Xử phạt học sinh, thế nào cho đúng?
Vụ ép cô giáo quỳ xuống xin lỗi phụ huynh học sinh vừa qua ngay trong ngôi trường mình giảng dạy ở Trường tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) đã gây chấn động dư luận không chỉ trong ngành giáo dục. Có giới hạn nào cho việc xử phạt, răn dạy học sinh, có khoảng cách nào của đạo nghĩa thầy trò xưa và nay, có tổn thương nào trong học sinh khi đem những hành xử kiểu “luật rừng” vào môi trường giáo dục?
Hình ảnh thầy và trò thời xưa: Văn hoá ‘Tôn sư trọng đạo’ của người Việt. Ảnh: TT&VH
Bài 1: Phải phạt, nhưng phải đúng luật
Ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục khẳng định bất kể hình thức làm nhục, xúc phạm danh dự, ảnh hưởng đến danh dự nghề nghiệp của người giáo viên đều sẽ có hình thức xử lý nếu như vi phạm pháp luật.
Răn dạy học sinh trong truyền thống
Gần đây rất nhiều vụ việc đau lòng xảy ra trong môi trường giáo dục như học trò đánh nhau, thầy đánh trò, trò đánh thầy và cũng có cha mẹ học sinh vào trường, vào lớp đánh thầy cô. Những câu chuyện dài khiến ta không khỏi đặt câu hỏi đâu là giới hạn cho việc xử phạt, răn dạy học sinh và phải chăng đạo nghĩa thầy trò đang suy giảm tới cực tiểu.
Nói về răn dạy học sinh trong truyền thống, việc bắt học sinh quỳ gối, đánh mạnh vào lòng hoặc mu bàn tay… vẫn được áp dụng song song với các hình thức xử phạt nhẹ hơn như úp mặt vào tường, lao động trên sân trường hay chép phạt.
Nhiều ý kiến cho rằng việc phạt học trò bằng hình thức này là chuyện bình thường, thậm chí là cần thiết. Nhiều người còn so sánh với hình phạt của thầy cô ngày xưa, có khi bị đòn roi còn nặng nề hơn.
Thầy giáo Nguyễn Thế Minh, nguyên là giảng viên Đại học Ngoại ngữ Hà Nội nay đã nghỉ hưu cho biết, thời ông còn nhỏ, việc thầy giáo sử dụng đòn roi với học sinh là chuyện rất bình thường. Dù là lỗi nhỏ như viết sai, thầy giáo của thầy có thể dùng thước bằng gỗ lim đánh thật đau vào tay học sinh mà không học sinh nào dám kêu ca. Những cái đánh đau điếng đầy răn dạy đến thế theo thầy cả trong những hành trang sang CHLB Đức du học và sau này nối tiếp nghiệp trồng người. Thầy quả quyết, đức tính không cẩu thả trong học tập, quyết tâm trong công việc có được từ những đòn đau ngày xưa.
Một nhìn nhận khác về vấn đề xử phạt với học sinh trong truyền thống, thầy giáo già Nguyễn Trà – người mở lớp học hướng thiện dạy cho học trò nghèo tại phường Phương Liên (Hà Nội), người có hơn 40 năm kinh nghiệm giảng dạy trong đó 24 năm là dạy học miễn phí cho các trường hợp trẻ lang thang, trẻ em nghèo khẳng định người thầy giáo có tâm sáng với học sinh thì học sinh kém, học sinh hư đến đâu cũng có thể cảm hóa. Ông cho rằng người thầy phải mẫu mực trong ăn mặc, nói năng, cư xử và trình bày văn bản… để cho học trò nhìn vào đó mà noi theo. Ông : “Chỉ những người có tấm lòng cao thượng mới trở thành người thầy tốt”.
