Xuất khẩu gỗ lần đầu tiên sẽ đạt 8 tỷ USD
Đây là thông tin được ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Gô va Lâm san Viêt Nam (Vifores) – cho biết tại hội thảo “Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2017″ do Hiệp hội Gô va Lâm san Viêt Nam phối hợp với Forest Trends tổ chức ngày 5.10, tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Tôn Quyền phân tích, trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 3,57 tỉ USD, tăng 13,6% so với con số 3,14 tỉ USD của cùng kỳ năm 2016. Trung bình 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt khoảng 700 triệu USD/tháng. Trong khi đó, “mùa xuất khẩu” mặt hàng này là 3 tháng cuối năm. Vì vậy, theo Tổng thư ký Vifores, nếu cứ đà này, mục tiêu đạt 8 tỷ USD trong năm nay là hoàn toàn có thể.
Xuất khẩu gỗ kỳ vọng cán đích 8 tỷ đô. Ảnh: IT
Giải thích nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng trên, ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, năm 2017, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ván nhân tạo, ván dăm, MDF và gỗ viên nén tăng rất mạnh trong khi những năm trước tỉ lệ xuất khẩu mặt hàng này ở mức thấp. Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam còn khai thác được thêm nhiều thị trường mới và đây sẽ là tiền đề để kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng trưởng trong những năm tới.
Đồng quan điểm về vấn đề này, theo ông Tô Xuân Phúc – Chuyên gia phân tích Tổ chức Forest Trends, nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017 có thể đạt con số 8 tỷ USD. Hầu hết tăng trưởng thể hiện mạnh mẽ tại những thị trường tiêu thụ truyền thống, là những thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Để làm điều điều này cần có sự cam kết mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và cơ chế kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý. Ảnh IT
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng, việc tăng cường cơ hội, giảm thiểu rủi ro là chiến lược phát triển lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cả ngành gỗ của Việt Nam trong tương lai. Loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao có nguồn gốc từ nhập khẩu, thay thế bởi các nguồn gỗ nguyên liệu &’sạch’ là nhu cầu cấp bách. Điều này không những nhằm đáp ứng với các yêu cầu hiện nay từ các thị trường xuất khẩu quan trọng truyền thống của Việt Nam mà còn góp phần chuẩn bị sẵn sàng cho ngành gỗ Việt Nam trong việc đáp ứng với các yêu cầu mới tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trong tương lai.
Để con số 8 tỷ USD trở thành hiện thực, ông Nguyễn Văn Hà – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) nhận định, con số dự báo 8 tỷ USD xuất khẩu là khả quan đạt được và vượt chỉ tiêu đã đề ra. Đặc biệt, có sự đa dạng mặt hàng xuất khẩu cũng như mở rộng thêm nhiều thị trường mới.
Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng, việc tăng cường cơ hội, giảm thiểu rủi ro là chiến lược phát triển lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cả ngành gỗ của Việt Nam trong tương lai. Để làm điều điều này cần có sự cam kết mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và cơ chế kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương.
Theo Danviet
Rộng đường xuất khẩu, ngành gỗ chắc chắn cán mốc 8 tỷ USD
Mặc dù đến tháng 9, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của nước ta mới chỉ đạt khoảng 5,9 tỷ USD, tuy nhiên theo nhận định của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, xuất khẩu gỗ năm nay chắc chắn sẽ cán mốc 8 tỷ USD, vượt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm là 7 -7,5 tỷ USD.
Gõ cửa nhiều thị trường mới
Chia sẻ tại Hội thảo "Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2017" tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cho biết: "Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của nước ta đã đạt khoảng 5,9 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 11%/tháng. Trung bình 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt khoảng 700 triệu USD/tháng. Trong khi thời vụ xuất khẩu chính của ngành gỗ là tháng 3 tháng cuối năm. Như vậy, con số 8 tỷ USD xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm chắc chắn sẽ đạt được".
Chế biến gỗ thanh xuất khẩu tại Nhà máy Chế biến gỗ Tân Bình, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh). Ảnh: Báo Quảng Ninh
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, ước tính giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong tháng 9.2017 đạt khoảng 601 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng ước đạt 5,51 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Mỹ (18,8%), Canada (15,8%), (Đức 12,1%)...
Phân tích nguyên nhân tăng trưởng mạnh của ngành gỗ, ông Quyền cho rằng năm 2017 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ván nhân tạo, ván dăm, MDF và gỗ viên nén tăng rất mạnh, trong khi những năm trước tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng này ở mức thấp. Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam còn khai thác được thêm nhiều thị trường mới và đây sẽ là tiền đề để kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng trưởng trong những năm tới.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Tô Xuân Phúc - chuyên gia phân tích của Tổ chức Forest Trends nhận định: "Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ trong năm 2017 có thể đạt con số 8 tỷ USD. Hầu hết tăng trưởng thể hiện mạnh mẽ tại những thị trường tiêu thụ truyền thống, là những thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc".
