Xử trí khi trẻ bị cảm lạnh
Trẻ bị cảm lạnh chưa cần đến viện ngay, phụ huynh có thể theo dõi tại nhà, cho uống nước ấm pha mật ong trước khi ngủ, vệ sinh mũi đúng cách.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ – Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) cho biết mùa đông lạnh cộng với chênh lệch nhiệt độ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh do sức đề kháng kém. Đây là bệnh không tránh khỏi, cần thời gian để trẻ hồi phục và hoàn thiện dần hệ miễn dịch.
Để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm ho, sổ mũi, nên cho uống đủ nước để không mất nước, tăng độ loãng của đàm nhớt dễ tống ra khỏi đường thở. Uống nước ấm để tăng độ ẩm đường thở tạo cảm giác dễ chịu. Khi bé ngủ cho nằm ở tư thế đầu cao.
Video đang HOT
Thuốc ho không có tác dụng với trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ có phản xạ ho để tống xuất đàm và nuốt luôn, phụ huynh sẽ không thấy bé khạc ra. Nồng độ acid cao trong dịch vị dạ dày sẽ phân giải virus trong đàm nhớt khi bé nuốt vào, nên phụ huynh không cần quá lo lắng, bác sĩ Vũ chia sẻ.
Với trẻ trên 12 tháng, có thể uống mật ong để giảm ho. Cách làm là pha 1/2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất với nước ấm, không thêm đường, cho bé uống trước khi đi ngủ.
Bác sĩ Phương Vũ lưu ý phụ huynh không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Lý do là trong mật ong có thể có một loại vi trùng gây bệnh botulism rất nguy hiểm với trẻ nhỏ chưa đầy một tuổi.
Trẻ trên 2 tuổi sổ mũi, nước mũi đặc, xử trí bằng cách rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý, sau đó hút nước mũi để thông thoáng đường thở giúp bé dễ bú và ngủ. Tuy nhiên không nên lạm dụng phương pháp này vì hút quá nhiều sẽ làm tổn thương sưng nề niêm mạc mũi, gây tác dụng ngược, nghẹt mũi nhiều hơn. Trẻ lớn, nên hướng dẫn bé cách hỉ mũi, rửa mũi bằng dung dịch nước muối.
Bé cảm kèm sốt, nên dùng thuốc hạ sốt đúng liều và đúng cách theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Đưa trẻ đến bệnh viện khám khi sốt cao 39-40 độ, sốt kéo dài hơn 3 ngày, trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt, khó thở, khò khè, thở rít, thở nhanh, thở co kéo, bỏ ăn, bỏ bú, tiêu chảy hay ói nhiều, nhức đầu nhiều, đau họng, đau tai kéo dài, bứt rứt khó chịu.
Tự ý dùng kháng sinh trị cảm cúm: Phản tác dụng
Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Khi bị các tình trạng này có thể điều trị giảm triệu chứng bằng cách uống thuốc giảm đau và hạ sốt.
Ảnh minh họa
Thời tiết thay đổi, tôi thường hay bị cảm cúm, nhiều người bảo tôi nên mua thuốc kháng sinh về uống cho nhanh khỏi. Vậy xin hỏi bác sĩ, việc làm này có đúng không? Mong được giải đáp.
Lê Văn Hòa (Thanh Hóa)
Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Khi bị các tình trạng này có thể điều trị giảm triệu chứng bằng cách uống thuốc giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên không ít người lại có thói quen cứ thấy ho, sốt, chảy nước mũi do cảm cúm, cảm lạnh, thậm chí là ho do dị ứng thời tiết hoặc khói bụi... là mua thuốc kháng sinh về dùng. Trong khi đó thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn chứ không hiệu quả trên virus. Do đó không thể dùng kháng sinh để trị cúm hoặc các bệnh cảm, ho thông thường khác do virus gây nên.
Sau khi bị cảm lạnh, cảm cúm có thể bạn sẽ bị nhiễm khuẩn (bội nhiễm vi khuẩn). Lúc này, một số dấu hiệu nhiễm khuẩn là đau quanh mặt và mắt, ho ra chất nhầy đặc, màu vàng hoặc màu xanh lá. Nếu các triệu chứng này kéo dài hoặc tình trạng trở nên xấu hơn mỗi ngày thì có thể cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra, lúc này bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh nếu thấy cần thiết cho điều trị.
Bạn không nên tự ý hay lạm dụng kháng sinh khi chưa được sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ, cũng không nên coi kháng sinh là thần dược trị cảm cúm. Vì tự dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh khiến bệnh không khỏi mà còn dẫn đến nhiều biến chứng, làm cho việc chữa trị bệnh sẽ kéo dài hơn. Việc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi còn làm tăng nguy cơ phát sinh những loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh hết sức nguy hiểm, thậm chí sẽ tử vong bởi những nhiễm khuẩn thông thường sau này.
Vì vậy, để tránh hậu quả và dùng thuốc an toàn, khi có bệnh, bạn cần đi khám để dùng đúng thuốc. Khi được kê đơn dùng kháng sinh, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và uống đúng liều được kê.
Bé trai sơ sinh có đường dẫn máu bị đảo ngược Con trai của sản phụ 30 tuổi, mắc dị tật bẩm sinh chuyển vị đạt động mạch, đường dẫn máu ra khỏi các buồng tim bị kết nối sai. Ngày 16/12, sau hai tuần chào đời phải nằm viện điều trị, bé lần đầu nhấm nháp dòng sữa ngọt qua xi-lanh đã tiệt khuẩn. Cậu bé nhóp nhép sữa, miệng chúm chím muốn...