Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh nhất kể từ năm 2020
Số liệu chính thức được công bố ngày 8/8 cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong hơn ba năm qua vào tháng trước, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này gặp các “ cơn gió ngược” cả ở môi trường trong nước và quốc tế.
Cảng hàng hóa ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 14,5% trong tháng Bảy so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm thứ ba liên tiếp. Mức giảm nói trên cũng lớn hơn dự đoán và là mức giảm mạnh nhất kể từ khi xuất khẩu của nước này giảm 17,2% vào đầu năm 2020, khi nền kinh tế bị chững lại trong những tuần đầu bùng phát dịch COVID-19. Ngoại trừ sự phục hồi ngắn ngủi trong tháng Ba và tháng Tư, xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm gần như liên tục kể từ tháng 10 năm ngoái.
Nguy cơ suy thoái kinh tế tại Mỹ và châu Âu, cùng với tình trạng lạm phát cao, đã góp phần khiến nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa của Trung Quốc yếu đi trong những tháng gần đây.
Trong khi đó, nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm mạnh hơn dự đoán, ở mức 12,4%, đánh dấu tháng giảm thứ chín liên tiếp. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước đang sụt giảm.
Ông Ken Cheung Kin Tai, chuyên gia phân tích của ngân hàng Mizuho Bank, nhận định số liệu thương mại yếu kém nói trên cho thấy nhu cầu nước ngoài ảm đạm, trong khi các công ty nhập khẩu cũng “ngần ngại” trong việc mua hàng hóa để phục vụ sản xuất và đầu tư trong nước. Theo ông, trong bối cảnh này, hạ giá đồng NDT có thể là một công cụ để hỗ trợ xuất khẩu và mở đường cho phục hồi kinh tế.
Các số liệu thương mại này là chỉ báo mới nhất cho thấy sự phục hồi sau đại dịch của Trung Quốc đang dần mất đà. Giới chức nước này đang chịu áp lực ngày càng gia tăng trong việc phải đưa ra các biện pháp kích thích mới sau nhiều tháng liên tục ghi nhận các số liệu kinh tế kém khả quan.
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ nền kinh tế hơn nữa, song cảnh báo “những khó khăn và thách thức mới”, cũng như “các nguy cơ tiềm ẩn trong các lĩnh vực chủ chốt”. Quốc vụ viện Trung Quốc tháng trước đã công bố bản kế hoạch với 20 nội dung nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu dùng trên nhiều lĩnh vực như nhà ở, văn hóa và du lịch, cũng như tiêu dùng “xanh” như xe điện. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC – ngân hàng trung ương) cũng đã cắt giảm nhiều loại lãi suất trong những tuần gần đây nhằm vực dậy nền kinh tế.
Video đang HOT
Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm nay, một trong những mức mục tiêu thấp nhất của nước này trong hàng chục năm qua, nhưng Thủ tướng Lý Cường vẫn cảnh báo đây là một mục tiêu không dễ dàng đạt được.
Thiên Tân - siêu đô thị phương bắc Trung Quốc
Thiên Tân là trung tâm sản xuất quan trọng nhất và là cảng biển hàng đầu tại miền bắc Trung Quốc, tiên phong trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Có người từng nói rằng nếu muốn hiểu nền văn minh của Trung Quốc trong 5.000 năm, hãy nhìn vào Tây An, 1.000 năm thì nhìn vào Bắc Kinh và để hiểu được Trung Quốc hiện đại, hãy nhìn vào Thiên Tân.
Đô thị tiên phong
Thiên Tân - thành phố 15 triệu dân nằm ven Bột Hải, là một trong những thương cảng nhộn nhịp của Trung Quốc thời xưa. Nó trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 1928 trong thời kỳ hậu phong kiến và tiếp tục duy trì vị thế này sau khi nước CHDC Trung Hoa được thành lập năm 1949. Hiện nay, Thiên Tân cùng với Bắc Kinh, Thượng Hải và Trùng Khánh là 4 đô thị nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương.
Với việc từng thuộc quản lý của nước ngoài, Thiên Tân ngày nay thường được coi là triển lãm về kiến trúc thế giới với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Có người còn nói rằng không cần phải rời khỏi Trung Quốc mà chỉ cần đến thăm Thiên Tân là đủ để trải nghiệm thế giới.
Quang cảnh thành phố Thiên Tân. Ảnh SHUTTERSTOCK
Về quy hoạch, chính quyền phát triển chiến lược "khu đô thị song sinh", tập trung nguồn lực quan trọng vào hai trung tâm chính: khu phố cổ tập trung phát triển các ngành dịch vụ bao gồm tài chính, văn hóa, du lịch..., và khu đô thị mới kết hợp ngành biển và ngành công nghiệp hiện đại, phát triển đổi mới tài chính, sản xuất tiên tiến, nghiên cứu-phát triển, theo tạp chí China Briefing.
Là một trong những thành phố đầu tiên của Trung Quốc tiếp xúc với nền văn minh phương Tây hiện đại, Thiên Tân là địa phương đi đầu trong các lĩnh vực như công nghiệp, tài chính, thương mại, giáo dục và quân sự. Đầu thế kỷ 20, Thiên Tân phát triển thành trung tâm công thương nghiệp và tài chính của phương bắc. Trong giai đoạn đó, Thiên Tân là thành phố công thương nghiệp lớn thứ hai Trung Quốc sau Thượng Hải và là trung tâm kinh tế của miền bắc.
