Xuất hiện biến chủng SARS-CoV-2 mới, dễ nhiễm hơn cả Delta
Biến chủng mới của SARS-CoV-2 đột biến từ biến chủng Delta đang dấy lên lo ngại, sau khi xuất hiện tại 3 bang của nước này.
Tiêm chủng Covid-19 tại bang Maharashtra ở Ấn Độ . Ảnh AFP
Tờ Indian Today ngày 23.6 đưa tin giới chức y tế Ấn Độ đã xác định một biến chủng mới của SARS-CoV-2 thuộc nhóm gây quan ngại, phát triển từ biến chủng Delta vốn đang khiến đại dịch diễn biến phức tạp tại nhiều nước.
Biến chủng mới, được gọi là Delta Plus, B.1.617.2.1 hoặc AY.1 đã xuất hiện tại bang Maharashtra, nơi có 16 ca mắc được phát hiện vào ngày 22.6, cũng như tại các bang Kerala và Madhya Pradesh.
Phân tích trình tự gien do các phòng thí nghiệm ở Ấn Độ tiến hành cho thấy biến chủng Delta Plus gia tăng khả năng nhiễm, có khả năng bám mạnh hơn vào các tế bào phổi và có nguy cơ giảm phản ứng kháng thể đơn dòng.
Bộ Y tế Ấn Độ ra thông cáo vào tối 22.6 về việc đã khuyến cáo 3 bang trên cần tập trung và tăng tính hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch.
Lãnh đạo các bang được khuyến cáo cần có biện pháp khống chế ngay lập tức tại các quận và cụm lây nhiễm, bao gồm việc ngăn mọi người tiếp xúc, gia tăng xét nghiệm, truy vết và tiêm vắc xin dựa trên mức độ ưu tiên.
Số ca biến chủng Delta tăng, giới chức Mỹ kêu gọi người dân tiêm vắc xin Covid-19
Hiện biến chủng Delta đã lây lan tại ít nhất 62 nước và là “thủ phạm” chính trong nhiều đợt bùng phát dịch ở châu Á và châu Phi.
Trong một diễn biến khác, Đài NBC ngày 23.6 dẫn lời chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ Anthony Fauci cho rằng biến chủng Delta là “mối đe dọa lớn nhất” đối với nỗ lực loại trừ Covid-19 tại Mỹ.
Các ca nhiễm biến chủng Delta tại Mỹ đã tăng gấp đôi trong vòng 2 tuần qua. Tính đến ngày 19.6, hơn 20% các ca nhiễm mới là do biến chủng này.
Philippines sẽ dùng chính sách 'bàn tay sắt' với người không tiêm vaccine COVID-19
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa bỏ tù những ai đủ điều kiện nhưng từ chối tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh nước này đẩy nhanh nỗ chiến dịch tiêm chủng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan với sự xuất hiện của biến chủng Delta.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh Philstar
Phát biểu trên truyền hình tối 21/6, ông Duterte cho rằng Philippines đang rơi vào một cuộc khủng hoảng y tế và đối diện với tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Ông lệnh cho lực lượng thực thi pháp luật bắt giam, bỏ tù những người từ chối tiêm vaccine. "Các bạn hãy chọn đi: Tiêm vaccine hoặc là chúng tôi phải tống giam bạn. Tôi muốn nói rằng trại giam không sạch lắm đâu, cảnh sát họ cũng không chăm chỉ dọn dẹp lắm. Mọi thứ trong trại giam là vậy và bạn sẽ phải ở đó", ông Duterte nói.
Tổng thống Duterte không đưa ra cơ sở pháp lý cho việc bắt người, nhưng khẳng định ông suy nghĩ rất nhiều về biện pháp này, bởi đó là việc thực thi chính sách trong thời điểm đất nước đối diện với khủng hoảng y tế. Bộ trưởng Tư pháp Philippines Menardo Guevarra chưa đưa ra bình luận, giải thích rõ ràng về việc từ chối tiêm vaccine sẽ phạm phải tội gì và hình phạt tương ứng ra sao.
Ông Duterte cũng nói rằng những người từ chối tiêm vaccine nên rời khỏi Philippines. "Các bạn có thể đến Ấn Độ, đến Mỹ hay nơi nào đó. Nhưng một khi chọn ở đây và là một con người có thể mang mầm virus thì bạn phải tiêm vaccine", Tổng thống Philippines bày tỏ quan điểm cứng rắn.
Nếu tuyên bố trên được triển khai trong thực tế, đây sẽ là biện pháp mạnh tay nhất của chính quyền Philippines trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng khi còn một bộ phận khá lớn dân chúng nước này thiếu tin tưởng vào vaccine, từ chối tiêm vaccine.
Tại Đông Nam Á, Indonesia trước đó cũng từng đưa ra các biện pháp như phạt tiền, cắt trợ cấp với đối tượng không chịu tiêm ngừa vaccine.
Song song với biện pháp cứng rắn trên, nhằm giúp người dân vượt qua nỗi lo ngại hay tâm lý kén chọn vaccine ngừa COVID-19, Philippines đang áp dụng nhiều sáng kiến, trong đó có treo thưởng những món quà thiết thực. Một khu vực ở ngoại ô thủ đô Manila đã đưa ra ý tưởng tặng các bao tải gạo lớn nhằm khuyến khích người dân tiêm chủng.
Cứ mỗi tuần, vùng Sucat lại treo thưởng 25kg gạo cho 20 người đã tiêm vaccine may mắn bốc thăm được phần thưởng. Quan chức địa phương Jeramel Mendoza cho biết sáng kiến này chủ yếu hướng tới những cư dân thuộc nhóm nghèo hơn vốn không quá quan tâm đến việc tiêm chủng. Theo ông, khi chiến dịch tiêm chủng được tiến hành, có rất ít người đăng ký, chủ yếu là những người giàu hoặc có điều kiện.
Giới chức Sucat cho biết kể từ khi sáng kiến tặng gạo để khuyến khích tiêm chủng được triển khai vào cuối tháng 5 vừa qua, số liều vaccine được sử dụng hàng ngày đã lên tới 2.000 liều, trong khi trước đó họ chỉ tiêm được khoảng 400 liều/ngày.
Anh Almond Gregorio, một lính cứu hỏa và cũng là chủ nhân tấm vé trúng thưởng, cho biết: "Đó là một sáng kiến hay và tôi cảm thấy an toàn hơn sau khi đã tiêm phòng. Tôi rất vui vì đã tiêm phòng đồng thời có được được một ít gạo".
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lên tiếng kêu gọi công chúng đi tiêm phòng, sau khi dữ liệu cho thấy nước này đã tụt lại phía sau trong chiến dịch tiêm chủng. Trong bối cảnh Philippines đang vật lộn với một trong những đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại châu Á với hơn 1,3 triệu ca mắc và hơn 23.000 ca tử vong, Tổng thống Duterte ngày 21/6 đã cảnh báo phạt tù những người từ chối tiêm vaccine phòng COVID-19.
Chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm đe dọa các bang Mỹ chậm tiêm chủng Giới chuyên gia lo ngại biến chủng Delta đang có nguy cơ đe dọa nước Mỹ khi một số bang chậm tiêm vắc xin đang ghi nhận số ca bệnh gia tăng. Một cơ sở tiêm chủng ở Seattle, bang Washington (Ảnh: Reuters). Tại Mỹ, một số bang đang thực hiện rất trơn tru chương trình tiêm chủng, hướng tới mục tiêu sớm...