Xử trí khi bị chấn thương tinh hoàn
Trẻ em hiếu động nên khi vui chơi chạy nhảy dễ bị chấn thương tinh hoàn. Khi lỡ xảy ra chấn thương bộ phận này, bố mẹ rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến giống nòi về sau. Vậy phải xử lý thế nào?
Tinh hoàn có một vỏ bao rất chắc
TS.BS Nguyễn Thành Như, Hội Y học Giới tính châu Á – Thái Bình Dương, nguyên Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TPHCM cho biết, tinh hoàn có một vỏ bao rất chắc, nếu chấn thương mạnh như bị trúng “cước” lúc tập võ hay đá banh, làm vỏ bao này bị rách (gọi là bể tinh hoàn) thì trẻ sẽ bị đau dữ dội, bên tinh hoàn bị bể sưng to rất nhanh, có thể thấy màu da bìu chuyển từ trắng sang đen sì. Lúc này nếu đưa cháu đi siêu âm sẽ thấy bao tinh hoàn bị rách, máu chảy nhiều. Trường hợp này phải mổ. Mổ có thể là phải cắt luôn bên tinh hoàn hư nát, hoặc nếu thấy tinh hoàn chỉ bị dập một phần thì bác sĩ sẽ cắt bỏ phần dập đó, giữ lại phần mô tinh hoàn còn tốt, khâu bao lại. Ai cũng lo lắng liệu còn “một hòn” liệu sau này trẻ trưởng thành có thể thể sinh con không, có yếu hơn người bình thường không? Thế nhưng, ngược lại, “bé 1 hòn” có thể sẽ đẻ ngon hơn “bé 1,5 hòn”. Sự rắc rối là do “gã tinh trùng”.
Cơ thể người nào cũng có hệ miễn dịch, chức năng của nó là ghi nhận tế bào nào là người nhà thì cho sống, còn tế bào nào là kẻ lạ thì phải diệt. Hệ miễn dịch chỉ cần một vài năm đầu sau sinh là lập trình xong “ai quen – ai lạ”.
Chưa dậy thì chẳng có con tinh trùng nào
Video đang HOT
TS.BS Nguyễn Thành Như cho biết thêm, trước khi dậy thì, cơ thể bé trai chẳng có con tinh trùng nào hết, hệ miễn dịch chẳng hề biết tinh trùng là ai. Đến khi trẻ dậy thì, cơ thể sản xuất ra tinh trùng thì hệ miễn dịch xem tinh trùng là “kẻ xa lạ” nên tìm diệt. Để tránh bị hệ miễn dịch truy tìm, tinh trùng của một người chẳng bao giờ tiếp xúc với máu (trong đó có các tế bào của hệ miễn dịch). Khi một trẻ bị bể tinh hoàn thì sau nhiều giờ tinh trùng tiếp xúc với máu, hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt và tìm diệt không chỉ tinh trùng của bên tinh hoàn bị bể (nếu bác sĩ giữ lại một phần tinh hoàn này) mà cả tinh trùng của bên tinh hoàn bên không bị chấn thương. Do vậy, nếu trẻ chưa dậy thì (cơ thể chưa có tinh trùng) thì khi bị bể tinh hoàn, các bác sĩ cố gắng giữ lại càng nhiều mô tinh hoàn càng tốt.
Còn trẻ đang dậy thì mà bị bể tinh hoàn thì có bác sĩ khuyên nên mố cắt bỏ luôn tinh hoàn đó càng sớm càng tốt để tránh hệ miễn dịch tạo ra kháng thể kháng tinh trùng. Trên thực tế thì hầu như không có bác sĩ nào “mạnh tay” cắt bỏ ngay tinh hoàn bị bể mà luôn cố gắng khâu nối giữ lại mô tinh hoàn còn tốt. Và do đó, khả năng sinh sản của trẻ 1,5 hòn có thể yếu hơn của trẻ 1 hòn.
