Nên ăn gì sau khi cai thuốc lá?
Sau khi quyết tâm cai thuốc thì chế độ ăn uống có thể giúp hạn chế và vượt qua sự khó chịu ban đầu.
Ảnh minh họa: Internet
Bạn có thể thay những cữ cà phê thường xuyên (kèm theo việc hút thuốc) bằng các loại thức uống nóng khác, như trà gừng hay trà mật ong chẳng hạn, cũng đủ tỉnh táo suốt buổi sáng. Trong ngày, chúng ta có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, để dùng các loại thức uống thảo dược mang tính thư giãn và hỗ trợ, xoa dịu thần kinh, giúp từ bỏ cơn thèm thuốc lá hoặc rượu bia.
Thực phẩm giúp chuyển hóa. Chúng ta biết rằng từ bỏ thuốc lá có thể chịu vài tác dụng phụ như rối loạn chuyển hóa ruột. Để kích thích hoạt động của ruột, nên hành động ngay khi thức dậy và bụng còn đói: ăn một trái kiwi hay dùng nước ép mận, hoặc nhai vài hạt lanh đã ngâm nở trước đó.
Thuốc lá kích thích điều tiết noradrenalin, một neuron giúp truyền dòng thần kinh, tăng nhịp tim. Người cai thuốc lá thường có cảm giác gặp khó khăn và não hoạt động chậm lại. Để cải thiện tình trạng, chúng ta nên có bữa ăn sáng cung cấp đủ protein giàu tyrosin – một a xít amin tiền dopamin thiết yếu giúp cho tính khí vui vẻ. Trong thực đơn nên có 1 – 2 trứng gà, giăm bông, hoặc thịt nạc. Ngoài ra cũng nên dùng hạt bí, hạt hạnh nhân, chuối, mè, chế phẩm từ sữa và đậu nành.
Video đang HOT
Thông thường, người cai thuốc lá có khuynh hướng thèm ngọt nên dễ tăng cân. Chế độ ăn hợp lý gồm tinh bột và protein, tăng cường chất xơ hòa tan và không hòa tan, cộng với vận động thể lực sẽ giúp ổn định trọng lượng cơ thể trong và sau khi cai thuốc.
Theo Thanh Niên
6 thực phẩm làm dịu họng đau rát
Để giảm bớt cảm giác đau rát họng, bạn có thể sử dụng những những loại thực phẩm sau:
Ảnh minh họa: Internet
1. Chanh
Chanh không chỉ là một loại quả giúp chị em làm đẹp hữu hiệu mà nó còn có tác dụng xoa dịu cảm giác viêm họng. Chanh rất giàu vitamin C, carbohydrate, canxi, phospho, sắt, vitamin B1, vitamin B2, là một trong những loại quả có giá trị chữa bệnh.
Chanh có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn tiêu viêm, tăng cường hệ miễn dịch... Bạn có thể pha nước chanh với nước ấm thêm một chút đường hoặc mật ông, hay bạn có thể làm món chanh muối đều được.
2. Mật ong
Mật ong là một loại thực phẩm bổ dưỡng tự nhiên giàu dinh dưỡng, cũng là một trong những loại thuốc bổ phổ biến nhất giúp chữa trị bệnh viêm họng. Mật ong có chứa các axit hữu cơ như vitamin, sắt, canxi, đồng, mangan, kali, phốt pho...
Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng có ích cho sức khỏe và các chất fructose, glucose, ôxy hóa enzyme... cũng có mặt trong mật ong, nên nó có tác dụng nuôi dưỡng, làm ẩm, giải độc, tiêu viêm, nhuận tràng... Một ly trà nóng pha thêm 1 thìa mật ong và nước cốt chanh sẽ giúp bạn giảm hẳn cảm giác đau họng.
3. Cà rốt
Cà rốt có nhiều thành phần dinh dưỡng như carbohydrate, chất béo, dầu dễ bay hơi, carotene, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, anthocyanin, canxi, sắt. Cà rốt cũng là một loại thực phẩm có tác dụng chữa bệnh đau họng tuyệt vời, vì nó làm giảm tình trạng xung huyết ở họng. Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn rằng, cà rốt được luộc hoặc hấp chín trước khi ăn, nếu không nó sẽ có tác dụng ngược lại và khiến bệnh của bạn trầm trọng hơn.
4. Gừng
Gừng được pha thành trà gừng là một phương thuốc tuyệt vời để làm dịu cổ họng đang đau và ngứa rát. Một tách trà gừng mật ong nóng sẽ giúp cổ họng bạn dễ chịu hơn tức thì. Trong khi uống trà, bạn có thể hít hà hơi trà bốc lên từ cốc sẽ giúp làm đờm bớt đặc và vùng ngực bớt căng. Mật ong sẽ giúp phủ một lớp bảo vệ lên vùng họng, ngăn ngừa sung huyết, một trong những nguyên nhân chính gây ho.
5. Quả lê
Lê có chứa protein, giàu chất béo, đường, chất xơ thô và các khoáng chất như calci, phốt pho, sắt và nhiều vitamin... Do đó, nó có tác dụng hạ huyết áp, tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc, có thể kích thích sự thèm ăn, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và giải nhiệt. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên ăn lê sẽ có thể chống nhiệt miệng, đau họng.
6. Cà chua
Cà chua giàu beta-carotene, vitamin C và các vitamin nhóm B. Chất lycopene trong cà chua có tác dụng ức chế vi khuẩn nên giảm được tình trạng viêm trong cơ thể, bao gồm cả viêm họng. Chất axit malic, axit citric và đường trong loại quả này hỗ trợ chức năng tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, cà chua còn có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện.
Theo SKGD
Ăn gì sau khi cai thuốc lá? Sau khi quyết tâm cai thuốc thì chế độ ăn uống có thể giúp hạn chế và vượt qua sự khó chịu ban đầu. Bữa sáng giàu dinh dưỡng rất có lợi cho người đang cai thuốc lá - Ảnh: Shutterstock Bạn có thể thay những cữ cà phê thường xuyên (kèm theo việc hút thuốc) bằng các loại thức uống nóng khác,...