Thay đổi đáp ứng giáo dục hiện đại
Nếu nhìn nhận theo hướng soi chiếu pháp luật bảo vệ quyền trẻ em, quyền con người trong bối cảnh của nền giáo dục ở nước ta hiện nay, việc xử phạt học sinh bằng đòn roi là vi phạm luật. Điều đó càng khiến dư luận quan ngại về công cuộc cải cách giáo dục hiện nay?
Ngay sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng cũng đã chính thức vào cuộc xử lý vụ việc phụ huynh gây áp lực khiến cô giáo tại Trường tiểu học Bình Chánh phải quỳ gối xin lỗi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan chủ quản cũng đã lên tiếng, chỉ đạo xử lý vụ việc nhưng dường như câu chuyện đau lòng này vẫn chưa lắng xuống.
Video đang HOT
Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT về Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo do Bộ GD-ĐT ban hành quy định rõ để giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo, người giáo viên “không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.”
TS Trương Đình Mậu, Nguyên Phó cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) khẳng định: “Luật Giáo dục đã chỉ rõ, giáo viên không được quyền đánh học trò dưới bất cứ hình thức nào. Không được xúc phạm đến thân thể và nhân phẩm của học trò. Nhưng theo tôi, phải căn cứ vào trường hợp cụ thể. Ví dụ, học trò học giỏi, giáo viên khích lệ bằng cách côc nhe, bẹo má. Xét về lý thuyết là cũng xâm phạm thân thể. Nhưng động cơ lại là khác. Do đó, nắm chắc bản chất vấn đề để xử phạt đúng người đúng tội.
Khi học sinh vi phạm, điều đầu tiên là giáo viên phải kiên nhẫn. Đúng là có lúc giáo viên bực lắm, nhưng họ phải kiên nhẫn và phải dùng các phương pháp giáo dục đúng đắn, đừng bộc phát lên để có hành vi bạo lực, vì bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực.”
Đau lòng trước việc cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ và coi đây là biểu hiện của sự bất lực của nhà trường và giáo viên trước hiện tượng phụ huynh thế lực trong trường học, TS Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) : “Với những người làm trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta đã thấm thía việc “yêu cho roi cho vọt” mang lại hậu quả gì chưa? Với nhóm phụ huynh trừng phạt cô giáo, bản thân họ đã nhận ra mình “làm gương” gì cho con chưa?
Và cuối cùng tất cả chúng ta đều đã bị tổn thương. Không chỉ những người trong cuộc, những vụ việc như thế này đang làm xói mòn niềm tin của xã hội về vị thế và phẩm chất của nhà giáo; làm giảm đi sự gắn bó và yêu nghề của những giáo viên giỏi khi nguy cơ bị phụ huynh tấn công trong ngay môi trường làm việc và không thể được bảo vệ bởi lãnh đạo nhà trường là có thật.”
Rõ ràng, giữa các làn sóng giáo dục Đông – Tây, kim – cổ, phụ huynh đang rất hoang mang trong việc dạy con. Nhiều gia đình mất trạng thái cân bằng trong dạy con và nó bộc lộ trong cả tương tác với nhà trường, giáo viên. Nhiều phụ huynh phó thác hoàn toàn cho nhà trường, không quan tâm đến con. Và chiều hướng ngược lại, nhiều người lại can thiệp thô bạo vào mọi vấn đề của con, bênh con vô lối mà thiếu đi sự khách quan, tỉnh táo và cả sự bao dung, cảm thông.
Sự việc “cô giáo quỳ gối” không phải là chuyện của một đứa trẻ, một cô giáo hay một phụ huynh mà là của cả ngành giáo dục. Nó giống như “giọt nước tràn ly”, là sự đổ vỡ của nhiều vấn đề như áp lực của giáo viên, bạo lực trong trường học, chương trình, sự tự chủ của người thầy. Nơi đề cao sự tôn nghiêm mà giá trị con người lại bị xem nhẹ.
