Xuất hiện “trùm” nhớt giả “đóng đô” ở TP.HCM
Ngày 11/6, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an TP.HCM cho biết đã bắt giữ Nguyễn Thái Ngọc (Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư quốc tế Tuấn Phát, trụ sở quận Bình Tân, TP.HCM), Nguyễn Mậu Hiếu (SN 1988, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM), Nguyễn Ngọc Tới (ngụ quận Bình Tân) để điều tra về hành vi sản xuất dầu nhớt giả.
Theo thông tin từ Công an TP.HCM, chiều 6/6, khi Nguyễn Minh Hiếu đang chở 30 thùng nhớt giả (khoảng 60 triệu đồng nếu là hàng thật) chuẩn bị giao cho chành xe chuyển về Sóc Trăng thì bị bắt quả tang.
Đang chờ chuyển về Sóc Trăng, số nhớt giả bị công an bắt quả tang.
Khám xét khẩn cấp các kho hàng, điểm tiêu thụ nhớt giả tại quận 10, Tân Bình, Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, công an phát hiện và thu giữ 98 thùng nhớt loại dung tích 18 lít/thùng và 30 lít/thùng; 912 chai nhớt loại 1 lít và 800ml; cùng số lượng lớn vỏ bình, can nhựa, tem nhãn, máy móc liên quan đến việc làm nhớt giả.
Khi được lấy lời khai, Hiếu thừa nhận đã cùng nhiều người tham gia đường dây làm nhớt giả do Ngọc cầm đầu từ năm 2019. Ngọc ra lệnh cho Hiếu thu mua các loại vỏ bình loại 1 lít và 800ml tại các điểm sửa chữa xe máy.
Sau khi gom vỏ chai, Hiếu cho người vệ sinh rồi rót nhớt giả từ can 30 lít vào các vỏ bình nhỏ, đóng dập nắp mới vào bình, đóng thùng rồi dán băng keo để đi giao bán cho khách hàng.
Video đang HOT
Toàn bộ nhớt nguyên liệu, nắp, băng keo, thùng giấy… đều do Ngọc cung cấp. Hiếu được Ngọc trả công 8 triệu đồng/tháng.
Nguyễn Ngọc Tới khai nhận được trả công khoảng 6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, Ngọc lại khai rằng số nhớt giả bị lực lượng công an bắt giữ vào ngày 6-6 là Ngọc mua của Hiếu để bán lại cho người khác nhằm hưởng lợi.
Cơ quan công an đang tiến hành làm rõ và điều tra mở rộng vụ án
Theo Phạm Dũng (Người lao động)
Hé lộ bí mật động trời trong đường dây làm giả xăng dầu do đại gia Trịnh Sướng cầm đầu
Theo tiết lộ từ phía Công an tỉnh Đắk Nông, do được chiết khấu cao nên nhiều cửa hàng xăng dầu ở Đắk Nông biết xăng giả nhưng vẫn nhập về bán.
Phía Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng cũng cho rằng, với chiêu thức được áp dụng, đoàn kiểm tra không thể biết xăng giả hay thật.
Thông tin trên báo Công an nhân dân, khoảng cuối tháng 1/2019, hàng loạt cây xăng tư nhân trên địa bàn huyện Đắk Rlấp và Đắk Song, tỉnh Đắk Nông bỗng nhiên đột ngột đóng cửa và luôn treo bảng trong tình trạng "hết xăng". Một nguồn tin từ cơ quan điều tra cho biết, lý do của tình trạng này do công an đang vào cuộc điều tra liên quan đến đường dây sản xuất, mua bán xăng giả của đại gia Trịnh Sướng (Chủ tịch Hội đồng thành viên, kiêm Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng ở Sóc Trăng).
Thông tin này cũng được lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông xác nhận. Theo đó, từ 25 - 27/1, đơn vị được Công an tỉnh Đắk Nông mời phối hợp để lấy 20 mẫu xăng dầu của 7 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Đắk Rlấp và Đắk Song gửi đi kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy, tất cả các mẫu đều không đạt chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành.
