Xuân yêu thương về trường vùng khó
Đón Xuân Mậu Tuất 2018, thầy và trò Trường PTDTBT THCS Cốc Ly 2 (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) có thêm nhiều niềm vui. Niềm vui lớn nhất với thầy là có nhà công vụ để ở, với các em học sinh nhà trường là có thêm phòng để học và đặc biệt là việc đưa vào sử dụng phòng thư viện giúp cho các em học sinh được đọc sách, truyện thiếu nhi phục vụ bổ ích cho việc học tập…
ảnh minh họa
Tất cả những niềm vui đó, thầy và trò nhà trường đều được hưởng lợi từ Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất Giai đoạn 2 của Bộ GD&ĐT.
Biến ước mơ thành hiện thực
Một ngày cuối đông, đầu xuân, khi hoa mận, hoa mơ trong vườn trường đã nở sớm, thầy và trò Trường PTDTBT THCS Cốc Ly 2 hối hả, bận rộn với lễ trao tặng sách cho thư viện nhà trường. Các em học sinh ở đây có lẽ lần đầu tiên được thấy một phòng đọc sách rộng và đẹp như thế với nhiều đầu sách, truyện. Có em mắt xoe tròn khi xem hình minh họa cây đào trong sách mới, ngạc nhiên vì cây đào sao mà sinh động đến thế, cứ y như cây đào trong vườn trường đang chúm chím nụ hồng và lộc biếc lọt vào.
Ông Đào Ngọc Nam – Giám đốc Dự án là người trực tiếp trao tặng sách cho nhà trường, vừa hướng dẫn học sinh cách đọc sách, ông vừa : Trường PTDTBT THCS Cốc Ly 2 được dự án đầu tư, hỗ trợ xây dựng 1 phòng học, 2 phòng ở công vụ và một phòng thư viện.
Video đang HOT
Các hạng mục khánh thành và đưa vào sử dụng đều vượt tiến độ theo kế hoạch, góp phần rất lớn tạo thêm điều kiện cho thầy và trò nhà trường có thêm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt để nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ đây, các em học sinh chăm học, chăm đọc sách hơn, học hành tiến bộ hơn, đặc biệt là các em biết nuôi dưỡng ước mơ lập thân, lập nghiệp từ mái trường này từ ngày hôm nay, biến ước mơ thành hiện thực, học tập thành tài trở về phục vụ quê hương Bắc Hà, Lào Cai ngày càng giàu đẹp, đúng như mục tiêu của dự án đặt ra.
Nhà giáo Trần Xuân Thành – Hiệu trưởng vui mừng cho biết: Là một trường thuộc xã khó khăn nhất của huyện Bắc Hà, cơ sở vật chất những năm trước của trường rất thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, sinh hoạt của thầy và trò. Hiện nhà trường có 8 lớp với 236 học sinh là con em 12 dân tộc thiểu số trong vùng.
Do thiếu phòng học, học sinh phải học với sĩ số lớp đông; thiếu nhà ở công vụ, các thầy giáo xa trường phải ở lại trường rất khó khăn về chỗ ở sinh hoạt; Đến tháng 11/2017, những hạng mục được Dự án đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhờ đó, nhà trường có thêm phòng học, nhà công vụ và phòng thư viện để cải thiện các điều kiện sinh hoạt và học tập nên thầy và trò nhà trường rất phấn khởi thi đua nâng cao chất lượng giảng dạy.
Mang mùa xuân đến trường học vùng khó khăn
Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất Giai đoạn 2 sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) do Bộ GD&ĐT làm chủ đầu tư. Hoạt động dự án gồm: Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho các trường THCS ở vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, góp phần tăng tỷ lệ đi học, giảm tỷ lệ bỏ học của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục THCS ở khu vực này; Các hạng mục Dự án sẽ xây dựng bao gồm phòng học, phòng ở bán trú học sinh, bếp nấu cho học sinh bán trú, thư viện và phòng học bộ môn.
Lĩnh vực biên soạn sách giáo khoa và bồi dưỡng giáo viên bao gồm: hoạt động biên soạn sách giáo khoa và bồi dưỡng giáo viên phục vụ việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới sau năm 2015; biên soạn các tài liệu khác như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực khó khăn, dân tộc thiểu số; Bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp trường về thực hiện dự án; Lĩnh vực mua sắm đồ gỗ và thiết bị dạy – học; Và một số lĩnh vực khác.
Dự án được triển khai ở 88 huyện của 17 tỉnh thuộc 3 khu vực khó khăn: Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long và 47 huyện ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của bão, lũ. Theo đánh giá của Ban quản lý Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất Giai đoạn 2, các địa phương hưởng lợi cùng với các nhà thầu đã tích cực trong các hoạt động triển khai. Nhiều địa phương có công trình hưởng lợi đã xây dựng, hoàn thành trước tiến độ theo kế hoạch. Các công trình đảm bảo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đúng kỹ thuật xây dựng và mỹ thuật, công năng sử dụng…
Theo Giaoducthoidai.vn
Tết ấm cho gần 550 HSSV hoàn cảnh khó khăn ở Đại học Vinh
Tối 6/2, trường Đại học Vinh đã tổ chức chương trình "Tết ấm cho học sinh, sinh viên" nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó khăn đón Xuân Mậu Tuất 2018 ấm áp hơn.
ảnh minh họa
Đây là năm thứ 5 trường Đại học Vinh tổ chức chương trình "Tết ấm cho học sinh, sinh viên".
BGH Trường Đại học Vinh tặng quà cho các em học sinh, sinh viên. Ảnh: Chu Thanh
Trong chương trình, Ban tổ chức trao nhiều phần quà ý nghĩa hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ sinh viên ở xa về quê đón Tết Mậu Tuất 2018; góp phần động viên tinh thần, giúp các em vượt lên hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện, chuẩn bị vững chắc cho bước đường lập thân, lập nghiệp của mình.
Phát biểu tại chương trình, PGS.TS. Ngô Đình Phương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cho biết, chương trình là một trong nhiều hoạt động lớn của Ban giám hiệu nhà trường nhằm phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, nghĩa cử cao đẹp trong cộng đồng Trường Đại học Vinh.
Ngoài quyên góp bằng ngày lương của cán bộ, công chức, viên chức nhà trường, chương trình còn huy động được gần 150 triệu đồng từ các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Dịp này, Trường Đại học Vinh tặng quà cho 545 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 500.000 đồng.
545 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đã được nhận quà trong dịp này. Ảnh: Chu Thanh
Trước đó, trường Đại học Vinh đã thực hiện thành công nhiều chương trình ý nghĩa. Cụ thể trong năm 2018, trường đã thăm hỏi tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại 23 xã thuộc 21 huyện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh với tổng 460 suất quà trị giá 230 triệu đồng cùng nhiều vật phẩm có giá trị; Ủng hộ 50 triệu đồng cho chương trình "Tết vì người nghèo" do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức; Ủng hộ 50 triệu đồng cho các trường học vùng sâu, vùng xa theo thư kêu gọi của Công đoàn Giáo dục Việt Nam...
Theo Baonghean.vn
"Cuộc chiến" chống hủ tục của giáo viên miền biên ải Mỗi khi có tiếng động mạnh, tiếng la hét của học sinh bán trú vang lên trong đêm, các thầy giáo tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nậm Típ, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) lại vùng dậy bảo vệ học trò trước nhóm thanh niên bản. Tục "bắt vợ" đang biến tướng, "cuộc chiến" chống vấn nạn này của các...