Xử trí tắc lệ đạo
Tắc lệ đạo là khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn.
Khi đó nước mắt không còn thoát được xuống mũi như bình thường và sẽ gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống, kích thích hoặc làm cho mắt bị nhiễm trùng mạn tính.
Lệ đạo là hệ thống ống, có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới.
Do đặc điểm giải phẫu là hệ thống ống nên bệnh lý thường gặp nhất ở lệ đạo là tắc lệ đạo. Khi có tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Vì vậy, triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt. Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng ở túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường lệ. Tắc lệ đạo có thể gây viêm nhiễm, đau nhức…, nếu để lâu sẽ dẫn tới những biến chứng tại mắt.
Ai cũng có thể mắc bệnh
Bệnh lý gây tắc lệ đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên, người cao tuổi. Trẻ sau khi sinh ra (nhất là trẻ đẻ thiếu tháng) cũng có thể bị tắc lệ đạo, gọi là tắc lệ đạo bẩm sinh. Nguyên nhân tắc thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng tắc. Hầu hết các trường hợp này có thể tự khỏi khi trẻ lớn dần.
Các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải thường do các chấn thương vùng mắt, xoang hoặc sau các phẫu thuật ở xoang hàm. Những viêm nhiễm mạn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc có thể gây nên chít hẹp lệ đạo. Tắc lệ đạo gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới.
Hình ảnh tắc lệ đạo.
Biến chứng dễ gặp
Khi tắc lệ đạo, đặc biệt là tắc ở ống lệ mũi, có thể gây ra viêm túi lệ mạn tính. Bệnh nhân thường xuyên chảy nước mắt, kèm theo có chảy nhầy mủ. Vùng góc trong mắt có thể nề nhẹ, căng hơn. Ấn vào vùng này có nhầy mủ trào ra ở khóe mắt. Nếu không được điều trị, viêm mạn tính có thể tiến triển thành viêm cấp tính, gây áp- xe túi lệ, thậm chí gây rò, thoát mủ ra ngoài. Bệnh nhân thường đau nhức nhiều, vùng góc trong mắt sưng nề, tấy đỏ.
Các phương pháp trị tắc lệ đạo
Nhiều trường hợp tắc lệ đạo bẩm sinh sẽ tự cải thiện trong vòng vài tháng sau sinh khi hệ thống thoát lưu nước mắt của bé hoàn thiện hơn hoặc khi lớp màng che ống lệ mũi mở ra được. Trong một số trường hợp, bác sĩ nhãn khoa sẽ hướng dẫn cách ấn vuốt dọc cạnh mũi của bé để làm bật lớp màng này ra.
Hầu hết những trường hợp tắc lệ đạo sau chấn thương mặt sẽ không cần phương pháp điều trị hỗ trợ vì hệ thống thoát lưu nước mắt thường phải mất vài tháng mới tự hoạt động lại được. Do đó, bác sĩ nhãn khoa có thể sẽ đề nghị bệnh nhân chờ đợi vài tháng trước khi cân nhắc phẫu thuật.
Ở những trẻ mà sự bít tắc không tự cải thiện, hoặc các trường hợp người lớn bị bán tắc lệ đạo, hẹp bán phần điểm lệ, bác sĩ sẽ can thiệp bằng phương pháp thông lệ đạo. Một dụng cụ sẽ được dùng để nong giãn điểm lệ trước khi đưa que thông vào lệ đạo qua điểm lệ này. Chiếc que sẽ được luồn xuống đến mũi rồi rút ra. Sau đó, lệ đạo sẽ được bơm rửa với nước muối sinh lý để đẩy trôi những chất ứ đọng gây nghẹt.
Đối với các trường hợp lệ đạo bị hẹp tắc do viêm hoặc do mô sẹo, bác sĩ sẽ sử dụng một dây ống nhỏ luồn vào lệ đạo xuống tận ống lệ mũi, bơm hơi vào để phần bóng ở đầu ống phình ra nong chỗ hẹp, sau đó xả bóng. Phương pháp này cần phải gây mê toàn thân.
