Xử lý thế nào khi vừa mở miệng đã khiến người khác tránh xa?
Một hàm răng khỏe mạnh không chỉ là điều bản thân tự cảm nhận được mà người khác cũng có thể nhận thấy.
Đặc biệt là khi hơi thở có mùi hôi sẽ gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người xung quanh.
Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi
Bác sĩ Chen Yiqun làm việc tại phòng khám Nha khoa West Covina, Los Angeles cho biết có nhiều lý do gây ra chứng hôi miệng và chỉ cần mọi người chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt thì có thể phòng tránh được và hơi thở sẽ thơm tho hơn.
“Nhiều người cảm thấy có vị khó chịu trong miệng, thường là do vấn đề vệ sinh răng miệng chứ không phải do cơ thể thiếu chất gì đó hoặc bệnh tật”, Bác sĩ cho hay.
Chen Yiqun phân tích rằng mặc dù một số bệnh về đường tiêu hóa hoặc bệnh tiểu đường có thể khiến bệnh nhân có vị khó chịu trong miệng, nhưng hầu hết mùi hôi là do không đánh răng sạch sẽ, không sử dụng chỉ nha khoa, không bao giờ chải lưỡi và không sử dụng nước súc miệng.
Ảnh minh họa
Bác sĩ cho biết, mảng bám trên răng cũng có thể gây hôi miệng. Nhiều người nghĩ rằng răng không đau là tốt, nhưng thực tế nếu đi khám răng, họ sẽ phát hiện ra rằng họ có thể bị vấn đề về cao răng. Một số cao răng ẩn dưới nướu và không thể nhìn thấy khi nhìn vào gương. Tình trạng này chỉ có thể được giải quyết bằng cách vệ sinh răng sâu.
Viêm nha chu cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra mùi hôi. Bác sĩ Chen chỉ ra rằng mùi này xuất phát từ vi khuẩn lưu huỳnh kỵ khí gây ra bệnh viêm nha chu. Những vi khuẩn này phân hủy protein, giải phóng các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi gây ra mùi hôi.
Ngoài mùi hôi do cao răng và bệnh nha chu gây ra, mảnh vụn thức ăn bám trên răng cũng có thể gây ra mùi hôi. Bác sĩ Chen đưa ra ví dụ rằng việc không đánh răng hoặc không sử dụng nước súc miệng sau khi ăn các loại thực phẩm như tỏi, hành tây và sữa có thể khiến miệng có mùi khó chịu.
Vệ sinh lớp phủ lưỡi cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Bác sĩ cho biết, thức ăn thừa, vi khuẩn thường tích tụ trên lưỡi, nếu không vệ sinh kịp thời, lâu ngày sẽ tích tụ một lượng lớn vi khuẩn gây hôi miệng. Nhiều nha sĩ nhận thấy trong quá trình hành nghề của mình rằng hầu hết bệnh nhân thường quên vệ sinh lớp phủ lưỡi.
Hơi thở có mùi hôi xử lý thế nào?
Video đang HOT
Bác sĩ Chen tin rằng điều này rất đơn giản đối với hầu hết mọi người và họ chỉ cần làm một điều: hình thành thói quen đánh răng vào mỗi buổi sáng và buổi tối, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng sau bữa ăn. Ngoài ra, chải lưỡi sau khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn trên lưỡi cũng có thể giúp tránh hôi miệng.
Trẻ sơ sinh hoặc người già có hạn chế về khả năng vận động không thể dùng chỉ nha khoa, gia đình có thể chuẩn bị bàn chải điện hoặc máy tăm nước để giúp họ làm sạch cặn thức ăn bám trên răng.
Bác sĩ Chen cho biết, nếu viêm nha chu không được điều trị, vi khuẩn hoặc ứ máu có thể xâm nhập vào máu thông qua các vết thương trên mô nha chu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra độ nhớt của máu, tăng gánh nặng cho tim và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Vì vậy, cha mẹ phải chú ý giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
“Nếu cha mẹ có thể đưa con đến nha sĩ thường xuyên, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày từ khi con được 3 hoặc 5 tuổi, trẻ sẽ không gặp vấn đề gì về răng miệng trong suốt quãng đời còn lại nếu chúng hình thành thói quen này” – Bác sĩ Chen nói.
Thuốc điều trị lưỡi bản đồ
Lưỡi bản đồ là tình trạng bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng đỏ không đều trông giống như bản đồ.
