Xử phạt xe quá tải: Qua trạm cân chỉ hớt “ngọn”
Lập trạm cân chỉ là giải pháp tình thế, đây chỉ là xử lý phần ngọn. Gốc rễ của vấn đề đòi hỏi phải siết chặt quản lý Nhà nước từ quy định nhập khẩu xe siêu tải, cho đến quy định đăng kiểm, quản lý vận tải, chế tài xử phạt…
Để xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam (ĐBVN – Bộ GTVT) triển khai kiểm tra, cân tải trọng các xe để xử phạt, từ ngày 9 đến hết ngày 28-4. Ngoài ra, đơn vị này cũng đề nghị lập 67 trạm cân lưu động để kiểm soát. Song, khó có thể dẹp tận gốc xe quá tải khi nhiều vấn đề cốt lõi chưa được giải quyết.
Đã có 14 xe bị xử phạt quá tải trong 2 ngày nay
Video đang HOT
Hai ngày xử lý… 14 xe
Để ngăn chặn tình trạng xe quá tải trọng, quá khổ “băm” nát đường, Tổng cục ĐBVN đã triển khai hệ thống trạm kiểm tra trọng tải xe (trạm cân) tại Quốc lộ 5 (QL5) làm thí điểm. Tại Km 78 – Km 79 thuộc địa phận xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng trong ngày đầu xử phạt 9-4, tổ công tác liên ngành của Tổng cục ĐBVN và Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (Bộ Công an) chỉ xử lý được 5 trường hợp xe chở quá tải, ngày 10-4 có 9 trường hợp. Trong khi, trung bình, có khoảng 6.000 xe container/ngày đêm lưu thông trên tuyến này. Theo Thượng tá Lưu Thanh Hiệp, Phó trưởng Phòng 6, Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an), những ngày vừa qua, xe trọng tải lớn chạy trên QL5 không nhiều, phần lớn là chở container rỗng. Có tình trạng này là do các doanh nghiệp (DN) vận tải đang dò xét, nghe ngóng để có… đối sách.
Thực tế đã chứng minh, trong ngày 9 và 10-4, trên QL5 gần như vắng bóng xe quá tải. Tuy nhiên, ở điểm cách chốt của tổ công tác chừng 3km, xe container xếp hàng dài, ngay trước trạm thu phí số 2 QL5. Theo tìm hiểu, các DN vận tải còn nghe ngóng vì chưa biết thực hư việc kiểm tra như thế nào, kiểm tra toàn bộ tải trọng xe hay kiểm tra trọng tải của trục. Trước thắc mắc này, ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, do năng lực trạm cân chưa làm được, vì vậy trong đợt này, chỉ kiểm tra tổng trọng tải xe. Trong khi đó, ông Cường tiết lộ: “Khi hàng hóa xếp lệch, tải trọng trục sẽ dồn về một phía, gây hư hỏng cầu đường hơn so với trọng tải toàn bộ xe quá tải”. Còn theo Thượng tá Lưu Thanh Hiệp, việc xử phạt xe chở quá tải mà chủ yếu là lái xe mới chỉ là phần ngọn, gốc của vấn đề chính là DN, chủ hàng thuê xe chở quá tải phá hỏng đường sá.
Xử phạt chỉ là phần ngọn
Tại Việt Nam, giai đoạn 1993 – 2003, đã xây dựng 27 trạm cân xe cố định trên 13 quốc lộ. Nhưng quy mô hoạt động của những trạm này còn nhỏ, hệ thống trang thiết bị lạc hậu, điều khiển thủ công nên việc kiểm tra phát hiện xe chở quá tải mất thời gian. “Đã xảy ra một số vụ tiêu cực do cán bộ, nhân viên lợi dụng hạn chế kỹ thuật của thiết bị, thông đồng với lái xe bỏ qua những trường hợp quá tải để trục lợi bất chính”, ông Cường cho biết.
Từ năm 2007 đến nay, Bộ GTVT đã xây dựng 2 trạm kiểm tra tải trọng xe thí điểm ở Dầu Giây (Đồng Nai) QL1 và Quảng Ninh QL18. Hai trạm này áp dụng công nghệ hiện đại nhưng số lượng quá ít, nhiều xe đã “né” bằng cách đi vòng. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, kiểm soát để xử lý xe quá khổ, quá tải trên đường hiện nay của lực lượng CSGT cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khi phát hiện vi phạm mới chỉ xử phạt hành chính mà không đủ cơ sở vật chất để cưỡng chế hạ tải. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng vi phạm vượt tải ngày càng tăng cao.
