Xuất hiện 2 ca nhiễm virus corona bất thường của người về từ Vũ Hán
Chính quyền huyện Tân, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã quyết định kéo dài thời gian cách ly với người trở về từ Vũ Hán lên 21 ngày sau hai ca ủ bệnh dài bất thường.
Tờ Global Times – phụ san của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 17/2 cho biết quyết định điều chỉnh thời gian cách ly của huyện nằm phía nam thủ đô Bắc Kinh được đưa ra sau khi phát hiện hai bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus corona sau thời gian dài bất thường so với 14 ngày như bình thường.
Trong đó, một ca được chẩn đoán nhiễm virus corona sau 34 ngày trở về từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ca còn lại được phát hiện nhiễm bệnh sau 94 ngày tiếp xúc với một người Vũ Hán. Nguồn lây nhiễm trong cả hai trường hợp này đều chưa được xác định, tờ Global Times đăng trên Twitter.
Động thái này của chính quyền huyện Tân được cho là rất đáng lưu tâm nếu như các địa phương khác cũng sẽ tiến hành kéo dài thời gian cách ly tương tự.
Trung Quốc mới áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn ở Hồ Bắc. Ảnh: Xinhua.
Trước đó, báo Beijing News hôm 10/2 dẫn một một nghiên cứu mới cho thấy các chuyên gia Trung Quốc không loại trừ khả năng virus corona “siêu lây lan”, với thời gian ủ bệnh cá biệt lên đến 24 ngày.
Nghiên cứu mới do nhà dịch tễ học nổi tiếng Trung Quốc Chung Nam Sơn, người phát hiện ra virus SARS năm 2003, dẫn dắt. Nghiên cứu dựa vào bệnh án của 1.099 bệnh nhân tại 552 bệnh viện trên toàn Trung Quốc.
Theo đó, phát hiện về thời gian ủ bệnh, cá biệt lên đến 24 ngày ở một bệnh nhân, đi ngược lại kết luận trước đó của giới chuyên gia rằng thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 14 ngày, trung bình 5,2 ngày.
Theo nghiên cứu mới, được công bố trên nền tảng medRxiv hôm 9/2, thời gian ủ bệnh của các ca nhiễm virus corona chủng mới là từ 0 đến 24 ngày, trung bình 3 ngày. Phát hiện này có thể khiến giới hữu trách phải suy nghĩ lại về thời gian cách ly đối với các trường hợp nghi ngờ, hiện là 2 tuần.
Công dân Mỹ rời du thuyền Diamond Princess, lên máy bay về nước
Chính phủ Mỹ bắt đầu sơ tán hàng trăm công dân mắc kẹt trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản khi ít nhất 355 người dương tính với virus corona.
Theo news.zing.vn
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi "thành phố chết chóc" này.
(Bác sĩ Tào Hiểu Anh tại Trung tâm điều trị)
Những ngày này, cả thế giới xáo động trong thấp thỏm lo âu bởi dịch corona Vũ Hán.
Thế nhưng, cũng trong thời điểm này đã và đang có hàng ngàn, hàng vạn người khác tự nguyện lao vào tâm dịch trực tiếp đối mặt với hiểm nguy để giành giật sự sống và tìm cách khống chế dịch bệnh.
Đó là các nhà khoa học, các thầy thuốc, "những sứ thần áo trắng" ở khắp nơi trên thế giới đang dồn về "tâm dịch" Vũ Hán.
Đây không phải lần đầu và chắc chắn không phải lần cuối họ làm việc này bởi dịch bệnh có bao giờ hết. Đã có nhiều và rất nhiều y, bác sĩ, hộ lý hi sinh trong cuộc chiến khó khăn, vất vả và nguy hiểm này. Thế nhưng, không có ai lùi bước.
Những ngày qua, trên nhiều tờ báo xuất hiện bức thư rất cảm động của Bác sĩ Tào Hiểu Anh, người hiện làm việc tại khu vực cách ly của Trung tâm điều trị bệnh truyền nhiễm tỉnh Hồ Nam gửi con trai.
Bức thư viết: "Con trai, đã bao giờ con nhìn vào ánh mắt cầu cứu của những bệnh nhân và gia đình họ chưa? Họ luôn nhìn mẹ để gửi trao niềm tin và sự khát khao sống. Mẹ hiểu được nỗi đau và sự tra tấn họ đang phải chịu đựng...
Mẹ yêu con 100%, nhưng thời gian của mẹ không thể dành cho con 100% được. Mẹ biết sự nguy hiểm trong công việc này, mẹ cảm nhận được nỗi đau và sự tra tấn của dịch bệnh. Mong muốn cả đời của mẹ là loại bỏ những điều đó.
Xin lỗi con trai, cuộc chia ly ngắn ngủi của chúng ta sẽ là tiếng cười của hàng triệu gia đình con à. Đây là điều mà những người bác sĩ như mẹ nên làm... Khi dịch bệnh giảm, mẹ hứa sẽ ở bên con nhiều nhất có thể. Mẹ tin con có thể hiểu, phải không?".
Được biết, Bác sĩ Tào Hiểu Anh vừa nghỉ hưu trước Tết Nguyên đán. Thế nhưng khi virus Corona bùng phát, với hơn 30 năm kinh nghiệm, bà quyết định ở lại để cùng các bác sĩ, y tá tại Trung tâm truyền nhiễm chiến đấu với dịch bệnh.
Nhớ lại cách đây 17 năm (2-2003), đại dịch SARS hoành hành tại nước ta. Bệnh viện Việt - Pháp được chọn làm trung tâm nghiên cứu và chữa trị. Một trong những bác sĩ hàng đầu trực tiếp khám và điều trị là Tiến sĩ Carlo Urbani.
Thật đau xót, trong quá trình cứu chữa, ông đã bị lây nhiễm căn bệnh này và đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 11 giờ 45 trưa 29-3-2003.
Sau 45 ngày, ngoài 6 thầy thuốc, đại dịch SARS được khống chế mà không một dân thường nào tử vong.
Giờ đây, tại một góc nhỏ nơi Bệnh viện Việt - Pháp, ít ai biết về cái miếu nằm lặng lẽ thờ 6 y, bác sĩ trong và ngoài nước đã mất trong cuộc chiến này.
Xin nghiêng mình trước sự hi sinh của những thầy thuốc đã, đang không quản thân mình để cứu giúp sự sống trên trái đất này.
Sự hi sinh của họ là vô giá và lòng biết ơn của chúng ta cũng là vô tận.
Ở ta những năm gần đây, có thể chỗ này, chỗ kia, người này, người khác một lúc nào đó quên đi Lời thề Hippocrates.
Song, vẫn còn đó hàng ngàn, hàng vạn những lương y như từ mẫu. Họ thực sự là "những sứ thần áo trắng" trên cõi nhân gian!
Xin kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các thầy thuốc đã hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe và tính mạng con người.
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống!
Bùi Hoàng Tám
Theo dantri.com.vn
WHO ban bố tình trạng y tế khẩn cấp, Trung Quốc tự tin sẽ chiến thắng virus Trung Quốc hoàn toàn tin tưởng vào khả năng giành chiến thắng trong cuộc chiến chống bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới (2019-nCoV) tại nước này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 31/1 đã đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một ngày trước đó tuyên bố tình...