Xuất – nhập vàng phải minh bạch
Về đợt thanh tra công tác quản lý, điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), chuyên gia tài chính ngân hàng – TS Nguyễn Trí Hiếu khẳng định: Sự vào cuộc của Thanh tra Chính phủ sẽ làm sáng tỏ những nghi ngại về cách điều hành của NHNN.
(Ảnh minh họa)
Trong đó theo ông Hiếu, Thanh tra Chính phủ cần làm rõ một số vấn đề: Số lượng vàng xuất đi và nhập về. Rõ ràng vai trò “lấn át” trong giao dịch vàng dựa trên nguyên tắc thị trường là không thích hợp, vừa quản lý vừa kinh doanh sẽ đem lại lợi ích lớn nhất cho NHNN. Việc chỉ chú trọng mỗi thương hiệu SJC là không ổn (cho dập vàng miếng phi SJC sang SJC, chỉ gia công và đấu thầu vàng SJC…), từ đó vô hình trung tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh vàng trên thị trường.
Hơn nữa, NHNN nên cân nhắc công khai số liệu xuất nhập khẩu vàng, phối hợp với hải quan, cơ quan công an để tìm hiểu lượng vàng nhập lậu trong bối cảnh chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lên cao. Việc công khai số liệu này sẽ tạo điều kiện tốt cho công tác điều hành của NHNN. Còn người dân, giới kinh doanh sẽ kiểm soát được diễn biến, tính toán các phương án đầu tư khi thị trường biến động.
Video đang HOT
Thị trường vàng Việt Nam hoàn toàn khác với thị trường vàng mở của nhiều nước, điều này đã tạo ra diễn biến tâm lý đặc trưng. Vì vậy, động thái công khai số liệu sẽ giúp lấy lại niềm tin ở người dân về chính sách điều hành của NHNN. Hiện nếu dựa vào những con số về khối lượng vàng đấu thầu hơn 12 tấn được NHNN bơm ra thị trường với mức chênh lệch giá ngày càng giãn, người dân có quyền hoài nghi về mục đích của cơ quan này. Nếu cơ quan quản lý ban hành một chính sách nhưng thực tế lại đi ngược với mong muốn của dân chúng thì xem ra cần xem xét.
Ở các nước trên thế giới, đơn cử như Ấn Độ, ngân hàng trung ương nước này đã đưa ra hàng loạt chính sách để quản lý thị trường vàng nhưng đều thất bại. Đến nay, Ấn Độ đã thả nổi thị trường vàng trở lại, chỉ quản lý bằng thuế suất nhập khẩu vàng với mức 50%.
TS Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cũng nói: “Theo tôi, vấn đề là NHNN cần giải thích, thông tin rõ ràng về thị trường vàng. Ví dụ, tại sao lại can thiệp mạnh vào thị trường vàng? Điều này hợp lý hay không hợp lý? Các giải pháp, bước đi cụ thể và sự kỳ vọng trong ngắn hạn và dài hạn… Những việc này, NHNN có trách nhiệm nói thẳng với dư luận”.
Theo Dantri
Ngân hàng Nhà nước bác thông tin "rửa" vàng bằng cơ chế
Theo khẳng định của Ngân hàng Nhà nước, thông tin cho rằng chủ trương tạm xuất, tái nhập vàng là nhằm hợp pháp hóa vàng nhập lậu là hoàn toàn không có căn cứ, cố ý bóp méo chính sách của Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định thực hiện công tác quản lý thị trường vàng theo đúng quy định (Ảnh minh họa).
Ngày 24/4, trước thông tin dẫn từ số liệu của Hiệp hội Vàng thế giới về tổng nhu cầu vàng của Việt Nam trong hai năm 2011 và 2012 để phân tích và đưa ra nhận định "hàng tỷ USD nhập lậu vàng" và "các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam" và "hợp pháp hóa vàng lậu".