Theo Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, quá trình điều tra cho thấy, các nhân viên quản lý cửa hàng xăng dầu đều thừa nhận biết việc nhập xăng giả, xăng kém chất lượng về bán ra thị trường nhưng vì được chiết khấu cao nên "nhắm mắt làm ngơ".
Theo tiết lộ của cán bộ này, hiện có 17 tổng đại lý cung cấp xăng dầu cho hơn 240 cửa hàng trên toàn tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, ban đầu, các cửa hàng xăng dầu đăng ký để Sở biết được đầu mối cung cấp đầu vào nhưng trong quá trình kinh doanh, các cửa hàng này thay đổi liên tục đầu mối và phải xin cấp phép lại. Việc kiểm tra các cây xăng này có liên quan đến nhiều sở, ban, ngành vì thuộc nhiều lĩnh vực. Một số cây xăng bị phát hiện buôn bán xăng giả nhưng chưa thanh tra, kiểm tra lần nào.
Đường dây xăng dầu giả của đại gia Trịnh Sướng bị bóc trần.
Theo giới kinh doanh xăng dầu tại Đắk Nông, đường dây mua bán xăng dầu "trôi nổi", xăng dầu không hóa đơn này tồn tại khá lâu. Trong khi xăng nhập chính thức qua hệ thống phân phối lãi nhiều nhất cũng chỉ có vài trăm đồng mỗi lít thì nhiều chủ cây xăng đã được mời chào mức thấp hơn giá thị trường từ 10-15%. Các cửa hàng nếu bán ra có thể lãi từ 2.000-3.000 đồng mỗi lít, thậm chí nhiều hơn.
Nhiều chủ kinh doanh xăng dầu cho biết, xăng loại này có thể được pha chế không đúng quy định, xăng không đúng quy cách (xăng A83 nhưng được khai là A95), xăng nhập lậu bằng đường của tàu cá hoặc qua biên giới.
Zing đưa tin, sau khi bị bắt, Trịnh Sướng khai từng dùng chất kích RON. Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăngcho rằng với chiêu thức này, đoàn kiểm tra không thể biết xăng giả hay thật.
"Chi cục Đo lường chất lượng kết luận là đạt, ngoài ra mình không biết gì hơn. Xăng có pha dung môi hay không thì không thể biết", ông Nguyễn Hùng Em, quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng chia sẻ.
Ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng cho biết chiều 11/6, ông sẽ cùng lãnh đạo các Sở, ngành dự họp báo vụ ông Trịnh Sướng sản xuất xăng giả.
Theo ông Chiêu, ngành chức năng ở Sóc Trăng thường kiểm tra, phát hiện xăng dầu kém chất lượng. Tuy nhiên, điều kiện để phát hiện xăng dầu giả là rất khó. Về góc độ quản lý Nhà nước, khi phát hiện Trịnh Sướng sản xuất, mua bán xăng giả, Sở Công Thương nhận trách nhiệm.
Được biết, sáng 11/6, một số chi nhánh của Petrol Mỹ Hưng đã đóng cửa. Nhiều đại lý của Trịnh Sướng đồng loạt gỡ bỏ hai chữ "Mỹ Hưng" trên bảng hiệu và trụ bơm xăng. Doanh nghiệp cũng đã gửi văn bản cho các đại lý, hướng dẫn liên hệ Sở Công Thương Sóc Trăng để được tạo điều kiện nhận hàng hóa từ 5 công ty xăng dầu ở miền Tây nhằm bình ổn thị trường.
Mộc Miên (Tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Khốn khổ vì Sướng Thông tin đại gia xăng dầu giả Trịnh Sướng bị khởi tố do liên quan đến đường dây sản xuất, tiêu thụ xăng giả đã ảnh hưởng đến CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long (mã chứng khoán: CCL) và các cổ đông công ty. Trịnh Sướng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Mỹ Hưng, cựu Thành viên...