Xuất hiện bài thi THPT quốc gia ‘bất thường’ ở Thanh Hoá
Phụ trách chấm thi trắc nghiệm của Thanh Hóa là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, với khoảng 102.000 bài thi. Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, khu vực chấm thi được đặt 5 máy phá sóng, an ninh thắt chặt.
Chấm thi tự luận. Ảnh: Nghiêm Huê
Theo báo cáo của các trường ĐH, cơ bản, đã chấm xong trắc nghiệm. Chấm thi tự luận đang hoàn tất để chuẩn bị chấm kiểm tra.
Thông tin từ trường ĐH Hà Nội cho biết, đơn vị này đã hoàn tất công tác chấm thi trắc nghiệm tại Hòa Bình. Với 26.047 bài thi trắc nghiệm, sáng qua, 5/7, trường ĐH Hà Nội đã bàn giao xong kết quả chấm thi trắc nghiệm cho Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT.
Phụ trách chấm thi trắc nghiệm của Thanh Hóa là Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, với khoảng 102.000 bài thi. Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, khu vực chấm thi được đặt 5 máy phá sóng, an ninh thắt chặt.
Trung bình 0,63% trong tổng số 102.000 bài thi của thí sinh Thanh Hóa mắc lỗi về tô số báo danh, mã đề, tương đương 650 bài thi phải sửa lỗi. Những lỗi này bắt buộc phải sửa, nếu không phần mềm sẽ không chấm được. Có 1 bài thi không ghi gì và đã được ban chấm thi lập biên bản coi như trường hợp bất thường. Tổng số bài thi mà Ban chấm thi trắc nghiệm phải sửa lỗi là 1.500 bài thi trong tổng số 11.900 bài thi phần mềm nghi lỗi, và phải sửa mất một ngày rưỡi. Ông Trần Văn Tớp cho biết, đã hoàn tất công tác chấm thi vào hôm qua, 5/7. Sáng nay, 6/7 sẽ bàn giao cho Sở GD&ĐT.
Ông Vũ Ngọc Khiêm, trưởng ban chấm thi trắc nghiệm Hội đồng chấm thi Bắc Kạn, Phó hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cho biết đã chấm xong bài thi trắc nghiệm của Hội đồng thi này với khoảng hơn 8.000 bài. Trong quá trình chấm có một số lỗi phải sửa là thí sinh tô sai SBD, tô trùng SBD, thí sinh tô sai mã đề. Hoặc một số tẩy không kỹ hoặc tô mờ câu trả lời.
Ông Khiêm đánh giá phầm mềm chấm thi năm nay không có khó khăn gì đối với tổ kỹ thuật. Quy trình khá chặt chẽ nên tính bảo mật cao. Ông Khiêm cũng cho biết thêm với các bài thi trắc nghiệm, Ban chấm thi cũng không biết được điểm của bài thi vì phần mềm không cấp chức năng quy đổi ra điểm 10.
Năm nay, theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, quy trình chấm thi trắc nghiệm rất chặt chẽ, thậm chí còn chặt chẽ “quá mức”. Theo một cán bộ chấm thi trắc nghiệm của một trường ĐH tại Hà Nội, tất cả những bài thi bất thường đều phải lập biên bản khi tiến hành rà soát.
Video đang HOT
Cụ thể, tại hội đồng thi nơi vị này chấm thi, có một phòng thi có hai thí sinh trùng mã đề thi. Đối chiếu với thông tin, thì thấy một thí sinh đã tô nhầm mã đề từ 120 thành 102 nên trùng với một thí sinh khác trong phòng thi. Không những thế, rất nhiều thí sinh tô sai mã đề và số báo danh.
Theo Tiền phong
Chấm thi ở "điểm nóng" Sơn La: Cao nhất là điểm 8, thấp nhất là điểm 1
Ngày 3/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đã dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác chấm thi, kỳ thi THPT quốc gia 2019 tại "điểm nóng" thi cử Sơn La.