Về thông tin trên, trong thông cáo chính thức phát đi chiều nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Theo thông tin chính thức trên trang điện tử của Hội đồng Vàng thế giới (WCG), hàng năm, WCG tổ chức khảo sát tại các quốc gia để gặp gỡ các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các chuyên gia để trao đổi, đưa ra các nhận định về nhu cầu vàng của các quốc gia. Trên cơ sở đó, Hội đồng đưa ra con số ước tính về nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại các quốc gia, bao gồm nhu cầu vàng trang sức, nhu cầu đầu tư vàng.
Do đó, theo Ngân hàng Nhà nước, số liệu về nhu cầu vàng của Việt Nam nêu trong báo cáo thường niên của WCG là con số dự tính nhu cầu vàng của Việt Nam, hoàn toàn không phải là số liệu về lượng vàng nhập khẩu hàng năm của Việt Nam.
Do vậy, theo khẳng định từ Ngân hàng Nhà nước, việc bài báo sử dụng số liệu về nhu cầu vàng năm 2011, 2012 của người tiêu dùng Việt Nam do WCG ước tính để cho rằng đây là số lượng vàng nhập lậu vào Việt Nam là sự nhầm lẫn nghiêm trọng, làm sai lệch bản chất của số liệu trích dẫn.
Cũng trong thông cáo báo chí này, Ngân hàng Nhà nước có đề cập đến chủ trương tạm nhập, tái xuất mặt hàng vàng. Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Nhà nước công nhận quyền nắm giữ, mua, bán tất cả các thương hiệu vàng miếng hợp pháp của người dân, không có sự phân biệt đối xử và không hạn chế lưu thông các thương hiệu vàng miếng khác SJC.
Bên cạnh đó, Nghị định 24 và các quy định khác của pháp luật không có quy định nào bắt buộc phải chuyển đổi các loại vàng miếng khác sang vàng miếng SJC. Để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi vàng miếng khác sang vàng SJC của người dân, tổ chức tín dụng và doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy định chặt chẽ để thực hiện việc chuyển đổi vàng miếng.
Tuy nhiên, để đẩy nhanh tiến độ kiểm định chuyển đổi, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thực hiện việc tạm xuất vàng miếng phi SJC và tái nhập vàng nguyên liệu tiêu chuẩn quốc tế với khối lượng xuất khẩu bằng nhập khẩu.
"Việc thực hiện chủ trương này nhằm đẩy nhanh tiến độ kiểm định, gia công vàng miếng phi SJC thành vàng SJC theo đúng quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Chính phủ trước khi thực hiện. Toàn bộ khối lượng vàng phi SJC tạm xuất là vàng miếng đang được lưu thông hợp pháp trên thị rtường và chủ yếu thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người dân đang gửi tại tổ chức tín dụng", thông cáo báo chí cho hay.
Thông cáo từ Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, quy trình tạm xuất, tái nhập được Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện, giám sát chặt chẽ có kiểm tra tồn quỹ trước khi xuất khẩu. Việc tạm xuất, tái nhập đã hoàn thành vào ngày 31/3/2013. Thế nên, thông tin cho rằng, chủ trương tạm xuất, tái nhập này nhằm hợp pháp hóa vàng nhập lậu là hoàn toàn không có căn cứ, cố ý bóp méo chính sách của Nhà nước.
Ngoài ra, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức bán vàng miếng can thiệp thị trường vàng theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước khẳng định, nguồn vàng bán can thiệp là của Ngân hàng Nhà nước là dự trữ ngoại hối Nhà nước, không liên quan đến vàng tạm xuất tái nhập.
Theo Dantri
5 năm gia nhập WTO: Hệ quả không mong muốn Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) công bố ngày 3-4 cho thấy, sự kiện này đã mang lại nhiều hệ quả không mong muốn đối với nền kinh tế Việt Nam. Công nghệ ít được cải tiến sau 5...