Xuất khẩu khí đốt từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine tăng gần 40%
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu thông qua Ukraine đã tăng mạnh gần 40% so với các ngày trước xung đột, theo dữ liệu của Hãng tin Bloomberg.
Đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 của Nga đưa khí đốt vào châu Âu – Ảnh: AL JAZEERA
Số liệu từ nhà điều hành lưới điện của Ukraine cho thấy xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang châu Âu đã tăng 38% vào ngày 24-2. Bước sang ngày 25-2, mức xuất khẩu tăng thêm khoảng 24% so với ngày 24-2, theo Hãng tin Bloomberg.
Video đang HOT
Cũng theo dữ liệu của Bloomberg, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng tới 62%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2005.
Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, theo Cơ quan Thông tin năng lượng. Dòng khí đốt từ Nga sang châu Âu gia tăng sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội vào Ukraine.
Đức, quốc gia phụ thuộc phần lớn vào khí đốt tự nhiên của Nga, đã tạm dừng thỏa thuận đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 với Matxcơva sau khi lực lượng Nga tiến vào Ukraine. Việc ngưng hoạt động của Nord Stream 2 không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu vì đường ống này chưa hoạt động.
Tây Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga và dòng chảy khí đốt đang gia tăng đã nhấn mạnh sự phụ thuộc này. Khoảng 41% lượng khí đốt nhập khẩu của Liên minh châu Âu đến từ Nga; nhiều hơn gấp đôi so với Na Uy, nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho Tây Âu, theo số liệu gần đây nhất của EU.
Ông Kenneth Griffin, giám đốc điều hành của quỹ đầu tư phòng hộ Citadel của Mỹ, đã viết trên báo The Wall Street Journal: “Châu Âu nên giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu khí đốt của Nga. Mỹ nên giúp châu lục này đáp ứng nhu cầu năng lượng bằng cách tăng sản lượng dầu”.
Hội đồng châu Âu tạm đình chỉ tư cách thành viên của Nga
Hội đồng châu Âu ngày 25/2 thông báo sẽ tạm đình chỉ mọi sự tham gia của Nga tại cơ quan này liên quan chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ theo điều 8 Quy chế của cơ quan này, đa số đại diện thường trực của 47 quốc gia thành viên đã "nhất trí đình chỉ quyền đóng góp đại diện của Liên bang Nga tại Hội đồng châu Âu".
Thông báo trên được Hội đồng châu Âu đưa ra sau một cuộc bỏ phiếu diễn ra tại Strasbourg (Pháp). Theo tuần báo Der Spiegel (Đức), Azerbaijan đã không tham gia bỏ phiếu, trong Thổ Nhĩ Kỳ bỏ phiếu trắng, còn Nga và Armenia bỏ phiếu phản đối quyết định này.
Quyết định trên sẽ có hiệu lực ngay lập tức, trong đó bao gồm cả quyền góp mặt của Nga tại Hội đồng Bộ trưởng và Hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE). Tuy nhiên, sự hiện diện của Nga tại Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) - cũng là một thực thể thuộc Hội đồng châu Âu - vẫn được bảo toàn. Theo đó, thẩm phán Nga vẫn là thành viên của ECHR và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ tiếp tục được tòa án này xem xét và quyết định. Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ: "Việc đình chỉ không phải là biện pháp cuối cùng mà chỉ là giải pháp tạm thời, theo đó vẫn để ngỏ các kênh đối thoại". Điều 8 trong Quy chế của Hội đồng châu Âu cho phép cơ quan này đình chỉ quyền đại diện và sau đó có thể khai trừ một nước thành viên.
Nga là thành viên của Hội đồng châu Âu từ năm 1996. Trước đó, hồi tháng 4/2014, PACE đã phê chuẩn các nghị quyết đình chỉ quyền biểu quyết của phái đoàn Nga sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea. Đáp lại, Nga chủ động rút khỏi PACE vào cuối năm 2015 và sau đó ngừng đóng góp tài chính cho ngân sách của Hội đồng châu Âu. Tư cách thành viên của Nga tại cơ quan này đã được khôi phục hoàn toàn vào năm 2019, dưới vai trò trung gian hòa giải của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
EU gia tăng sức ép với Nga sau chiến sự ở Ukraine Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với các quan chức Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AP). Reuters dẫn lời một quan chức EU hôm nay 25/2 cho biết EU đang lên kế hoạch cho đợt trừng phạt thứ 3 nhằm vào Nga....