Ghi nhận của PV Dân trí tại Sơn La, khu vực chấm thi là tòa nhà 3 tầng và một dãy nhà một tầng của một trường THCS trên địa bàn, có hàng rào bảo vệ, các lực lượng y tế và có các phương án đề phòng sự cố.
Khu vực chấm thi được công an bảo vệ 3 vòng nghiêm ngặt, trong đó vòng 1 có 4 công an bảo vệ khu vực chấm thi tự luận và khu vực chấm thi trắc nghiệm, phòng bảo quản bài thi.
Vòng 2 có 2 nhân viên an ninh trực 24/24h, vòng 3 có cảnh sát bảo vệ trong giờ làm việc. Các phòng bảo quản bài thi, chấm thi đều theo đúng quy định.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An làm việc tại Sơn La
Các cán bộ lên khu vực chấm thi phải được cán bộ an ninh quét các thiết bị điện tử.
Ở khu vực làm phách xác định không có trường hợp nào bất thường. Chỉ có một thí sinh thi đề dự bị, một thí sinh khi nhập phách không nhảy lên hệ thống nên đã báo về Ban chỉ đạo thi và có hướng xử lý ngay. Ngoài ra, một số em có vài sai sót nhỏ không đáng kể.
Theo ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc GD&ĐT Sơn La, Phó ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thi Sơn La, năm nay các cán bộ chấm thi khá căng thẳng, tiến độ còn chậm.
Khu vực chấm thi THPT quốc gia của Sơn La
Tuy nhiên, sang ngày thứ 2, việc chấm tự luận diễn ra rất suôn sẻ và nhanh chóng.
Tính đến hết ngày 2/7, tại đây đã chấm được 10.396 bài thi tự luận.
Dự kiến, khoảng ngày 7/7, việc chấm thi ở đây sẽ kết thúc và ngày 8- 10/7 sẽ nhập, hoàn thiện điểm.
Việc chấm trắc nghiệm, những ngày đầu do một số máy móc trục trặc nên ngày 2/7 mới trôi chảy.
Hiện, đã quét được 31.113 bài thi trắc nghiệm và dự kiến ngày 4/7 sẽ quét xong toàn bộ.
Được biết, do vướng vào việc gian lận thi cử của năm ngoái nên khâu nhân sự lão thành, có kinh nghiệm đã không tham gia kì thi. Tham gia là các cán bộ mới nên còn chậm.
Cán bộ an ninh kiểm tra thiết bị điện tử của những người ra vào khu vực chấm thi tại Sơn La.
Ông Chiến cho hay, hiện chưa có điểm thi thống nhất của hai vòng chấm. Nhưng qua quan sát kết quả chấm của vòng 1, đến thời điểm hiện tại, điểm số không cao, rất ít thí sinh làm được 3 tờ giấy thi, chủ yếu chỉ một tờ giấy thi.
Trao đổi với PV Dân trí, một thành viên Ban chỉ đạo thi cho biết, qua quan sát điểm thi môn tự luận ở vòng 1, có điểm 8 là cao nhất và thấp nhất là điểm 1.
Các vật dụng của người chấm thi được cho vào hòm đựng ở bên ngoài
Chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo thi THPT tỉnh Sơn La vào sáng 3/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An cho biết, rất chia sẻ với Sơn La trước những khó khăn và áp lực thực hiện kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
Thứ trưởng An mong các cán bộ được phân công nhiệm vụ sẽ khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, không được chủ quan ở khâu nào dù là nhỏ nhất để đảm bảo một kỳ thi nghiêm túc, an toàn, công bằng.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Thí sinh có biết trường đại học nào chấm bài thi của mình? Bài trắc nghiệm kỳ thi THPT quốc gia của thí sinh ở các địa phương năm nay được giao cho các trường ĐH chấm. Vậy thí sinh có biết trường ĐH nào sẽ chấm bài thi của mình? Thí sinh bàn luận về bài làm sau khi thi bài khoa học xã hội - Hà Ánh Một trong các điểm mới trong kỳ...