Ông Phúc cho biết thêm, kể từ năm 2015 đến nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tăng trưởng ổn định, ngược với xu hướng của các mặt hàng nhóm gỗ nguyên liệu. Điều này có nguyên nhân khác biệt rất lớn về thị trường tiêu thụ đối với 2 nhóm mặt hàng này. Cụ thể, nhóm mặt hàng gỗ nguyên liệu thường có nguồn cung không ổn định, bao gồm cả một số loài gỗ quý, được xuất khẩu chủ yếu vào Trung Quốc. Nhóm các mặt hàng đồ gỗ có nguồn cung và cầu ổn định, được xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường lớn, ít biến động như Mỹ, EU hay Úc.
Thách thức tìm gỗ nguyên liệu sạch
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Tô Xuân Phúc khó khăn lớn nhất đối với việc mở rộng và phát triển ngành gỗ hiện nay, đó là cạnh tranh về nguồn gỗ nguyên liệu. Cạnh tranh thể hiện cả về nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung từ trong nước. Chính sách cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên của Chính phủ Trung Quốc cộng với chính sách siết chặt việc khai thác, thương mại và xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại một số quốc gia làm gia tăng cạnh tranh về cung toàn cầu.
"Cạnh tranh về nguồn cung nguyên liệu trong nước đặc biệt gay gắt đối với gỗ rừng trồng và gỗ cao su, giữa các công ty chế biến đồ gỗ với công ty chế biến dăm gỗ, và giữa công ty trong nước với công ty nước ngoài, điển hình là Trung Quốc. Bên cạnh đó, những thay đổi ở một số thị trường xuất khẩu trong chính sách của Chính phủ nhằm quản lý chặt chẽ hơn các mặt hàng gỗ nhập khẩu sẽ tác động đến ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam" - ông Phúc nói.
Ngay như thị trường Mỹ, hàng năm Việt Nam thu trên 2,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu gỗ. Mặc dù các sản phẩm gỗ xuất khẩu vào Mỹ thường ít có rủi ro về mặt pháp lý liên quan tới nguồn gốc gỗ nguyên liệu, song rủi ro vẫn tồn tại trong một số sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh Luật Lacey của quốc gia này với mục tiêu chống sử dụng gỗ bất hợp pháp đang có hiệu lực. Do vậy, Việt Nam sẽ là nước thứ 2 sau Trung Quốc bị thị trường Mỹ "để ý" siết chặt kiểm soát khi nhập khẩu hàng hóa.
Tại các thị trường xuất khẩu chính khác, cũng có những tín hiệu cho thấy sẽ có những thay đổi lớn trong chính sách của chính phủ nhằm quản lý chặt hơn các mặt hàng gỗ nhập khẩu. Tín hiệu rõ ràng nhất có thể thấy ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, là 2 trong 5 thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ lớn nhất của Việt Nam.
Nếu đúng theo lộ trình của Chính phủ Hàn Quốc, cuối năm 2017 các nhà nhập khẩu Hàn Quốc bắt đầu phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ. Tiến trình tương tự sẽ diễn ra ở Nhật Bản nhưng có thể muộn hơn, khoảng tháng 3.2018.
Ông Tô Xuân Phúc cho hay, việc tăng cường cơ hội, giảm thiểu rủi ro là chiến lược phát triển lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cả ngành gỗ của Việt Nam trong tương lai. Do đó, loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao có nguồn gốc từ nhập khẩu, thay thế bởi các nguồn gỗ nguyên liệu "sạch" là nhu cầu cấp bách.
Điều này không những nhằm đáp ứng với các yêu cầu hiện nay từ các thị trường xuất khẩu quan trọng truyền thống của Việt Nam mà còn góp phần chuẩn bị sẵn sàng cho ngành gỗ Việt Nam trong việc đáp ứng với các yêu cầu mới tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc...
Theo Danviet
Mê bánh vẽ, nhiều doanh nghiệp nhận trái đắng Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam "tham bát bỏ mâm", lóa mắt bởi lợi ích trước mắt như ham giá cao, quá tin tưởng vào đơn vị môi giới, bỏ qua tiểu tiết trong hợp đồng... Hàng hóa xuất khẩu tập kết tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Hồng Vĩnh. Khi phát hiện bị lừa, doanh nghiệp (DN) rơi vào cảnh "tiền mất...