Xuất tinh ngược – bệnh lạ của chàng phút thăng hoa
Sau khi “yêu nàng” xong, bạn chìm trong giây phút thăng hoa và cảm nhận được “cậu nhỏ” của mình đã phóng tinh binh ra ngoài. Tuy nhiên, thật lạ lùng, tinh binh của bạn hoàn toàn biến mất và ráo hoảnh quanh cậu nhỏ. Liệu bạn có bị nhẫm lẫn về cảm giác không? Bạn không nhầm lẫn bởi theo BS.Tâm Anh, đó là hiện tượng xuất tinh ngược .
Ảnh minh họa: Internet
Hiện tượng này ít xảy ra nhất trong các vấn đề về xuất tinh. Tuy nhiên, đây lại là một nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở nam giới.
Xuất tinh ngược là chỉ quá trình giao hợp bình thường, có thể đạt được cao trào tình dục, đồng thời có động tác và cảm giác xuất tinh, nhưng không thấy tinh dịch. Sau khi giao hợp, đi tiểu thấy nước tiểu có lẫn những lợn cợn màu trắng đục. Hiện tượng này được giải thích như sau: Thông thường, đường xuất tinh kết hợp với niệu đạo sẽ tạo thành một kết cấu hình chữ Y. Tinh dịch sau khi từ ống dẫn tinh vào niệu đạo có thể thông với bàng quang.
Cấu tạo của cơ vòng ở cổ bàng quang và ở niệu đạo giống như cánh cửa, “cửa” bàng quang đóng lại thì “cửa” niệu đạo mở ra để khi nam giới lên đỉnh chuẩn bị xuất tinh thì tinh dịch sẽ phóng ra ngoài. Nhưng nếu cơ vòng ở cổ bàng quang mà mất khả năng co thắt, cửa niệu đạo bị đóng lại thì tinh dịch sẽ không ra ngoài được nữa mà bị chạy ngược vào trong bàng quang, gây ra chứng xuất tinh ngược.
Nguyên nhân gây xuất tinh ngược
Nguyên nhân gây xuất tinh ngược là do tổn thương các sợi thần kinh giao cảm trung gian vùng cổ bàng quang và cơ thắt tuyến tiền liệt, khiến cho các cơ vòng ở vùng này bị mất khả năng co thắt, thường gặp trong một số bệnh lý sau:
Video đang HOT
Bệnh đái tháo đường: do tổn thương các nhánh thần kinh giao cảm tới cổ bàng quang nên có thể dẫn tới không xuất tinh, giảm xuất tinh hay xuất tinh ngược dòng.
Sau phẫu thuật cắt bỏ u xơ tiền liệt tuyến, cắt bỏ đại tràng… và một số biến chứng từ bệnh lý cột sống như thoái hóa, gai đôi, dị dạng… Các phẫu thuật vào vùng tiểu khung gây tắc nghẽn dẫn truyền giao cảm, khiến các cơ ở cổ bàng quang bị mất khả năng co thắt, gây nên xuất tinh ngược.
Do tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng tới các dây thần kinh kiểm soát các cơ bắp liên quan đến xuất tinh như các thuốc điều trị bệnh tâm thần, bệnh tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt…
Do dị dạng bẩm sinh ở niệu đạo và bàng quang.
Các nguyên nhân khác: sau mổ nội soi vùng bàng quang, các bệnh gây xơ cứng cổ bàng quang, các rối loạn co thắt cơ vùng niệu đạo… hoặc các nguyên nhân nội tiết trong bệnh u tuyến yên làm tăng prolactin máu.
Một nguyên nhân nữa mà rất nhiều nam giới mắc phải, dẫn đến xuất tinh ngược, đó là việc kìm nén xuất tinh. Trong quá trình giao hợp, vì muốn duy trì khả năng cương càng lâu càng tốt, quý ông thường cố gắng kiềm chế không xuất tinh. Một số cặp vợ chồng lại kiềm chế xuất tinh để tránh thụ thai. Không còn đường, buộc lòng những tinh binh phải tìm đường khác để xuất. Chúng sẽ đi ngược lên bàng quang gây xuất tinh ngược. Nếu kéo dài tình trạng này, chủ nhân vô tình tạo thói quen di chuyển của tinh binh theo chiều ngược dòng.
Thầy thuốc khuyên gì?
Xuất tinh ngược không gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống tình dục vì vẫn đạt được cực khoái và cảm nhận được cảm giác lên đỉnh của đối tác trong khi yêu. Nhưng đây lại là một nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn. Khi tinh trùng chạy ngược vào trong bàng quang mà không được xuất ra ngoài hoặc xuất rỉ ra quá ít, khiến lượng tinh trùng ít và yếu sẽ khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.
Phòng tránh chứng xuất tinh ngược không khó. Cố gắng duy trì việc kiểm soát lượng đường trong máu khi mắc bệnh đái tháo đường hoặc tránh xa các loại dược phẩm dễ gây xuất tinh ngược chính là cách phòng tránh vô cùng hữu hiệu. Khi phát hiện hiện tượng xuất tinh ngược, bạn không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào để chữa trị. Tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, càng sớm càng tốt. Không để kéo dài vì sẽ gây nên những ức chế tâm lý có hại cho sức khỏe và đời sống tình dục của bạn.
