Xuất hiện thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT
Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 năm nay tại Bình Dương là thí sinh Nguyễn Thị Thoại Anh – Học sinh Trường THPT Trịnh Hoài Đức.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT
Thí sinh này đạt tổng điểm là 38,5 với 3 điểm 10 các môn Toán, Lý và Hóa; riêng Văn đạt 8,5 điểm.
Bày tỏ niềm vui mừng với phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại, cô Phạm Hòa Hạnh – Hiệu trưởng – cho biết: Thoại Anh là một học sinh gia cảnh rất khó khăn. Tuy nhiên, vượt lên hoàn cảnh gia đình em luôn là học sinh xuất sắc của trường.
“Thoại Anh cũng là học sinh có điểm trung bình cuối năm lớp 12 cao nhất khối với 9,3 điểm. Em sẽ dự thi vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM ngành Vật lý vào kỳ tuyển sinh ĐH tới” – Cô Hạnh cho hay.
Liên quan đến kết quả thi tốt nghiệp, sáng nay (14/6), Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương – ông Dương Thế Phương – trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại:
Nếu không tính thí sinh tự do, tỷ lệ tốt nghiệp năm 2014 khối phổ thông của Bình Dương là 99,86 (năm 2013, tỷ lệ này là 99,34); hệ giáo dục thường xuyên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 84,30, tăng 20%.
Video đang HOT
Trong số 32 trường phổ thông trên toàn tỉnh, có tới 26 trường có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100%; 1 trung tâm giáo dục thường xuyên cũng cán đích tốt nghiệp tuyệt đối là Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Dầu Tiếng.
Về tỷ lệ từng môn thi của Bình Dương, năm nay, Địa lý đứng đầu với 99,71 điểm trên trung bình. Có tổng số 6 điểm 10 môn Địa lý.
Ngữ văn năm nay Bình Dương không có điểm 10 mà chỉ có 1 điểm 9; tỷ lệ điểm từ trung bình trở lên môn này là 94,91%.
Toán có 538 điểm 10; tỷ lệ điểm trên trung bình là 91,93.
Vật lý có 46 điểm 10; tỷ lệ điểm trên trung bình là 79,89;
Hóa học có 335 điểm 10; tỷ lệ điểm trên trung bình là 97,59;
Sinh học có 43 điểm 10; tỷ lệ điểm trên trung bình là 89,54;
Ngoại ngữ có 30 điểm 10; tỷ lệ điểm trên trung bình là 90,42.
Giám đốc Dương Thế Phương cũng cho biết: Từ 9 giờ 30 sáng nay (14/6), Cổng thông tin điện tử của Sở chính thức mở chức năng tra cứu điểm thi tốt nghiệp năm học 2013 – 2014, qua đó cho phép người dùng có thể nhanh chóng tra cứu được điểm thi tốt nghiệp THPT.
Theo giaoducthoidai
Học sinh miền núi 'né' ngoại ngữ
Hôm nay (4.6), thí sinh sẽ bước vào hai môn thi tự chọn cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong đó có môn ngoại ngữ - một trong những môn thi có nhiều thay đổi về cách ra đề và cũng như kỹ thuật làm bài.
Thí sinh Trường THPT Nam Lương Sơn (Hòa Bình) đang làm bài thi - Ảnh: Hồng Vân
40 phút trắc nghiệm, 20 phút thi viết
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT gửi về các sở GD-ĐT, phần thi trắc nghiệm thí sinh sẽ làm bài trong 40 phút, phần thi viết cố định thời gian 20 phút. Thí sinh làm bài phần trắc nghiệm trước, thu bài phần này xong mới làm bài phần thi viết.
Khi đi kiểm tra một số hội đồng thi hôm qua (3.6), ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, lưu ý: "Hết giờ phần thi trắc nghiệm, thu bài xong, khi có hiệu lệnh mới cho thí sinh làm bài phần thi viết, dù thí sinh làm xong sớm phần trắc nghiệm cũng phải ngồi chờ đến giờ mới làm phần viết. Thí sinh làm bài phần thi viết xong trước thời gian quy định cũng không ra phòng thi sớm".
Bộ GD-ĐT cũng lưu ý: Thời gian thu bài phần trắc nghiệm là 10 phút (không tính vào thời gian làm bài thi). Như vậy, tổng thời gian cho việc thi môn ngoại ngữ sẽ là 70 phút, trong đó 60 phút làm bài. Các hội đồng coi thi phải có hiệu lệnh riêng (tính giờ làm bài, thu bài) đối với từng phần thi, theo thứ tự.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Mai Văn Trinh khẳng định dù có 2 phần nhưng môn ngoại ngữ theo thang điểm 10.
Khi chấm thi, phần trắc nghiệm gửi về Bộ GD-ĐT để chấm bằng máy còn phần thi viết các sở GD-ĐT sẽ chấm như đối với các bài thi tự luận khác.
Về việc xử lý điểm phúc khảo, Bộ GD-ĐT quy định khi điểm chấm lại môn ngoại ngữ chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 10% điểm phần thi viết trở lên thì điểm phúc khảo là điểm mới của phần thi này.
Chỉ 19 học sinh Lai Châu thi ngoại ngữ
Học sinh các tỉnh miền núi phía bắc chọn thi môn ngoại ngữ thấp nhất so với cả nước. Toàn tỉnh Lai Châu chỉ có 19 học sinh lựa chọn thi tiếng Anh, Hà Giang 52 , Điện Biên 128, Bắc Kạn 140, Cao Bằng 170...
Bà Hoàng Thu Phương, Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Lai Châu, cho biết: "Chỉ có vỏn vẹn 2/19 hội đồng thi có thí sinh đăng ký thi ngoại ngữ. Trong đó, Hội đồng thi THPT chuyên Lê Quý Đôn có 17 thí sinh; 2 em còn lại là của hội đồng thi thuộc trung tâm GDTX của thị xã. Như vậy, toàn tỉnh có tới 17/19 hội đồng "trắng" thí sinh thi ngoại ngữ".
Ngoại ngữ là môn có ít thí sinh đăng ký dự thi nhất của Hòa Bình, với tỷ lệ 6,09%. Theo thống kê của Sở GD-ĐT, có tới 29/37 hội đồng thi không có thí sinh nào thi ngoại ngữ. Trong đó, khối GDTX không có hội đồng nào có thí sinh thi ngoại ngữ; 5 hội đồng chỉ có từ 1-3 thí sinh. Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Hòa Bình, lý giải: "Học sinh miền núi thường có xu hướng né các môn khoa học tự nhiên và ngoại ngữ. Có tới hơn 400 trong hơn 500 thí sinh thi ngoại ngữ là học sinh ở các trường THPT của thành phố Hòa Bình. Phần lớn các em chọn các môn thi khoa học xã hội. Ví dụ, môn địa có tới 72,65% thí sinh đăng ký dự thi; môn lịch sử có 31,49%..."
Theo TNO
Thầy trò căng thẳng chạy nước rút Chỉ còn ít ngày nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT chính thức bắt đầu. Năm nay, với nhiều điều chỉnh mới về môn thi, cách thức thi... nhiều học sinh và giáo viên tỏ ra khá thận trọng và căng thẳng. "Chạy nước rút" ôn tập Những ngày này, lịch học của em Nguyễn Thị Dung, lớp 12 Trường THPT Vân Nội (Đông...