windows 7 bản pre-release (tiền phát hành). Với người dùng Windows 7, IE 10 có thể nói không phải là một nâng cấp đáng kể so với IE 9. Trình duyệt này được Microsoft tập trung chủ yếu cho...