Năm 1978, sau khi Trung Quốc bắt đầu thi hành chính sách cải cách và mở cửa, Thiên Tân trở thành một trong những thành phố đầu tiên kết giao với thế giới bên ngoài và đạt bước phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng. Thiên Tân đã chứng kiến hơn 100 thành tựu ở Trung Quốc hiện đại, chẳng hạn như là nơi có trường đại học hiện đại đầu tiên, bệnh viện công đầu tiên, bưu điện đầu tiên. Tuyến đường sắt Thiên Tân - Bắc Kinh khánh thành vào năm 2008 là tuyến đường sắt cao tốc chở khách đầu tiên tại Trung Quốc với vận tốc hơn 300 km/giờ.
Một khu của Thiên Tân được xây dựng như một thành phố của Ý. Ảnh REUTERS
Con rồng của khu vực
Năm 1984, Khu phát triển kinh tế - công nghệ Thiên Tân (TEDA) được thành lập theo quyết định của Quốc vụ viện, giúp Thiên Tân thu hút nhiều đầu tư từ nước ngoài. Năm 2006, Quốc vụ viện phê duyệt "Quy hoạch tổng thể thành phố Thiên Tân", với mục tiêu biến nơi đây thành thành phố cảng quốc tế, một trung tâm kinh tế phương bắc và một thành phố sinh thái.
Một phần quan trọng của sự phát triển của Thiên Tân hiện đại là quyết định thành lập khu Tân Hải cũng trong năm 2006. Nằm bên bờ Bột Hải, phía đông khu đô thị Thiên Tân, Tân Hải có diện tích khoảng 3.000 km 2 và được hợp nhất thành một quận của Thiên Tân vào năm 2009. Nếu ví Thiên Tân là con rồng thì Tân Hải được ví như đầu rồng và được so sánh với Tân khu Phố Đông của Thượng Hải và Đặc khu kinh tế Thâm Quyến ở miền nam, theo trang The Conversation. Việc phát triển Tân Hải được đưa vào chiến lược phát triển tổng thể của quốc gia, và với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, địa phương này đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Thiên Tân cũng như khu vực.
Thiên Tân về đêm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tháng 12.2014, Khu thương mại tự do Thiên Tân được phê chuẩn tiên phong tại miền bắc Trung Quốc. Quyết định giúp kéo nhiều "đại bàng" thuộc danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới đầu tư vào Thiên Tân.
Thiên Tân có vị trí thuận lợi vì nằm ở giao điểm của khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc và Vành đai kinh tế Bột Hải, đồng thời là một trong những điểm khởi đầu của Hành lang kinh tế Trung Quốc - Mông Cổ - Nga. Nằm trên bờ Bột Hải, cảng này là cửa ngõ vận chuyển quan trọng cho khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc và các tỉnh, thành phố không giáp biển ở miền bắc Trung Quốc. Cảng Thiên Tân ngày nay là cảng đa chức năng lớn nhất ở bắc Trung Quốc, có hơn 133 tuyến hàng hóa, kết nối với hơn 800 cảng tại hơn 200 quốc gia và khu vực.
Mặt khác, Thiên Tân còn là thành phố thí điểm về mô hình đô thị có lượng khí thải thấp tại Trung Quốc và Dự án thành phố sinh thái Trung Quốc - Singapore Thiên Tân được xem là dự án tiên phong cho việc xây dựng thành phố không khí thải. Những năm gần đây, Thiên Tân cũng đang phấn đấu tự định hình như là thành phố thông minh và theo đuổi phát triển thông qua các công nghệ thông minh.
Cảng hàng hóa tại Thiên Tân. Ảnh BLOOMBERG
Siêu đô thị Kinh - Tân - Ký
Năm 2014, Trung Quốc khởi xướng kế hoạch phát triển khối hợp tác khu vực Kinh - Tân - Ký nhằm phối hợp tốt hơn về thương mại và tăng trưởng của Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Bắc (tên viết tắt là Ký). Việc kết hợp này tập trung vào phát triển hạ tầng tại Hà Bắc, làm phong phú mô hình công nghiệp của Thiên Tân và giúp đô thị Bắc Kinh bớt ngột ngạt, theo CGTN.
Số liệu chính thức cho thấy GDP của Kinh - Tân - Ký năm 2022 là 10.000 tỉ nhân dân tệ (1.460 tỉ USD), chiếm khoảng 9% GDP toàn Trung Quốc. Trong đó, GDP của Thiên Tân là 1.600 tỉ nhân dân tệ, cao gấp 1,6 lần so với năm 2013. GDP bình quân đầu người của Thiên Tân trong năm 2022 là 119.235 nhân dân tệ, xếp sau Bắc Kinh, Thượng Hải, tỉnh Giang Tô và tỉnh Phúc Kiến.
ADB nâng dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á Ngày 4/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2023 của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực này, chủ yếu nhờ triển vọng từ việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế được áp dụng để phòng dịch COVID-19 và mở lại biên giới. Cảng hàng hóa ở tỉnh Sơn...