Xử phạt nhiều trường hợp tại TP.HCM để lăng quăng ‘ngoe nguẩy’
Tại TP.HCM, nhiều quận, huyện đã xử phạt hành chính nhiều trường hợp để phát sinh lăng quăng, đa số những trường hợp này mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không chấp hành.
Một tổ trưởng tổ dân phố tại TP.HCM đang tích cực dọn lăng quăng xung quanh khu vực dân cư – Ảnh: THU HIẾN
Nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn tái phạm
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 7-7, ông Lê Đình Thịnh – chủ tịch UBND xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP.HCM – cho biết UBND xã vừa xử phạt 2 hộ dân sống trong khu vực dân cư không chấp hành quy định, để lăng quăng phát sinh.
Trường hợp thứ nhất là nhà ông H. (61 tuổi) làm nghề bán phế liệu, do để rất nhiều vật dụng chứa nước, tạo điều kiện cho lăng quăng phát triển thành muỗi. UBND xã đã kiểm tra nhắc nhở ông H. và hướng dẫn cách diệt lăng quăng, muỗi. Nhưng đến lần kiểm tra thứ 2, UBND xã tiếp tục ghi nhận nhiều vật dụng trong nhà vẫn còn lăng quăng “ngoe nguẩy”… nên đã yêu cầu ông H. làm cam kết.
Đến lần thứ ba, đoàn kiểm tra vẫn thấy nhiều lăng quăng trong vật dụng đọng nước nên đã quyết định phạt ông H. 2 triệu đồng.
Tương tự, ông Đ.D. (40 tuổi) làm nghề thợ mộc cũng để lăng quăng có mặt tại khu vực sản xuất, mặc dù đã được nhắc nhở và làm cam kết trước đó.
Ngoài ra, mới đây, UBND phường Tân Tạo, UBND phường Bình Hưng Hòa B (quận Bình Tân) cũng đã xử phạt một số cá nhân, tổ chức với vi phạm tương tự.
Video đang HOT
Nhân viên các trạm y tế dán băngrôn tuyên truyền sốt xuất huyết tại một ổ dịch – Ảnh: THU HIẾN
Ông Thịnh cho biết thêm, cả 2 trường hợp bị phạt đã đóng phạt đầy đủ. Tính đến thời điểm hiện tại, xã có gần 220 ca sốt xuất huyết cả nhập viện điều trị nội trú lẫn khám ngoại trú, không có trường hợp tử vong.
“Cơ quan chức năng của xã đã xử lý 53 điểm nguy cơ và 12 ổ dịch. UBND phường sẽ tiếp tục xử phạt những trường hợp không thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, để phát sinh muỗi vằn gây sốt xuất huyết”, ông Thịnh nhấn mạnh.
Theo thông tin từ UBND quận Bình Tân, Trung tâm Y tế quận đã phối hợp UBND 10 phường tăng cường kiểm tra, giám sát, xóa các điểm có nguy cơ về bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn quận. Qua đó, lực lượng chức năng đã phát hiện 140 điểm có lăng quăng, cho ký cam kết 132 trường hợp, xử lý vi phạm hành chính (theo nghị định 117/2020/NĐ-CP) 12 trường hợp đối với các hành vi để phát sinh muỗi, lăng quăng gây bệnh.
Sáng 7-7, kỳ họp thứ 6 HĐND TP.HCM khóa X bước vào buổi làm việc thứ 2. Trả lời ý kiến của các đại biểu về công tác phòng chống dịch COVID-19 và dịch sốt xuất huyết, ông Tăng Chí Thượng – giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho rằng “việc này rất đáng lo”.
Dự báo những tháng còn lại của năm 2022, những tháng cao điểm của mùa mưa, số ca mắc sẽ tăng, số ca nặng, tử vong cũng tăng nếu không quyết liệt hơn nữa trong việc phòng bệnh ngay từ bây giờ.
Ông Thượng cho biết muỗi vằn lan truyền sốt xuất huyết được mệnh danh là “con muỗi quý tộc”, lăng quăng của muỗi này chỉ sống trong nước sạch.
Do đó người dân cần chú ý các vật dụng chứa nước vì việc phun hóa chất diệt muỗi chỉ là biện pháp cấp bách để giảm nhanh số muỗi tăng trưởng nhưng khi hóa chất hết hiệu lực, lứa muỗi mới lại phát sinh.
Người dân Tây Nguyên bắt đầu quay lại miền Nam làm việc
Nhiều người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đang bắt đầu quay lại các tỉnh thành Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai để làm việc lại, kiếm tiền chi tiêu và tiền ăn tết.
Một đoàn xe đang trên đường vào Bình Dương làm việc trở lại - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Ngày 15-10, ghi nhận trên quốc lộ 14 đoạn qua tỉnh Đắk Nông, hàng chục đợt xe của người dân từ các tỉnh Tây Nguyên đang trên đường vào các tỉnh thành phía Nam làm việc trở lại.
