Xử phạt học sinh bằng cách đuổi học sẽ gây hiệu ứng ngược về giáo dục
Liên quan đến việc 7 học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi, TP. Thanh Hóa bị nhà trường ra quyết định đuổi học vì có hành vi xúc phạm thầy cô giáo trên facebook, ngày 2/11, trao đổi bên lề Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng thành công đổi mới giáo dục phổ thông”, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc xử lý của trường THPT Nguyễn Trãi là quá nặng, thiếu tính thuyết phục …
Quyết định đuổi học các em học sinh của trường THPT Nguyễn Trãi
Phải giáo dục các em thay vì tìm cách loại khỏi môi trường giáo dục
Sự việc xảy ra ngày 1/10, một nữ sinh lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Trãi, Thanh Hóa sử dụng điện thoại trong giờ học, bị giáo viên bộ môn thu, giao cho cô chủ nhiệm.
Do điện thoại của em học sinh này không bị khóa, nên cô chủ nhiệm thấy trên màn hình hiển thị phần “chat” nhóm facebook có tên “Động Cô Bích” với nội dung nói xấu thầy cô, nhà trường.
Việc này tiếp tục diễn ra vào tối cùng ngày. Do đó, nhà trường đã ra quyết định đuổi học đối với những học sinh liên quan.
Mặc dù ngay trong chiều 1/11, Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Trãi cho biết đã tiến hành thu hồi các quyết định kỷ luật. Tuy nhiên, sự việc xảy ra đã gây phản ứng mạnh mẽ từ dư luận xã hội.
Dưới góc độ một chuyên gia tâm lý, TS. Trần Thành Nam, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, biện pháp đuổi học đối với những học sinh này là không khả thi, đó cách đẩy trách nhiệm từ nhà trường sang xã hội. Khi các em phạm lỗi, thay vì loại bỏ các em khỏi môi trường giáo dục, các em cần được phân tích, giải thích, uốn nắn… để tốt hơn.
Đồng quan điểm, chuyên gia giáo dục – TS. Vũ Thu Hương cho biết, lỗi của các em học sinh trường THPT Nguyễn Trãi không đến mức bị phạt nặng như vậy (3 em bị đuổi học 1 năm; 4 em bị đuổi học 1 tuần; một nữ sinh bị cảnh cáo trước toàn trường).
Theo TS. Hương, việc kỷ luật học sinh cần dựa trên nhiều yếu tố, đuổi học chỉ khiến các em dễ sa ngã, hư hỏng hơn. Không chỉ vậy, việc giáo viên xem điện thoại của học sinh là xâm phạm đời tư của các em. “Có không ít phụ huynh và giáo viên có suy nghĩ mình là bề trên nên được quyền thi hành luật. Điều này là sai lầm, thậm chí có thể gây ra hiệu ứng ngược về giáo dục” – TS. Hương nêu quan điểm.
Video đang HOT
TS. Hương phân tích, nếu các em học sinh này đưa thông tin bôi nhọ giáo viên và nhà trường công khai trên mạng xã hội thì cần kỷ luật nghiêm. Nhưng đây chỉ là cuộc trò chuyện bí mật, sự trao đổi kín trong nhóm chat của các em, thì thay vì ra quyết định nặng nề, các thầy cô hãy chuyện trò, phân tích để các em hiểu thấu đáo mọi chuyện…
Cần cho các em cơ hội
Thầy giáo nguyễn Đồng Trang, Sở Giáo dục tỉnh Đắk Nông cho rằng, trong giáo dục, cách dễ dàng nhất là kỷ luật, thậm chí đuổi học đối với những học sinh mắc lỗi.
Theo quan niệm của thầy Trang, không có học sinh hư, mà chỉ có các giáo viên, phụ huynh chưa tìm được cách giáo dục phù hợp để phân tích, chỉ bảo cho các em. Khi các em mắc lỗi, cần cho các em cơ hội sửa sai thay bằng việc đẩy các em ra khỏi môi trường giáo dục.