Theo Baotintuc.vn
Nóng 24h qua: Ca sĩ Châu Việt Cường nhập viện cấp cứu vì ăn quá nhiều tỏi
Ca sĩ Châu Việt Cường phải cấp cứu tại bệnh viện do bỏng cổ họng và thông tin mới vụ cô giáo phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh là những tin "nóng" nhất ngày 8/3.
Công an tiếp tục làm việc với bạn ca sĩ Châu Việt Cường
Ngày 8.3, Công an quận Ba Đình (TP Hà Nội) đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của ca sĩ Châu Việt Cường (tên thật là Nguyễn Việt Cường; SN 1984, quê ở Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) vì liên quan đến cái chết của chị T.M.H. (20 tuổi, trú huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội).
Căn hộ nơi Châu Việt Cường cùng nhóm bạn sử dụng ma túy.
Theo cơ quan điều tra, hiện Châu Việt Cường đang phải cấp cứu tại Bệnh viện do bỏng cổ họng vì ăn quá nhiều tỏi. Trong ngày, cơ quan điều tra đã triệu tập được cô gái Đỗ Phượng Anh (SN 1995, ở tỉnh Sơn La) lên làm việc. Theo điều tra ban đầu, sau khi xảy ra vụ án Phượng Anh đã rời khỏi hiện trường, tuy nhiên, xác định cô gái này tham gia sử dụng ma túy cùng nhóm Châu Việt Cường có mặt tại thời điểm ra sự việc chị H tử vong nên cơ quan điều tra đã triệu tập lên làm việc.
Trước đó, rạng sáng 5.3, sau khi đi biểu diễn ở khu công nghiệp Đồng Văn (tỉnh Hà Nam) về, ca sĩ Châu Việt Cường cùng nhóm người đến căn hộ Phạm Đức Thế mượn của người quen ở phố Nguyễn Văn Ngọc để ở.
Tại đây, cả nhóm tiếp tục sử dụng ma túy tổng hợp và cùng nhau quan hệ tình dục. Đến sáng 6.3, người dân phát hiện chị H. đã bất động nên vội vàng chạy ra ngoài trình báo công an về vụ việc. Khi cơ quan chức năng tới hiện trường, chị H đã tử vong, miệng bị nhét nhiều tỏi, còn Châu Việt Cường vẫn trong tình trạng "ngáo" khi bị đưa về trụ sở công an.
Hiệu trưởng nhận khuyết điểm vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh
Mới đây, hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã có bản tường trình gửi phòng GD-ĐT huyện Bến Lức. Trong bản tường trình, ông Huỳnh Công Sơn, Hiệu trưởng trường tiểu học Bình Chánh, nêu: "Bản thân tôi xin nhận khuyết điểm trong quá trình giải quyết sự việc, cần xin rút kinh nghiệm".
Trường Tiểu học Bình Chánh, nơi xảy ra vụ việc
Ông Sơn cho biết thêm, vào sáng 28.2, có 4 phụ huynh ở lớp 4/3 đến phản ánh việc giáo viên đánh, phạt học sinh. Sự việc hôm đó ngoài 4 phụ huynh, cô giáo, còn có ông Phạm Hữu Vốn, chủ tịch Hội cha mẹ học sinh.
Trước đó, ngày 28/3, vì học sinh vi phạm nên cô N đã phạt học sinh quỳ gối khiến một số em không dám đến trường. Sau đó, qua trao đổi với phụ huynh, biết mình đã hành xử sai, cô N đã xin lỗi và hứa sẽ không để chuyện đó xảy ra. Thế nhưng một số phụ huynh không đồng ý và bắt buộc cô N phải quỳ gối xin lỗi.
Thủ tướng kỷ luật lãnh đạo tỉnh Quảng Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021 sau khi có quyết định kỷ luật cảnh cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW).
Cụ thể, tại Quyết định 285, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, do bị kỷ luật về Đảng theo Quyết định số 694 ngày 26-1-2018 của UBKTTW.