Bên cạnh đó, dù bạn gặp bất cứ vấn đề nào về xuất tinh, điều quan trọng nhất là hãy mạnh dạn chia sẻ với đối tác của mình nhằm tìm sự đồng cảm từ hai phía và cùng chia sẻ giải pháp khắc phục. Tâm lý xấu hổ, ngần ngại chỉ khiến vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo SKDS
Thận ứ nước
Thận có vai trò lọc chất cặn bã và thải ra ngoài theo đường tiểu. Cả hệ thống làm việc nhịp nhàng gồm: thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo... chỉ cần một đoạn bị tắc thì thận sẽ ứ nước.
"Tắc nghẽn giao thông"
Có nhiều nguyên nhân gây ứ nước ở thận. Trường hợp viên sỏi nằm ngay niệu quản, nước tiểu không thoát được; còn thận thì vẫn tiếp tục hoạt động, nước thải không thể chảy xuống bàng quang nhiều dần, gây ứ thận, khiến thận phình to.
Một vết sẹo do phẫu thuật niệu quản trước đó cũng có thể chít hẹp đường đi, gây cảnh "ngập lụt" ngoài ý muốn. Vùng bàng quang chứa nước tiểu nếu có sỏi hoặc khối u, cổ bàng quang co bất thường, khiến chủ nhân không thể "xả nước" cũng gây căng đầy bàng quang và ngập ngược lên thận. Cuối cùng là niệu đạo, nếu bị hẹp và viêm nhiễm, nước tiểu không thể thoát ra hết cũng gây thừa nước. Hệ thống này còn có thể bị chèn ép bởi các khối u từ các vùng lân cận như: khối u ở cổ tử cung, tuyến tiền liệt, sa tử cung... U não, tổn thương tủy sống hoặc những khối u, bệnh đa xơ cứng và bệnh đái tháo đường rối loạn chức năng của bàng quang do gây trào ngược bàng quang niệu quản cũng làm thận ứ nước. Nhiễm khuẩn cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm và chít hẹp đường tiết niệu, làm thận ứ nước.
Do ứ nước ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của thận, nên ngay khi bị ứ nước cấp tính, thận "gửi" tín hiệu báo động ngay như: đau bụng (cơn đau bụng có thể do sỏi từ thận di chuyển xuống niệu quản gây đau). Đau từng cơn, vị trí đau bắt đầu từ hông lưng hoặc sườn lưng, lan tới háng, kèm theo buồn nôn, nôn và vã mồ hôi. Nguy hiểm nhất là trường hợp thận ứ nước mạn tính, thận sẽ phình to dần và không hề phát tín hiệu "kêu cứu", đến khi phát hiện thì việc điều trị rất khó khăn.
Theo PGS-TS Vũ Lê Chuyên - Phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thận ứ nước. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh tình cờ qua siêu âm, đợi đến khi có triệu chứng thì bệnh đã diễn biến sang độ hai - độ ba, việc điều trị khó phục hồi.
Nhiều phương pháp điều trị
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước, chủ yếu là tạo độ thông thoáng cho hệ thống bài tiết nước tiểu. Sỏi thận, niệu quản, bàng quang... nếu có kích thước nhỏ sẽ được tán sỏi ngoài cơ thể bằng tia laser, không cần phẫu thuật. Tia laser làm cho hòn sỏi vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ li ti, đi lọt qua đường tiết niệu ra ngoài.
Trường hợp niệu quản bị sẹo chít hẹp, có thể đặt nòng giá đỡ (stent) để rộng đường thoát nước. Nếu không đặt được stent, sẽ đặt một ống thông vào thận để rút nước tiểu ra ngoài.
Trường hợp bàng quang bị ứ nước, sẽ đặt ống thông để tháo nước tiểu, giảm áp lực nước trong thận - bàng quang, đồng thời giảm đau cho bệnh nhân.
Phòng từ xa
Để thận "ngập" trong nước sẽ dẫn tới suy thận, muốn điều trị phải chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc. Nếu chạy thận nhân tạo, quãng đời còn lại, người bệnh phải thường xuyên đến bệnh viện hai-ba lần/tuần, mỗi lần bốn tiếng. Nếu thẩm phân phúc mạc, người bệnh không cần đến bệnh viện, nhưng phải thay dịch lọc tại nhà, mỗi ngày ba-bốn lần. Đây là quá trình điều trị mà bệnh nhân phải trải qua nhiều đau đớn và tốn kém, cả tiền bạc lẫn thời gian. Do đó, khám tổng quát, siêu âm bụng định kỳ là cách tốt nhất phát hiện sỏi thận và một số bất thường gây bệnh cho thận ở giai đoạn sớm.
PGS-TS Vũ Lê Chuyên hướng dẫn cách phòng bệnh từ xa: Loại bỏ sỏi bằng cách uống đủ nước mỗi ngày. Giữ gìn vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cụ thể: nên sống chung thủy một vợ một chồng, dùng nước sạch để vệ sinh, phụ nữ cần lau rửa theo chiều từ trước ra sau.
Theo PNO
6 điều nên làm nếu bạn không muốn bị nhiễm trùng đường tiểu Nhiễm trùng đường tiểu gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, bể thận cấp, áp xe quanh thận, nhiễm trùng huyết... Vì vậy phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu là rất quan trọng. Nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc nhiễm trùng tiểu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo hoặc bàng quang làm ảnh hưởng đến chức...