“Đối với học sinh nghịch ngợm, khó bảo, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với tập thể lớp quan tâm, theo dõi, giúp đỡ thay vì nghiêm khắc phê bình các em trước tập thể lớp. Đôi lúc cũng cần phê bình đối tượng này, nhưng phải tránh tình trạng làm căng thẳng giữa học sinh đó với giáo viên và tập thể lớp. Điều đó có thể dẫn đến học sinh phản ứng mạnh khi bị phê bình. Cho nên, giáo viên chủ nhiệm cần phải lấy tình thương yêu, lời lẽ hợp tình, hợp lý để phân tích, giải giải nhẹ nhàng sao cho các em nhận ra việc làm sai trái của mình và sửa lỗi là tốt nhất…” – thầy Trang đưa ra giải pháp.
Bàn về vấn đề này, TS. Vũ Thu Hương cho biết, các em học sinh này đang ở lứa tuổi bồng bột, dễ bị ảnh hưởng đến hành vi, do đó các thày, cô và gia đình phải giáo dục ý thức và tập thói quen cư xử văn hóa cho các em. Đồng thời, nhà trường cũng nên “quen” với việc là không phải ai cũng nói tốt về mình. Nếu các em có hiểu không đúng về trường lớp, thày cô, thì phải giải thích, uốn nắn các em thay bằng hình thức kỷ luật nặng như vậy…
Theo thegioitiepthi.vn
Sinh viên "bán hoa" 4 lần bị đuổi học: Vi phạm, không đủ tư cách làm nhà giáo
Qua quy định "sinh viên sư phạm "bán hoa" đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học" cho thấy, Bộ GD-ĐT cần xem lại quy trình soạn thảo văn bản để tránh sai sót.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo Quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp hệ chính quy do Bộ ban hành. Trong đó, có quy định "sinh viên sư phạm "bán hoa" đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học" đang gây nhiều tranh cãi.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có ý kiến về vấn đề này.
Ông Phạm Tất Thắng
PV: Ô ng có thể cho biết quan điểm của mình khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo đề cập việc "sinh viên sư phạm "bán hoa" đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học". Dự thảo này đưa ra, ngay sau đó được Bộ GD-ĐT rút lại ?
Ông Phạm Tất Thắng: Đó là dự thảo, văn bản chuẩn bị lấy ý kiến, có thể do các bộ phận chức năng của Bộ GD-ĐT làm. Sau khi có ý kiến dư luận xã hội và chuyên gia, Bộ GD-ĐT đã rút dự thảo khỏi trang thông tin của Bộ. Tôi cho rằng, đó là cách xử lý cầu thị, hợp lý.
Văn bản dự thảo có điểm chưa phù hợp. Việc xử lý văn bản dự thảo có những hạn chế nhất định về mặt kỹ thuật. Đây là điều không đáng có. Theo tôi, văn bản dự thảo khi đã công bố trên trang thông tin chính thức của Bộ GD-ĐT phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, khi công bố ra thì dự thảo phải tương đối hoàn thiện, không mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác, không mâu thuẫn với các văn bản tiền lệ.
Các bộ phận xây dựng dự thảo cần lưu ý trong quá trình chuẩn bị các văn bản hướng dẫn.
PV: Thưa ông, với những sinh viên sư phạm "bán hoa" nêu trong dự thảo nên quy định xử lý như thế nào cho hợp lý?
Ông Phạm Tất Thắng: Tôi thấy ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, về mặt pháp lý, quy định như dự thảo không phù hợp. Bởi việc "bán hoa" lần thứ 4 mới bị đuổi học, những lần vi phạm trước sẽ có các mức xử lý khác. Khi xử lý đều phải công bố quyết định xử lý kỷ luật. Các chuyên gia đều cho rằng, đó là vi phạm quyền con người. Pháp luật cũng không quy định phải công khai nhất là trong trường học.