Từ trái qua: Ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Tại Quyết định 284, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, do bị kỷ luật về Đảng theo Quyết định số 695 ngày 26-1-2018 của UBKTTW.
Trước đó, ông Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm UBKTTW đã chủ trì kỳ họp 21 và 22 của cơ quan này. Tại hai kỳ họp này, căn cứ Quy định số 102 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKTTW kết luận: "Những vi phạm, khuyết điểm của ông Lê Phước Thanh là rất nghiêm trọng, đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Lê Phước Thanh. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Đinh Văn Thu và ông Huỳnh Khánh Toàn là nghiêm trọng, UBKTTW quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Đinh Văn Thu và ông Huỳnh Khánh Toàn".
Bực tức tiếng lợn kêu, người đàn ông đâm chết người tại lò mổ
Ngày 8/3, Công an phường Tân Giang đã bắt Lê Hữu Anh tại cổng Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh để điều tra về hành vi giết người. Trước đó, vào khoảng 2h sáng 8/3, Lê Hữu Anh (36 tuổi) và Nguyễn Văn Hiệp (28 tuổi) cùng trú phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) đến mổ lợn tại một lò mổ thuộc tổ dân phố 10.
Hiện trường xảy ra án mạng.
Trong lúc mổ lợn, nghe tiếng kêu của một con lợn bên cạnh, đối tượng Lê Hữu Anh cầm dao nhọn đâm vào lợn để ngừng kêu. Hiệp đứng bên cạnh thấy vậy liền nói: "Sao anh đâm lợn người ta?!", Hữu Anh đáp lại "Mày biết gì mà nói? Lợn đưa vào đây thì kiểu gì cũng phải mổ!".
Ngay sau đó, giữa hai người xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, Hữu Anh hỏi, đe doạ Hiệp có muốn bị đâm không. Dứt lời, Anh cầm dao nhọn đâm một nhát vào bụng khiến Hiệp gục xuống, tử vong.
Chụp hình quán cơm, 2 nữ du khách bị đánh ngất xỉu
Chiều 7.3, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, đơn vị đang xác minh, làm rõ vụ việc 2 nữ du khách bị đánh tại một quán cơm trên địa bàn.
Nữ du khách người Mỹ gốc Việt bị đánh té xuống đường ngất xỉu.
Trước đó, vào tối 6/3, một nhóm du khách đến chợ đêm TP Đà Lạt chơi và ghé vào ăn cơm tại một quán ăn gần đó. Tại đây, nhóm du khách này đã gọi 4 đĩa cơm gà và 2 đĩa cơm sườn. Khi phát hiện thức ăn chưa chín, cơm bị nguội, nhóm du khách có phàn nàn với chủ quán thì hai bên xảy ra mâu thuẫn.
Khoảng 19h30 cùng ngày, cả nhóm tính tiền ra về. Sau đó, một nữ du khách trong nhóm là chị N.T.C.V (20 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai lấy điện thoại ra chụp ảnh quán ăn. Phát hiện ra sự việc, chủ quán la lớn là khách chưa trả tiền rồi bảo một nhóm gồm 3 người chặn nhóm khách du lịch lại. Sau đó, nữ du khách chụp hình và một nữ du khách người Mỹ gốc Việt bị nhiều người phía quán cơm vây đánh, bất tỉnh tại chỗ.
Theo Danviet
Vụ 'cô giáo quỳ gối xin lỗi': Chúng ta đang quên những đứa trẻ Theo TS Nguyễn Thụy Anh, trong xã hội hiện đại, roi vọt là phương pháp giáo dục tồi. Những giáo viên đã học nghiệp vụ sư phạm không thể hạ nhục hoặc xâm phạm thân thể của trẻ. Câu chuyện nữ giáo viên trường Tiểu học Bình Chánh, Long An, áp dụng biện pháp xử phạt học sinh vi phạm nội quy bằng...