TS.BS Nguyễn Thành Như chia sẻ, trường hợp, “bi” của trẻ chỉ bị dập thôi, vỏ bao chưa rách, bị đau và sưng to, nếu không mổ, chỉ dùng giảm đau thôi cũng có thể tự lành, chẳng sao hết. Tuy nhiên, nó có thể nó sẽ bị teo dần sau vài tháng hoặc cơ thể cháu lại tiết ra kháng thể kháng tinh trùng (nếu trẻ đang dậy thì) làm tinh trùng của cả hai tinh hoàn đều bị yếu, bất động, không có con được. Nhưng nếu mổ cắt bỏ ngay tinh hoàn bị chấn thương để cơ thể trẻ không sản xuất ra kháng thể kháng tinh trùng hay loại bỏ mô tinh hoàn bị dập, giữ lại mô tốt cho trẻ có nguy cơ có kháng thể kháng tinh trùng, hiện chưa có câu trả lời xem biện pháp nào là tốt nhất cho khả năng sinh sản của trẻ.
Chưa có phác đồ điều trị tốt nhất cho khả năng sinh sản của bé trai bị chấn thương “bi”. Tùy tình huống cụ thể, tùy kinh nghiệm riêng mà các bác sĩ sẽ chọn cách điều trị tốt nhất cho trẻ.
TS.BS Nguyễn Thành Như
Theo VNE
Vì sao nam giới ngày càng yếu đi?
Nam giới trên 40 tuổi, các tế bào của tinh hoàn bắt đầu thoái hóa, thay bằng các sợi collagen. Lượng testosteron giảm dần, kéo theo giảm ham muốn tình dục, nhịp độ giao hợp thưa.
Các cơ trơn trong các thể bao quanh các mạch máu trong dương vật dưới tác dụng của adrenalin và hệ giao cảm sẽ co thắt thường xuyên hơn, làm cho kích thước dương vật thun lại; cần nhiều thời gian hơn mới cương lên được, xuất tinh sớm hơn; chất lượng sinh hoạt tình dục giảm.
Về sinh lý, những thay đổi có thể nhận thấy dễ dàng như béo phì, lượng mỡ tích tụ ở vùng bụng ngày càng nhiều, vú to hơn, tinh hoàn và dương vật nhỏ lại, râu bớt phát triển, bắp thịt không còn săn chắc. Đó là biểu hiện của một quá trình thiếu hụt testosteron.
Áp lực công việc là nguyên nhân gây suy giảm tình dục.
Ở nam giới rối loạn tình dục thể hiện qua nhiều dạng như bị bất lực, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn. Phần lớn do các bệnh rối loạn nội tiết, bị bệnh ở tuyến yên; có can thiệp phẫu thuật cột sống... Đây là những yếu tố làm quá trình suy giảm tình dục xảy ra sớm hơn, mạnh hơn.
Giải pháp nào?
Khi thấy có biểu hiện suy giảm tình dục, cả hai vợ chồng cần tham vấn chuyên gia về tình dục hay bác sĩ chuyên khoa, không nên tự giải thích hay tìm cách tự điều trị vừa mất thời gian vừa tốn tiền mà không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy sống thoải mái, trao đổi thẳng thắn những bí ẩn về vấn đề mình đang gặp phải với người bạn tình là giải pháp tối ưu, đúng đắn nhất khi bị suy giảm tình dục.
Nếu sức khỏe kém, cần tham gia hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa để nâng cao thể chất và tinh thần. Hãy ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng; cải thiện môi trường và khung cảnh sinh hoạt tình dục (yên tĩnh, mát mẻ, kín đáo, thoải mái).
Theo VNE
"Chuyện ấy": hỏi và đáp Dù tinh trùng có thể sống nhiều tuần trong tinh hoàn nhưng chúng chỉ có khả năng thụ tinh trong khoảng 24 đến 48 giờ sau khi xuất tinh. Bạn gái tôi từ chối quan hệ nếu tôi không mặc "áo mưa" nhưng tôi lại không thích sử dụng nó. Tôi nên làm gì trong trường hợp này? Nếu bạn muốn một mối...