Xuất hiện “sao biển Zombie” dưới lòng đại dương cảnh báo cho một hiểm họa khôn lường
Sở hữu hình dạng độc đáo cùng màu sắc sặc sỡ và những tuyệt chiêu săn mồi đáng gờm, nhưng loài sinh vật này đang dần biến mất và trở thành những con “zombie” chính hiệu.
Thực chất, “ sao biển zombie” là biệt danh bắt nguồn từ một dịch bệnh của loài sao biển hướng dương – sinh vật sở hữu “bộ cánh” sặc sỡ cùng tuyệt chiêu săn mồi đáng gờm. Đây là loài sao biển có kích thước lớn nhất thế giới khi có đến 16-24 cánh sao, với chiều dài mỗi cánh tối đa là 1 mét.
Loài sinh vật này sinh sống phổ biến ở phía Đông Bắc Thái Bình Dương và khu vực từ Alaska đến miền Nam California. Khác với vẻ ngoài xinh đẹp và nổi bật, sao biển hướng dương lại là một sát thủ chuyên nghiệp với thức ăn chủ yếu như: sò, nhím biển, ốc, cá, hải sâm, các động vật nhỏ không xương sống khác…
Với tốc độ di chuyển “thần thánh” 3 mét/phút cùng những sải cánh dài linh hoạt, sao biển hướng dương luôn khiến đối phương phải đề phòng, vì chỉ cần sơ hở trong tích tắc con vật xấu số sẽ trở thành món ăn ngon của chúng.
Mối lo ngại duy nhất của loài sinh vật này là cua hoàng đế, khi những cuộc đối đầu diễn ra luôn khiến cho sao biển hướng dương “hao tổn thể lực”, thậm chí, chúng còn bị mất 1 đến 3 chiếc cánh.
Điều đặc biệt của loài vật này đó là, sau khi trở thành kẻ thua cuộc, chúng sẽ phóng ra một dịch chất, nhằm báo động cho những thành viên cùng loài gần đó về việc kẻ thù đang rình rập.
Được biết, số lượng sao biển hướng dương ở Thái Bình Dương đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do mắc phải một loại virus có tên là “Sea Star Associated Densovirus” (SsaDV). Loại virus đáng sợ này đã xóa sổ hàng triệu sinh vật kể từ khi nó xuất hiện lần đầu vào năm 2013.
Khi một con sao biển bị nhiễm virus, cơ thể của nó sẽ xuất hiện những đốm trắng có mủ, sau đó, con vật sẽ từ từ bị suy kiệt, “mất tay” và trở thành một cái xác không còn nguyên vẹn.
Theo tìm hiểu, số lượng sao biển hướng dương ở bang Washington đã giảm 99,2% và một vài bang khác đã biến mất hoàn toàn. Đó chính là lý do khiến loài sao biển hướng dương xinh đẹp bị gán cho biệt danh “sao biển zombie”.
Sự mất mát này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của đại dương.Vì chúng là yếu tố chính kiểm soát số lượng tảo bẹ, nhím biển,.. đang tăng nhanh gây “nghẹt” bờ biển. Theo các nhà khoa học, nếu không ngăn chặn được dịch bệnh ngày càng lan rộng, đại dương sẽ dần trở thành “ nghĩa địa” đúng nghĩa khi xác chết động vật biển la liệt khắp mọi nơi.
Xuất hiện “sao biển Zombie” dưới lòng đại dương cảnh báo cho một hiểm họa khôn lường
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn/CBC
Đại dương đang nóng lên với tốc độ 5 quả bom nguyên tử mỗi giây
Lượng nhiệt mà chúng ta đưa vào đại dương trong 25 năm qua tương đương với 3,6 tỷ vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945.
Sau khi phân tích dữ liệu từ những năm 1950 đến năm 2019, nhóm các nhà khoa học quốc tế xác định rằng nhiệt độ trung bình của các đại dương trên thế giới vào năm 2019 là 0,075 độ C (0,125 độ F), cao hơn so với mức trung bình trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 2010.
Con số này dường như không có ý nghĩa liên quan đến vấn đề nóng lên của đại dương. Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được nhiệt độ đó, đại dương sẽ phải hấp thụ khoảng 228 sextillion joules nhiệt (228 000 000 000 000 000 000 000 joules nhiệt).
Đó là con số rất khó tưởng tượng, vì vậy, một trong những nhà khoa học đã tính toán và so sánh với số năng lượng được giải phóng bởi bom nguyên tử mà quân đội Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945.
"Bom nguyên tử ở Hiroshima đã phát nổ với năng lượng khoảng 63.000.000.000.000 Joules. Lượng nhiệt mà chúng ta đã đưa vào các đại dương trên thế giới trong 25 năm qua tương đương với 3,6 tỷ vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima", tác giả Lijing Cheng từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc chia sẻ với báo chí.
(Ảnh: Futurism)
Con số trung bình đó cho thấy, có 4 quả bom nguyên tử được ném vào các đại dương mỗi giây trong suốt 25 năm qua. Đáng lo ngại, con số báo động này không giữ ổn định mà còn tăng lên.
Năm 2019, sự nóng lên của đại dương tương đương khoảng 5 quả bom nguyên tử ở Hiroshima mỗi giây. "Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường của chúng ta", tác giả nghiên cứu John Abraham, từ Đại học St. Thomas ở Minnesota (Mỹ) nhận định.
Băng đang tan nhanh hơn khiến mực nước biển dâng cao. Cá heo và các sinh vật biển khác đang chết dần vì chúng không thể thích nghi đủ nhanh. Ngay lượng nước bay hơi vào khí quyển do sức nóng cũng tác động tiêu cực đến hành tinh của chúng ta.
HẠ VŨ
Theo vtc.vn/Futurism
Xem cá voi sát thủ bạch tạng cực hiếm tái xuất hiện Cá voi sát thủ bạch tạng cực hiếm đã lần đầu tiên xuất hiện trở lại từ năm 2012. (Nguồn: Daily Mail) Một con cá voi sát thủ bạch tạng cực hiếm tên "Iceberg" mất tích 4 năm qua đã lại xuất hiện mới đây ngoài khơi quần đảo Kuril thuộc Nga. Với tỉ lệ sinh sản chỉ 1/10.000, cá voi sát thủ...