Xuất hiện “đối thủ” của các giáo viên Quảng Trị: 16 cô giáo Vũng Tàu viết bảng đẹp như rồng bay phượng múa
Các cô giáo ngày nay ai cũng đua nhau viết chữ đẹp để truyền cảm hứng cho các học trò của mình. Nhìn từng nét chữ uốn lượn trên bảng càng có thêm động lực để học hành.
Chắc hẳn là bạn chưa quên 18 giáo viên Quảng Trị viết chữ đẹp từng được ca ngợi là không máy in hay font chữ xịn sò nào có thể sánh ngang. Phong trào viết chữ đẹp dành cho cả giáo viên và học sinh đang vô cùng hot ở khắp các trường học trên toàn quốc. Hàng loạt cuộc thi viết chữ đẹp được triển khai để tìm ra giáo viên có nét chữ đẹp nhất, truyền cảm hứng nhất đến cho học sinh.
Mới đây lại tiếp tục xuất hiện loạt bài thi Viết chữ đẹp của các giáo viên trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (Bà Rịa Vũng Tàu) lại nhận được cơn mưa lời khen của dân mạng. Trên bảng, từng nét chữ bằng phấn trắng của các cô giáo uốn lượn, sắc nét như rồng bay phượng múa.
Được biết, đây là lần đầu tiên nhà trường tổ chức cuộc thi chữ đẹp, nhằm tới kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Các cô chia sẻ rằng việc luyện viết chữ đẹp đã là một phong trào trong nhà trường bấy lâu nay, thông qua dịp này để mọi người học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Hội thi lần này có tất cả 16 cô giáo tham gia.
Bài dự thi Theo lời Bác dặn của cô giáo Thái Hà
Cô giáo Lệ Hằng bên cạnh bài dự thi của mình
Các cô giáo nhiều năm công tác ở trường như cô Thu Nguyện cũng tham gia dự thi
Video đang HOT
Cô Kim Oanh hào hứng khoa tác phẩm của mình
Không chỉ viết trên bảng giáo viên, các cô còn viết trên tấm minh hoạ bảng viết của học sinh
Nhiều cô giáo còn có tận 2 version
Cô giáo Bảo Trân hiện đang dạy lớp 5
Cô giáo Thanh Tâm
Cô giáo Nội Linh hiện đang dạy lớp 3
Những nét chữ bay bướm của cô giáo Ánh Nguyệt
Theo Trí Thức Trẻ
Hơn 20 năm tình nguyện gieo chữ miền biên viễn
Gần 24 năm tình nguyện gắn bó với "phấn trắng, bảng đen" nơi vùng sâu biên giới, cô giáo Phạm Thị Tố Vui đã vượt qua biết bao khó khăn, vất vả tình nguyện bám trường, bám lớp, đem con chữ đến với con em đồng bào miền biên viễn. Mới đây, cô vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và trở thành người đầu tiên của tỉnh Long An được phong tặng danh hiệu cao quý này.
ảnh minh họa
Khắc phục khó khăn bằng đổi mới phương pháp dạy học
Sinh năm 1974 và là người con của quê hương xã Xuân Dục (Mỹ Hào, Hưng Yên), năm 1990, cô Phạm Thị Tố Vui theo gia đình vào định cư vùng biên giới Thạnh Hóa (Long An). Năm 1991, Trường Trung học Sư phạm Đồng Tháp Mười chiêu sinh giáo viên dạy học nơi vùng sâu của tỉnh và cô trúng tuyển vào ngành.
Ra trường năm 1993, cô được phân công về dạy tại Trường tiểu học Tân Hiệp. Năm 1995, cô về công tác tại Trường Tiểu học Thuận Bình - nơi cô từng ấp ủ ước mơ dạy học và tình nguyện gắn bó công tác cho đến nay. Những nơi cô công tác đều là trường vùng sâu biên giới, giáp Campuchia của huyện Thạnh Hóa (Long An).
Cô Phạm Thị Tố Vui cho biết: Cô dạy lớp ghép 2 trình độ. Từ điểm trường nơi cô dạy học khi chưa có đường lộ, phải đi bằng đò cách điểm chính hơn 10 km. Mỗi lần hội họp, sinh hoạt chuyên môn hoặc chở học sinh tham gia phong trào, cô phải đi từ sáng tới chiều tối mới về vì cả ngày mới có 1 chuyến đò duy nhất qua sông. Nơi cô dạy học, đa số HS là con em hộ nghèo nên phụ huynh ít có điều kiện quan tâm đến việc học của con em; phụ huynh thường giao phó cho giáo viên "từ A đến Z".
