Xuất hiện nhiều điểm sạt lở dọc đê biển Cà Mau
Chiều 16/6, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, do ảnh hưởng của bão số 01 và số 02 khiến khu vực đê biển Tây xuất hiện thêm 03 điểm sạt lở nghiêm trọng.
Cụ thể, tại các đoạn T25 – T29 (1.000 mét), đoạn T29 – Khánh Hội (500 mét) và đoạn bờ Bắc Vàm Lung Ranh (khoảng 200 mét); Tổng chiều dài khoảng 1.700 mét nằm dọc đê biển Tây, thuộc huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh (tỉnh Cà Mau).
Theo đó, tại các vị trí sạt lở, bên ngoài không có kè kiên cố nên sóng dữ đã đánh mạnh vào thân đê, khiến một số vạt rừng bị bật gốc, có khả năng ảnh hưởng đến chân đê nếu không kịp thời gia cố. Do vậy, tỉnh Cà Mau cần chủ động nghiên cứu các mô hình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm đảm bảo và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vị trí sạt lở dọc tuyến đê biển Tây Cà Mau.
Qua khảo sát, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, từ năm 2007 đến nay, toàn tuyến bờ biển Cà Mau có khoảng 150 km bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng, mỗi năm sạt lở từ 20-50 mét và mất đi khoảng 450 ha đất và rừng phòng hộ mỗi năm.
Sau khi kiểm tra, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Lê Thanh Triều đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi bố trí lực lượng đê điều thường xuyên túc trực tại 2 đoạn T25-T29 và đoạn T25 – Khánh Hội để kịp thời nắm tình hình và báo cáo về cấp trên. Đồng thời, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất UBND tỉnh Cà Mau xin hộ đê khẩn cấp trước mùa mưa bão năm nay.
Cùng với đó, đoạn bờ Bắc Vàm Lung Ranh, trước mắt sẽ gia cố thêm đá bên ngoài để hạn chế sóng biển đánh vào bờ, chờ xây dựng kè kiên cố trong thời gian tới.
Sạt lở nghiêm trọng tại bờ bắc sông Cái Sắn, An Giang
Vừa xảy ra sạt lở nghiêm trọng chiều ngày 15/6 tại khu vực bờ bắc sông Cái Sắn, thuộc khóm Thới Thạnh, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, gây ảnh hưởng đến giao thông, đi lại của người dân trong khu vực.
Ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết: "Vào khoảng 3h sáng ngày 15/6, tại khu vực bờ bắc sông Cái Sắn này đã xảy ra sạt lở đất, đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 10m, ăn sâu vào đất liền 2m. Đoạn sạt lở này nằm ở phía cuối tuyến kè do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang thi công năm 2019-2020. Khu vực sạt lở đe dọa đến tuyến đường giao thông trong khu vực".
Đoạn sạt lở có chiều dài khoảng 10m, ăn sâu vào đất liền 2m.
Ngay sau khi xảy ra sạt lở, Ban chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên phối hợp với người dân địa phương đã tiến hành lắp biển cảnh báo, dựng rào chắn tại vị trí sạt lở, giảm tải giao thông, lắp đặt đèn cảnh báo... nhằm đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang, đoạn bờ sông từ mương Năm Sú đến mương Sáu Bá, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên thời gian qua được tỉnh An Giang đánh giá sạt lở thuộc mức độ đặc biệt nguy hiểm, uy hiếp trực tiếp đến khu vực dân cư sinh sống tập trung gần đó.
Sạt lở nghiêm trọng tại bờ bắc sông Cái Sắn.
Từ năm 2019 đến nay, sông Cái Sắn đoạn từ mương Năm Sú đến mương Sáu Bá đã xảy ra 4 đợt sụt lún, sạt lở nghiêm trọng.
Tỉnh An Giang cũng đã xác định nguyên nhân sạt lở rạch Cái Sắn do khu vực nằm trên khúc cua, áp lực dòng chảy mạnh sát bờ vào mùa nước đổ, khu vực bờ đối diện thuộc quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, có nhiều nhà máy xay xát lúa gạo với nhiều phương tiện thủy lưu thông, quay đầu, làm dòng nước đập mạnh vào phía bờ An Giang gây sạt lở.
Thời gian qua UBND tỉnh An Giang cũng đã đầu tư xây dựng kè khắc phục khẩn cấp sạt lở sông Cái Sắn từ mương Năm Sú đến mương Sáu Bá, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên để giữ ổn định tuyến bờ, đảm bảo giao thông đường thủy và đường bộ được thuận lợi, từng bước ổn định cuộc sống, giúp người dân yên tâm phát triển sản xuất. Tuy nhiên, công trình này chưa hoàn thành.
Sạt lở nghiêm trọng tại các địa phương ven sông Hậu Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng bắt đầu bước vào đầu mùa mưa. Tình trạng sạt lở bờ sông, đê sông, đê cồn tại các địa phương ven sông Hậu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang xảy ra nghiêm trọng, với tần suất ngày càng nhiều hơn, gây thiệt hại nặng nề. Một khu...