Những người này phần lớn đều là công nhân ở các công ty gia công giày da, dệt may ở các tỉnh thành Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM. Đây là những người về Tây Nguyên từ những đợt đầu tiên (từ cuối tháng 4 đến tháng 7-2021).
Anh Nguyễn Quang Đại (28 tuổi, trú huyện Cư Jút, Đắk Nông) cho biết do dịch bệnh căng thẳng, hồi tháng 6 anh từ TP.HCM về quê ở Đắk Nông. Thời gian ở nhà, ai thuê gì anh Đại làm nấy, thu nhập không ổn định. Nay khi nghe tin công ty ở TP.HCM kêu gọi công nhân trở lại xưởng, anh Đại và bạn cùng đi.
Còn chị Phạm Thị Sa (28 tuổi, trú huyện Cư M'Gar, Đắk Lắk) cho biết khi còn ở TP.HCM, chị đã thất nghiệp 2 tháng. Sau đó chị về quê từ đó đến nay, đã 5 tháng chị không có việc làm, tiền sinh hoạt phụ thuộc vào gia đình.
"Tôi nghỉ dịch tháng này là tháng thứ 5 rồi, giờ TP.HCM bình thường trở lại dần rồi, công ty của tôi cũng gọi trở lại làm việc nên chúng tôi quay trở lại làm việc kiếm tiền tiêu tết. Giờ chúng tôi cũng muốn được tiêm vắc xin để được đi làm", chị Sa chia sẻ.
Cùng ngày, ông Đào Kim Nghiệp - phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông - cho biết hiện ở chốt kiểm dịch Cai Chanh (xã Đắk Ru, huyện Đắk R'Lấp) mỗi ngày vẫn đón gần 2.000 người từ các tỉnh thành phía Nam về Tây Nguyên. Từ đầu tháng 10-2021 đến nay có khoảng 40.000 - 50.000 lượt người về qua chốt này.
Cũng theo ông Nghiệp, trong khoảng 2-3 ngày qua bắt đầu xuất hiện nhiều đợt người dân chạy xe máy từ các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông ngược vào Bình Phước, TP.HCM. Lượng người này khá đông và đang tiếp tục có xu hướng gia tăng hằng ngày.
Một CSGT hướng dẫn người dân đi đúng đường khi qua TP Gia Nghĩa, Đắk Nông - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Ở phía chốt kiểm dịch thuộc huyện Bù Đăng (Bình Phước), lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện này cho biết các đoàn người từ Tây Nguyên quay trở lại miền Nam làm việc đang được lực lượng CSGT tập hợp lại đưa đi qua tỉnh Bình Phước. Việc này nhằm đảm bảo những người này không dừng đỗ sai quy định dọc đường.
"Toàn bộ người chỉ đi quá giang qua tỉnh, chúng tôi đều tổ chức đoàn đón qua. Chỉ người đang ở vùng đỏ nhưng đến Bình Phước khi không đảm bảo các yêu cầu y tế, chúng tôi sẽ yêu cầu quay lại", vị này cho hay.
Lực lượng CSGT Bình Phước tổ chức, dẫn đoàn người dân qua địa bàn, đảm bảo an toàn phòng chống dịch - Ảnh: B.A
Nhiều nơi vận động dân quay trở lại làm việc
Nhiều nơi ở tỉnh Đắk Nông, hiện chính quyền địa phương cũng đang vận động người dân quay trở lại làm việc.
Ông Đoàn Văn Phương, phó chủ tịch UBND huyện Đắk Glong, cho biết trong thời gian qua địa phương tiếp nhận lượng lớn người lao động trở về. Trước mắt, địa phương sẽ hướng dẫn người dân làm hồ sơ để nhận hỗ trợ do ảnh hưởng từ đại dịch.
"Hiện tại, một số lao động được hỗ trợ việc làm tại quê nhà. Tuy nhiên, huyện có chủ trương là chính quyền các cấp cần tăng cường vận động, tuyên truyền người dân trở lại nơi làm việc sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đây là cách để người lao động bảo đảm đời sống, vừa thực hiện nhiệm vụ khôi phục sản xuất sau thời gian bị ảnh hưởng từ dịch bệnh", ông Phương nêu quan điểm.
Chi hỗ trợ đợt 3 tại TP.HCM kéo dài đến 22-10 Ông Lê Minh Tấn - giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM - cho biết đến 16h ngày 15-10, các quận, huyện, TP Thủ Đức đã chi hỗ trợ đợt 3 cho khoảng 4,61/6,33 triệu người đã được duyệt danh sách (khoảng 74%). Chi hỗ trợ đợt 3 cho người dân TP.HCM - Ảnh: VŨ THỦY Theo đó,...