Trong khi thực hiện Quy hoạch Trạm cân cố định mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, Tổng cục ĐBVN cho rằng, cần phải triển khai đầu tư ngay 67 bộ cân lưu động, thành lập các trạm cân xe lưu động tại các tuyến đường có lưu lượng xe tải lớn, khu vực gần các nguồn hàng như bến, cảng, công trường xây dựng, mỏ vật liệu, khu công nghiệp… Lý giải về việc đưa các trạm cân di động vào hoạt động trước, theo Tổng cục ĐBVN, các trạm cân này có thể triển khai ngay, trong khi trạm cố định chưa đủ điều kiện về địa điểm vì phải làm các thủ tục giao đất, xây dựng hệ thống nhà cân, nhà kho dỡ tải… sẽ mất thời gian cũng như kinh phí đầu tư nhiều, song đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, xử lý phần ngọn, gốc rễ của vấn đề phải siết chặt từ quản lý Nhà nước như quy định nhập khẩu xe siêu tải, quy định đăng kiểm, quản lý vận tải, chế tài xử phạt…
Theo ANTD
Bắt 2 ổ cờ bạc "lưu động"
Tiếp tục triển khai các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội, trong ngày 5-3, lực lượng Chống tệ nạn xã hội (Đội 2), Phòng CSHS - CATP Hà Nội đã liên tiếp đấu tranh triệt phá 2 "sới bạc" hoạt động dưới hình thức "lưu động".
Các đối tượng đánh bạc bị Đội 2, Phòng CSHS bắt tại quận Long Biên vào ngày 5-3
Sau nhiều ngày thực hiện các biện pháp trinh sát, Đội 2, Phòng CSHS - CATP Hà Nội phối hợp với CAQ Long Biên phát hiện hoạt động tổ chức đánh bạc của một số đối tượng ở phố Ngọc Lâm, phường Gia Thụy, quận Long Biên. Các đối tượng tổ chức đánh bạc dưới hình thức xóc đĩa và thường xuyên di chuyển địa điểm để tránh bị phát hiện. Thành phần tham gia "sới bạc" di động đa số ở khu vực quận Long Biên và huyện Đông Anh (Hà Nội). Ngoài ra, còn một số đối tượng ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội) và tỉnh Bắc Ninh cũng thường xuyên có mặt để. Trưa 5-3, các trinh sát Đội 2 chia thành nhiều mũi, áp sát ngôi nhà số 570 phố Ngọc Lâm, phường Gia Thụy, quận Long Biên, đã phát hiện hàng chục đối tượng đang say máu nhau trên chiếu bạc. Thượng tá Lê Huy, Đội trưởng Đội 2 đã phát lệnh đột kích "sới bạc" và bắt quả tang 22 "con bạc" đang chơi xóc đĩa, thu tại chỗ 55,9 triệu đồng và nhiều tang vật khác liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc. Chủ nhà là Nguyễn Thị Luyến, SN 1968, đã phải ký vào biên bản phạm pháp bắt quả tang hành vi tổ chức đánh bạc.
Các đối tượng bị bắt khai nhận thông qua vợ chồng Luyến để tổ chức đánh bạc. Với vai trò chủ "sới bạc", Luyến và chồng là Nguyễn Văn Lâm, SN 1964, đã thông qua một số "vệ tinh" để tụ tập các "con bạc" ở nhiều nơi, sau đó về nhà Lâm - Luyến chơi xóc đĩa và các đối tượng tham gia phải nộp phế 500 nghìn đồng cho Lâm. Luyến đảm trách vai trò cảnh giới, mở, đóng cửa cho các "con bạc" ra vào "sới bạc". Đội 2 được biết, các đối tượng còn di chuyển ở nhiều nơi để tránh bị nhân dân và công an phát hiện, đấu tranh triệt phá. Cơ quan điều tra đã làm rõ vai trò cầm cái chơi xóc đĩa được vợ chồng Lâm - Luyến giao cho Kiều Văn Kiên, SN 1984, ở phường Đức Giang, quận Long Biên. Ngay sau khi bắt quả tang hoạt động cờ bạc tại nhà Luyến, Đội 2 tiếp tục trinh sát, phối hợp với Công an xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát hiện và bắt quả tang một nhóm đối tượng chơi cờ bạc dưới hình thức xóc đĩa tại khu vực thôn Giang Soi, xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa. Các đối tượng bị bắt khai cầm đầu "sới bạc" này là Nguyễn Văn Bình, ở huyện Ứng Hòa. Trong quá trình bắt giữ các đối tượng tham gia đánh bạc, Bình đã bỏ trốn. Hoạt động đánh bạc của Bình được tổ chức dưới hình thức "lưu động", thường xuyên di chuyển địa điểm và thu phế của mỗi "con bạc" 100 nghìn đồng.
Theo Thượng tá Lê Huy, 2 vụ tổ chức đánh bạc đang được Đội 2, Phòng CSHS - CATP Hà Nội phối hợp với CAQ Long Biên và CAH Ứng Hòa tiếp tục khai thác mở rộng.
Theo ANTD
Chồng vung rìu bổ vợ rồi đổ thừa tàu hỏa cán chết Sáng ngày 7-3, TAND tỉnh Bình Định đã mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt bị cáo Lê Thanh Tuấn (33 tuổi, ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, Vân Canh) mức án tù chung thân về hành vi giết người. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị T. (31 tuổi), vợ Tuấn. Theo cáo...