Quy định "sinh viên sư phạm "bán hoa" đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học" đang gây tranh cãi trong xã hội (ảnh minh họa)
Mặt khác, theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, lỗi như trong dự thảo cũng là xử lý vi phạm hành chính, không phải xử lý ở các hình thức khác. Nhưng nếu xử lý vi phạm hành chính thì đuổi học cũng có thể coi là một biện pháp.
Môi trường sư phạm rất đặc biệt. Lỗi này mặc dù quy định xử lý hành chính cũng đặc biệt trong môi trường giáo dục vì nó liên quan đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, liên quan đến người thầy sau này nên quy định đó dù là dự thảo thì cũng không phù hợp.
Trong môi trường giáo dục sư phạm thì những vi phạm như vậy đối với sinh viên đã là không đủ tư cách làm người thầy trong tương lai.
Cần xem xét lại quy trình để tránh sai sót
PV: Bên cạnh những phản bác điểm sai trong dự thảo cũng có ý kiến cho rằng, việc xây dựng văn bản phải qua nhiều bước nên có thể có lỗ hổng. Vậy quan điểm của ông như thế nào?
Ông Phạm Tất Thắng: Quy trình thuộc chuyện nội bộ của Bộ, nhưng khi đã đưa văn bản lấy ý kiến dư luận phải phù hợp với thực tế và các quy định khác.
Đây không phải lần đầu tiên một dự thảo nhận được nhiều ý kiến trái chiều nên các cơ quan quản lý phải chuẩn bị chu đáo.
Trước đây, Bộ GD-ĐT cũng có văn bản gây tranh cãi là thuật ngữ "Thu giá" trong Luật Giáo dục sửa đổi. Văn bản khi đã công khai lấy ý kiến dư luận phải thực hiện đầy đủ quy trình cần thiết để đảm đảo chất lượng. Sự cố không phải lần đầu tiên nên rõ ràng cần xem xét lại quy trình để tránh sai sót trong tương lai.
PV: Theo ông, trách nhiệm của lãnh đạo B ộ trong xây dựng dự thảo như thế nào ?
Ông Phạm Tất Thắng: Bộ GD-ĐT cần xem lại quy trình xây dựng dự thảo đã phù hợp hay chưa. Có lẽ không nên yêu cầu Bộ trưởng phải biết tất cả các công việc của Bộ mình vì bên cạnh Bộ trưởng còn bộ máy giúp việc, hoàn toàn có thể uỷ quyền cho các Thứ trưởng.
Đây cũng là văn bản dự thảo, Bộ trưởng có thể uỷ quyền cấp nào đó xem xét trước khi công bố.
Tất nhiên, trong ngành có vấn đề gì thì trách nhiệm cuối cùng là người đứng đầu nhưng trách nhiệm đó tuỳ theo tính chất công việc, theo phân công uỷ quyền của Bộ GD-ĐT.
Quy định này đã có từ năm 2016 dành cho sinh viên chính quy. Khi ban hành văn bản quản lý phải hợp hiến, hợp pháp và phù hợp với các văn bản trước đó.
Trước đây, chúng ta chưa phát hiện ra bất cập, giờ có dự thảo mới phát hiện ra có sự bất cập thì Bộ phải xem xét, nếu chưa phù hợp phải sửa đổi. Tất nhiên, trong quá trình sửa đổi để xảy ra như thế, Bộ GD-ĐT cần quy trách nhiệm cho bộ phận được giao trách nhiệm soạn thảo.
Qua vụ việc này, chúng ta không nên vì một sự kiện mà đánh giá kết quả của một Bộ ngành nào đó. Tuy nhiên, việc ban hành một văn bản quản lý mà sai sót là không đáng có./.
Theo vov
Bức xúc với những đề án giáo dục nghìn tỷ Được đầu tư kinh phí không nhỏ, có khi lên tới nghìn tỷ đồng, nhưng nhiều đề án giáo dục đã không đi đến được cái đích cuối cùng. Mới đây, Bộ GDĐT vừa cho "ra lò" một đề án gần 750 tỷ đồng nhưng phải vội vã... thu hồi. Đổi mới nhưng... không mới Đề án "Đổi mới thi THPT quốc gia...