"Là giáo viên dạy học ở vùng biên giới, tôi và các học trò gặp rất nhiều khó khăn. Đường giao thông chưa thuận lợi, vào mùa nắng thì bụi mù đất đỏ, ngày mưa thì trơn trượt khó đi. Trường học được xây dựng từ năm 1992 đến nay đã xuống cấp, bàn ghế cũ không đúng quy cách, sân chơi bãi tập cho học sinh chưa được xây dựng hoàn thiện. Ở điểm trường lẻ, không có các phòng học chức năng để các em học Tin học, Ngoại ngữ, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục... nên cũng khó phát huy được năng lực, sở trường, năng khiếu của học sinh" - cô Phạm Thị Tố Vui bộc bạch.
Khắc phục những khó khăn trên, cô Phạm Thị Tố Vui đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, mạnh dạn áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy như: phương pháp bàn tay nặn bột, sơ đồ tư duy, dạy học hợp tác nhóm, khăn trải bàn, dạy học gợi mở, nêu vấn đề... Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, thiết kế các bài giảng điện tử làm cho các tiết học trở nên phong phú, học sinh hứng thú, tích cực hơn.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, cô còn chủ động đổi mới đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức, xây dựng lớp học thân thiện giữa cô và trò, giữa trò với trò. Mặt khác, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em qua việc tích hợp vào các môn học, qua các tiết hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ, qua các câu chuyện kể về Bác, các tấm gương "người tốt việc tốt" để các em học tập, rèn luyện.
Cũng theo cô Phạm Thị Tố Vui, trong bối cảnh ngành Giáo dục đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, thì mỗi giáo viên cần rèn luyện tính kỷ luật cao, tác phong chuyên nghiệp, năng lực chuyên môn, có kỹ năng giao tiếp ứng xử, lối sống văn hoá, phẩm chất đạo đức tốt, góp phần thực hiện thiết thực, có hiệu quả phong trào "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Đối với học sinh, hướng cho các em phát huy tính tự giác, ý thức trong việc thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh; ra - vào lớp đúng giờ, tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với mọi người.
Động lực bám trường, bám lớp
Cô Phạm Thị Tố Vui bộc bạch: Chính những học sinh nghèo, ham học, ngoan ngoãn, luôn chăm chú nghe giảng với những ánh mắt và câu hỏi ngây thơ, hồn nhiên là động lực để cô bám trường, bám lớp cho đến nay. "Ngoài ra, sự quan tâm, giúp đỡ, động viên, của đồng nghiệp, tạo điều kiện về mọi mặt của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo, sự chất phác, chân thành của người dân nơi đây đã giúp tôi có thêm niềm tin để tiếp tục hành trình gieo chữ nơi biên cương của Tổ quốc" - cô Phạm Thị Tố Vui trải lòng.
Tâm nguyện lớn nhất của cô Phạm Thị Tố Vui là nhà trường được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được giao lưu, học hỏi ở các trường tiên tiến. Cô cũng mong muốn Nhà nước xây dựng đường giao thông để giáo viên, học sinh và người dân không phải vất vả đi lại trong mùa mưa lũ. Ngoài ra, cần có thêm chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo, cận nghèo để các em yên tâm đến trường; giảm bớt sự thiệt thòi cho giáo viên và học sinh vùng biên giới, đưa chất lượng giáo dục ở biên giới theo kịp các trường ở vùng thuận lợi.
Được biết, cô Phạm Thị Tố Vui còn là "cây viết" sáng kiến kinh nghiệm. Hiện cô có 17 sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy, trong đó 11 sáng kiến cấp huyện, 6 sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh được xếp loại từ B đến A. Với gần 24 năm trong nghề, cô đã có 17 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, 3 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cùng nhiều phần thưởng, danh hiệu cao quý khác. Đặc biệt năm 2014, cô được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Trong dịp 20/11 vừa qua, cô còn vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
Theo Giaoducthoidai.vn
Trường đại học của VN nên tham gia bảng xếp hạng nào ? Mùa xếp hạng lại đến rồi!", lời phát biểu, hay đúng hơn là tiếng thở dài, của một nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng ở nước ngoài cáchđây hơn nửa thập niên về tình trạng "ham hố" trong xếp hạng đại học của một số quốc gia Đông Á, giờ đây có vẻ đã lan đến với VN." Sinh viên Trường ĐH...