Video đang HOT
Một phương pháp khác, cũng cần gây mê toàn thân, gọi là phương pháp đặt ống. Bác sĩ sẽ đưa đoạn dây ống nhỏ vào lệ đạo thông qua 1 hoặc cả 2 điểm lệ ở góc trong của mắt, sau đó luồn hẳn xuống mũi và được giữ nguyên như vậy trong 3 – 4 tháng. Phần đầu ống ở điểm lệ được thắt nút để giữ cho dây không bị tuột mất. Điểm thắt này sẽ không gây cảm giác khó chịu.
Phẫu thuật thường được lựa chọn trong những trường hợp tắc lệ đạo tiến triển. Phương pháp này cũng khá hiệu quả đối với trẻ nhỏ bị tắc lệ đạo bẩm sinh. Tuy nhiên, nó được áp dụng sau khi các phương pháp trên thất bại.
Tiếp khẩu túi lệ mũi thường được dùng để điều trị hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo. Bác sĩ sẽ tạo điểm thông nối giữa túi lệ và mũi. Do đó, nước mắt sẽ không còn chảy xuống ống lệ mũi, nơi tắc nghẽn, như trước mà chảy thẳng vào mũi bằng đường dẫn mới. Để chỗ thông nối được ổn định, bác sĩ sẽ đặt ống vào trong và lưu ống từ 3 – 4 tháng mới lấy ra.
Để phòng ngừa viêm nhiễm sau mổ, sẽ cần sử dụng thuốc co mạch mũi và thuốc nhỏ mắt. Sau 3-6 tháng, ống đặt bên trong sẽ được lấy ra.
Nếu tắc lệ đạo do u chèn ép, phẫu thuật cắt khối u hoặc các phương pháp khác nhằm làm giảm kích thước khối u sẽ được thực hiện để giải quyết nguyên nhân.
Những nguy biến
Lệ đạo tắc nghẽn có thể dẫn đến ứ đọng vi trùng trong ống lệ mũi và gây viêm túi lệ. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm: viêm (sưng nề), mềm, đỏ ở góc mắt trong hoặc ở khu vực giữa mắt và mũi; nhiễm trùng mắt tái đi tái lại; xuất tiết nhầy mắt; đóng vảy ở lông mi; nhìn mờ; Nước mắt có lẫn vệt máu; sốt. Các triệu chứng này có thể nặng lên khi bị cảm lạnh, viêm xoang, hoặc khi ra nắng, gió và nơi có không khí lạnh.
Nhìn chung, khi có triệu chứng chảy nước mắt hoặc bị kích ứng, viêm nhiễm kéo dài, cần đi khám bác sĩ nhãn khoa để được chữa trị kịp thời.
Chảy nước mắt sống là gì? Chảy nước mắt sống có phải làm dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ không?
Nước mắt có tác dụng rất quan trọng trong việc giữ ẩm và làm sạch bề mặt nhãn cầu. Nhưng nếu xảy ra tình trạng chảy nước mắt sống thì có thể mắt bạn đang gặp vấn đề.
Vậy chảy nước mắt sống là triệu chứng của bệnh gì? Khi nào nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau mắt đỏ?
1. Chảy nước mắt sống là gì?
Bình thường, nước mắt sẽ được dẫn vào lệ đạo rồi đi xuống mũi và miệng mà không thoát ra ngoài. Nếu vì lý do gì đó, nước mắt không thoát được mà trào ra từ góc trong của mắt, thì ta gọi hiện tượng này là chảy nước mắt sống. Nói đơn giản hơn, chảy nước mắt sống là tình trạng nước mắt tiết ra liên tục không kiểm soát được và không rõ nguyên do.
Chảy nước mắt là tình trạng không hiếm gặp và thường được khắc phục hiệu quả tại nhà. Nó có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 mắt. Chảy nước mắt sống có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất ở trẻ dưới 12 tháng tuổi hoặc người trên 60 tuổi.
Chảy nước mắt sống thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi và người trên 60 tuổi. (Ảnh Internet)
2. Chảy nước mắt sống có thể là dấu hiệu của bệnh gì?
2.1. Tắc lệ đạo
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy nước mắt sống. Ngoài chảy nước mắt sống, tắc lệ đạo còn có thể làm mắt bị sưng và viêm. Nguyên nhân là do nước mắt bị đọng lại trong túi lệ lâu ngày gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng này cũng có thể dẫn đến viêm phần mũi gần mắt.
