Xuất hiện mẫu điện thoại ‘trâu bò’, pin dùng hàng tuần không cần sạc
Oukitel WP19 sử dụng viên pin 21.000mAh, cho người dùng thỏa thích nhiều ngày liền mà không lo hết pin.
Những người luôn trong tình trạng sợ điện thoại hết pin có thể tìm mua thiết bị của Oukitel. Viên pin 19.000mAh trong Outkitel WP19 cho thời gian chờ lên tới 2.252 giờ, hay 93 ngày. Đây là cột mốc mà không smartphone nào trên thị trường có thể vượt qua, bao gồm iPhone 13 Pro Max (pin 4.352mAh) hay Galaxy S22 Ultra (pin 5.000mAh).
Oukitel WP19 hướng đến đối tượng cần dùng máy ở ngoài trời và trong môi trường không thuận lợi. Nếu bạn thường xuyên đi tới những nơi không có điện hay sạc trong một thời gian dài, chẳng hạn khám phá thiên nhiên hay cắm trại cuối tuần, đây là lựa chọn hợp lý.
Dù vậy, vì quá chú trọng đến dung lượng pin, dường như Oukitel không để tâm đến thiết kế của thiết bị. Nhìn bề ngoài, WP19 giống như một “pháo đài” nồi đồng cối đá. Theo nhà sản xuất, WP19 có thể xem video liên tục 36 tiếng, nghe nhạc 123 tiếng hay đàm thoại 122 tiếng. Máy hỗ trợ sạc nhanh 27W và mất 4 tiếng để sạc đầy.
Các thông số kỹ thuật khác ba gồm bộ xử lý MTK Helios G95, RAM 8GB, bộ nhớ 256GB. Oukitel WP19 dùng màn hình 6.78 inch độ phân giải 2400 x 1080 pixel, tần số quét 90Hz. Mặt sau là camera chính 64MP của Samsung, camera chụp đêm 20MP của Sony, camera macro 20MP và một camera hồng ngoại chụp đêm. WP19 chống bụi và chống nước chuẩn IP68, có thể nhúng sâu trong mực nước tối đa 1,5m.
WP19 không phải smartphone đầu tay của Oukitel. Thực tế, công ty này đã sản xuất một số mẫu smartphone và máy tính bảng khác, thậm chí cả sạc dự phòng, cũng mang phong cách như WP19. Hiện tại, máy đang bán trên sàn thương mại điện tử AliExpress của Trung Quốc với giá 600 USD.
Video đang HOT
Tại sao điện thoại Android dùng chung chip lại có điểm chuẩn khác nhau?
Điện thoại Android có cùng thông số chip nhưng có thể có các mức hiệu suất rất khác nhau, điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi vì sao như vậy.
Để có cái nhìn rõ hơn, hãy so sánh điểm chuẩn của ba thiết bị gồm Galaxy S22 Ultra, OnePlus 10 Pro và ZTE Nubia Red Magic 7 với chip hàng đầu Snapdragon 8 Gen 1. Phép thử thực hiện với AnTuTu (v9) và Geekbench (v5.1), nơi điểm số cao hơn thể hiện hiệu suất tốt hơn.
Vì sao lại thế?
Mặc dù chip thực hiện hầu hết các nhiệm vụ nặng nhọc nhưng nó không phải là thứ duy nhất quyết định điểm chuẩn. Chip được xem là bộ não của smartphone.
Dòng Galaxy S22 có cùng chip xử lý Snapdragon 8 Gen 1 nhưng hiệu suất giữa các phiên bản khác nhau
Có rất nhiều thành phần và cảm biến trong điện thoại giúp chip đạt được hiệu năng nhất định, như pin, chip nhớ, bộ thu phát... cùng bo mạch chủ kết nối mọi thứ với nhau. Chất lượng của các thành phần này góp phần vào việc chip có thể thực hiện công việc của nó tốt ra sao.
Vì các thành phần này được thiết kế riêng bởi các công ty smartphone và duy nhất cho từng kiểu máy nên chúng sẽ tạo ra sự khác biệt về hiệu suất tổng thể, dẫn đến điểm chuẩn khác nhau.
Nếu chip bị đẩy nhanh hơn, một loạt vấn đề có thể xảy ra, đặc biệt là quá nhiệt. Các nhà sản xuất chip có thể tung ra nhiều chip mạnh mỗi năm, nhưng tất cả sức mạnh đó sẽ vô dụng nếu nó làm bỏng tay người dùng khi sử dụng điện thoại. Hệ thống làm mát tích hợp sẵn hoặc tối ưu hóa phần mềm là các giải pháp chính được đưa ra.
Hệ thống làm mát tích hợp đặt mục tiêu làm mát thiết bị để tăng hiệu suất bền vững. Điều này thường được thực hiện thông qua cơ chế làm mát bằng chất lỏng, nhưng một số nhà sản xuất đã đi xa hơn khi thêm một tua-bin vật lý và ống dẫn khí vào thiết bị để đẩy không khí nóng ra ngoài như trên Nubia Red Magic 7. Thiết bị được giữ không quá nóng càng lâu thì người dùng có thể sử dụng càng lâu.
Hệ thống làm mát sẽ giúp điện thoại duy trì hiệu suất tốt nhất có thể
Đối với giải pháp phần mềm, khi điện thoại có thể phát hiện ra nó đang thực sự nóng thì bắt đầu giảm khối lượng công việc trên chip.
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến điểm chuẩn là mức độ phù hợp của phần cứng và phần mềm. Các nhà sản xuất chip bán cho nhiều thương hiệu smartphone nên chúng được thiết kế cho tất cả, khác biệt với Apple phát triển chip tùy chỉnh tối ưu riêng trên iOS giúp phần mềm tận dụng hết sức mạnh thực sự của chip.
Đó là lý do tại sao chạy các bài kiểm tra điểm chuẩn liên tiếp cho cùng một thiết bị sẽ cho kết quả khác nhau.
Điểm chuẩn có thực sự quan trọng?
Tùy người dùng mà câu trả lời là có hoặc không. Với người dùng bình thường, điểm chuẩn không thực sự quan trọng lắm khi hầu hết smartphone hiện đại đều đã mạnh đến mức hầu như không gặp bất kỳ vấn đề nào về hiệu suất liên quan đến các hoạt động thường xuyên như sử dụng mạng xã hội, nhắn tin, chụp ảnh, quay video hoặc gọi điện video. Nhưng nếu là người đam mê hoặc game thủ, chúng lại quan trọng để đảm bảo hiệu suất tốt cho các nhiệm vụ của họ.
Với người tiêu dùng thông thường, điểm chuẩn có thể là con số không quá quan trọng
Mặc dù điểm chuẩn hữu ích nhưng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, vì vậy hãy chỉ xem đó là một con số tham khảo. Hãy đảm bảo điện thoại không bị quá nhiệt, lag, treo hoặc bắt buộc khởi động lại khi thực hiện các tác vụ nặng trong một khoảng thời gian hợp lý.
Top smartphone đỉnh chóp, màn hình lớn, cày bóng đá cực "đã" Không còn gì tuyệt vời hơn khi sử dụng những siêu phẩm smartphone với màn hình lớn để xem bóng đá trong mùa hè năm nay. So với màn hình TV cỡ lớn, màn hình smartphone có phần kém hơn cả về kích cỡ lẫn độ phân giải. Tuy nhiên, nhiều điện thoại cao cấp giờ đây đã có màn hình lớn hơn,...