Xua tan nỗi lo bệnh công sở
Chấn thương về cơ hoặc những cơn đau thường gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh dẫn đến tê, đau nhức các bộ phận trên cơ thể khi làm việc, là hiện tượng thường gặp ở nhân viên văn phòng. Những triệu chứng này thường lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bạn khó chịu và không thể tập trung vào công việc.
Trong số các ngành nghề có nguy cơ cao mắc phải những cơn đau này là những người làm việc trong môi trường văn phòng, thường xuyên sử dụng máy tính, ngồi làm việc tại một nơi liên tục, ít di chuyển
Trong số các ngành nghề có nguy cơ cao mắc phải những cơn đau này là những người làm việc trong môi trường văn phòng, thường xuyên sử dụng máy tính, ngồi làm việc tại một nơi liên tục, ít di chuyển… không thể tránh khỏi những cơn đau nhứt ở cổ, bả vai, thắt lưng… các triệu chứng này được gọi chung là bệnh công sở.
Bệnh công sở – Bạn có biết?
Môi trường làm việc văn phòng là nơi tiềm ẩn nhiều chứng bệnh. Làm việc gần như 100% trong nhà, ở một vị trí ngồi và thường nói chuyện trên điện thoại, viết hoặc đánh máy liên tục mở đường cho một số bệnh đau nhức ở lưng, cổ, bả vai và các ngón tay.
Nguyên nhân phổ biến của các chứng đau nhứt này là do tổn thương mô mềm, bao gồm cả các cơ, gân và dây chằng bên trong các cấu trúc, thường gặp ở người thường xuyên phải ngồi làm việc ở một tư thế mà không có sự vận động đầy đủ để thay đổi tư thế hoạt động cho các bộ phận trên cơ thể. Tinh thần căng thẳng cũng có thể dẫn đến các cơ bắp căng thẳng, tạo ra cơn đau nhức.
Video đang HOT
Cơn đau khiến bạn gập duỗi hoặc xoay trái, phải khó khăn hơn. Hoặc đơn thuần, ban đầu bạn chỉ mỏi gáy, sau đó cơn đau dần lan xuống cổ, vai dù rằng bạn đã áp dụng mọi biện pháp xoa bóp.
Cần làm gì để phòng tránh?
Những cách đơn giản để đối phó với cơn đau là phải duy trì tính di động các cơ dựa trên hoạt động bình thường của bạn. Đừng ngồi làm việc ở một vị trí cho cơ thể chịu đựng trong thời gian dài trước khi bạn cảm thấy sự cần thiết phải điều chỉnh, hãy chắc chắn rằng bạn thay đổi tư thế thường xuyên để cung cấp cho các cơ bắp một cơ hội để thư giãn.
Thường xuyên căng cánh tay, cổ tay và các ngón tay, đi bộ xung quanh nếu cơ bắp mệt mỏi, để tránh căng thẳng và tổn thương có thể xảy ra. Ngồi tại bàn làm việc, bàn chân phải bằng phẳng trên sàn, cánh tay và vai phải được thoải mái. Khi đánh máy, giữ cho cổ tay thẳng, giữ chuột càng gần càng tốt.
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng các thảo dược thiên nhiên trong dân gian thường dùng để làm giảm đau nhức khớp, mỏi cơ như: Địa liền, làm thuốc xoa bóp, chữa tê thấp; Thiên niên kiện, chữa tê thấp, bổ gân cốt, người già đau khớp xương; Huyết giác, chữa chấn thương tụ máu, chân tay đau nhức; Ô đầu, chủ yếu dùng ngoài để xoa bóp khi đau nhức, mỏi chân tay, đau khớp, bong gân… và một số thảo dược khác rất tốt cho cơ, làm tăng tuần hoàn máu có lợi cho hệ cơ lưng và vai, giúp các bó cơ vận động dễ dàng, loại bỏ nhanh triệu chứng đau nhức.
Theo TPO
Virus ebola: Những dấu hiệu nhận biết sớm trong giai đoạn ủ bệnh
Virus Ebola xâm nhập vào cơ thể sẽ khiến người bệnh gặp các triệu chứng trong 2 - 21 ngày ủ bệnh như sốt cấp tính, đau đầu tiêu chảy, đi ngoài phân đen...
Theo phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra của Bộ Y tế, các triệu chứng lâm sàng của bệnh Ebola trong thời gian ủ bệnh từ 2 - 21 ngày bao gồm: sốt cấp tính, đau đầu, mỏi cơ, nôn, buồn nôn, tiêu chảy đau bụng và viêm kết mạc.
Phát ban - một trong những triệu chứng của bệnh Ebola.
Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện phát ban. Ban đầu, ban nhú đỏ sẫm màu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban rát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.
Bên cạnh đó, xuất huyết cũng là một trong những triệu chứng của bệnh Ebola, trong đó có đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu chân răng, đái máu và chảy máu âm đạo.
Một số biểu hiện của người nhiễm virus Ebola.
Đối với những người nhiễm virus Ebola, các xét nghiệm cho kết quả như sau:
- Công thức máu: Lượng bạch cầu, tiểu cầu thường giảm
- Hóa sinh hóa: Tăng AST, ALT. Creatinin và ure có thể tăng trong thời gian tiến triển của bệnh
- Đông máu: Rối loạn đông máu nội quản rải rác
- Nước tiểu: protein niệu
- Xét nghiệm phát hiện căn nguyên: Tìm kháng nguyên, kháng thể, PCR và nuôi cấy vi rút. Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là máu được bảo quản trong môi trường vận chuyển và tuân theo quy định an toàn vận chuyển vi rút lây truyền qua đường máu.
Theo con số thống kê của Bộ Y tế, tính đến hết ngày 10/8, trên thế giới ghi nhận 1779 trường hợp nhiễm , trong đó có 961 trường hợp tử vong tại 4 nước thuộc Tây Phi. Đặc biệt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận trên 200 cán bộ y tế đã lây nhiễm virus này.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Thời tiết thất thường, bệnh nhân khớp kêu trời Miền Bắc vào thu nhưng vẫn với nắng nóng tới 37 độ, miền Trung và Nam cũng khó lường khi vừa mưa lạnh bỗng lại đổ nắng bất ngờ. Thời tiết này trở thành nỗi ám ảnh với nhiều bệnh nhân khớp. Tờ mờ sáng, Khoa Khớp của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã đông nghẹt bệnh nhân. Bà Minh (ngoài 50...