Tắc lệ đạo có thể được điều trị bằng cách day nắn vùng góc trong mắt, đồng thời nhỏ mắt bằng thuốc kháng sinh. Với trường hợp nghiêm trọng hơn thì cần bơm thông lệ đạo hoặc phẫu thuật nối thông tuyến lệ.
2.2. Khô mắt
Như bạn đã biết, vai trò của nước mắt là giữ ẩm và làm sạch mắt. Do vậy, nếu mắt bị khô thì tuyến lệ sẽ được kích thích để tăng sản xuất nước mắt. Nếu nước mắt tiết ra quá nhiều hoặc không bám dính bề mặt mắt mà thoát ra ngoài thì sẽ gây tình trạng chảy nước mắt sống.
2.3. Mắt bị nhiễm trùng
Khi bị nhiễm trùng, mắt sẽ tự động tăng tiết nước mắt để cố gắng rửa sạch vi khuẩn, virus và dịch ghèn. Các bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến thường gây chảy nước mắt sống là:
- Viêm kết mạc.
- Viêm bờ mi.
- Viêm giác mạc.
- Loét giác mạc.
- Dị ứng.
Nhiễm trùng mắt cũng là nguyên nhân phổ biến gây chảy nước mắt sống. (Ảnh Internet)
2.4. Mắt bị kích ứng
Tương tự như khi mắt bị nhiễm trùng, khi bị kích ứng mắt cũng sẽ tăng tiết nước mắt nhằm xoa dịu các tổn thương và tống các dị vật ra khỏi mắt. Các kích ứng gây chảy nước mắt sống thường gặp là:
- Vết thương hay vết xước ở mắt.
- Có dị vật ở trong mắt.
- Hóa chất văng vào mắt.
- Lông quặm, lông mi mọc quặp vào trong mắt kích thích mắt liên tục.
- Lộn mí.
Ngoài các nguyên nhân trên, chảy nước mắt sống còn có thể là bị gây ra bởi liệt dây thần kinh số VII, giảm trương lực túi lệ do tuổi già mắt bị lão hóa, mi mắt có sẹo hoặc thừa nhiều da và mỡ, tác dụng phụ của một số loại thuốc,.....
3. Chảy nước mắt sống có phải làm dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ không?
Chảy nước mắt sống là một trong nhiều triệu chứng phổ biến của bệnh đau mắt đỏ. Bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi mắt bị nhiễm trùng và viêm. Bệnh khiến mắt bị đau, sưng, đỏ và tiết nhiều dịch ghèn. Theo phản xạ tự nhiên, mắt sẽ tăng sản xuất nước mắt để làm sạch nhiễm trùng, đẩy trôi ghèn mắt, giữ ẩm và giúp mắt dễ chịu hơn.
Người bệnh sẽ chảy nước mắt sống đặc biệt nhiều nếu bị đau mắt đỏ do dị ứng. Nguyên nhân là dị ứng thường làm khô mắt. Điều này càng kích thích mắt sản xuất nhiều nước mắt hơn để giữ ẩm.
Chảy nước mắt sống có thể là dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ nếu đi kèm các triệu chứng sau:
- Mắt bị đỏ.
- Đau và khó chịu trong mắt.
- Ngứa mắt.
- Mi mắt có thể bị sưng nề.
- Cộm mắt, cảm giác như có sạn trong mắt.
- Mắt tiết ra nhiều dịch ghèn.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây chảy nước mắt sống, bạn vẫn nên đến bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám cẩn thận.
Mắt có nhiều ghèn có phải là dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ? Mắt tiết dịch ghèn là triệu chứng khá bình thường và tự nhiên của cơ thể, có mục đích làm sạch mắt. Tuy nhiên, nếu mắt có nhiều ghèn bất thường, màu sắc thay đổi thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo mắt đang bị bệnh, bao gồm cả bệnh đau mắt đỏ. 1. Mắt có nhiều ghèn là gì? Tiết...