Ở một số người, các mảng đỏ có thể gây viêm, đau hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm và đồ uống.
1. Lưỡi bản đồ là gì?
Lưỡi bản đồ còn được gọi là viêm lưỡi di trú lành tính, là một tình trạng viêm lành tính không rõ nguyên nhân, đặc trưng bởi các mảng ban đỏ đa ổ, không đều, giống như vết loét với viền trắng trên bề mặt lưỡi hoặc rìa bên.
Một số nghiên cứu cho thấy lưỡi bản đồ có thể là do một số yếu tố bệnh lý như:
Nhiễm trùng
Dị ứng
Thiếu hụt dinh dưỡng
Tình trạng tự miễn
Bệnh vẩy nến
Thiếu hụt vitamin cũng được coi là nguyên nhân tiềm ẩn, ví dụ, thiếu hụt vitamin D, B, B6, B12, axit folic, sắt và kẽm. Những thay đổi về hormone, trong đó có sử dụng thuốc tránh thai đường uống, các yếu tố tâm lý, như căng thẳng, lo lắng được cho là những yếu tố góp phần gây ra lưỡi bản đồ.
Lưỡi bản đồ có thể gây viêm, đau hoặc nhạy cảm với một số loại thực phẩm và đồ uống.
2. Thuốc nào dùng điều trị lưỡi bản đồ?
Trong hầu hết các trường hợp, lưỡi bản đồ không có triệu chứng, vì đây là tình trạng lành tính nên không cần điều trị. Trong trường hợp có triệu chứng, như đau và/hoặc cảm giác nóng rát, có thể cân nhắc sử dụng:
2.1 Nước súc miệng
Nước súc miệng kháng histamin là dung dịch dùng để rửa khoang miệng. Cơ chế hoạt động của nước súc miệng này là ngăn chặn tác động của histamin được sản xuất từ những tế bào bạch cầu khi tiếp xúc với những dị nguyên từ môi trường bên ngoài tác động. Nước súc miệng nhìn chung là an toàn.
Tác dụng phụ phụ thuộc vào thành phần của sản phẩm, có thể bao gồm: Kích ứng tại chỗ, phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn...
2.2 Thuốc bôi tại chỗ
Trường hợp ngứa rát, châm chích khó chịu quá mức có thể bôi thuốc trực tiếp lên lưỡi như sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc corticoid tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống tăng sinh, co mạch giúp làm giảm triệu chứng. Khi được sử dụng đúng cách, thuốc thường an toàn, hiếm khi gây ra các tác dụng phụ.
2.3 Thuốc đường uống
- Thuốc kháng sinh :Nếu có bội nhiễm cần dùng kháng sinh phổ rộng đường uống như cephalosporine thế hệ 2, 3, trong 7-10 ngày. Cephalosporin có độc tính thấp và nói chung là an toàn. Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng. Tuy nhiên chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc chống nấm : Nếu có bội nhiễm nấm có thể dùng kháng nấm đường uống bằng itraconazole, uống trong 2 tuần.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống nấm itraconazole là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nhức đầu. Một số người dùng có thể gặp phát ban hoặc ngứa da... Những tác dụng phụ này thường nhẹ và tự biến mất sau một thời gian.
2.4 Bổ sung vitamin B nếu bị thiếu hụt
Trong một số trường hợp, thiếu hụt vitamin B có thể gây ra lưỡi bản đồ. Trường hụt đã từng bị thiếu hụt vitamin B cần tăng lượng vitamin B thông qua chế độ ăn uống hoặc dùng viên bổ sung vitamin. Thực phẩm giàu vitamin B bao gồm trái cây, đậu Hà Lan, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và cá.
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thực phẩm bổ sung vitamin B để đảm bảo chúng không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.
Cần tránh các thực phẩm gây kích ứng.
3. Những điều người bệnh cần lưu ý
- Duy trì vệ sinh răng miệng: Đánh răng và lưỡi thường xuyên để giữ cho miệng sạch sẽ; sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm tránh gây kích ứng lưỡi.
- Tránh thực phẩm gây kích ứng: Xác định và tránh những thực phẩm có thể gây khó chịu, như thực phẩm cay, có tính axit hoặc có kết cấu thô, cứng.
- Uống đủ nước: Uống nhiều nước để giữ ẩm cho miệng, giúp giảm kích ứng.
- Sử dụng các biện pháp làm dịu: Một số người thấy dễ chịu hơn khi sử dụng các biện pháp tự nhiên như lô hội hoặc mật ong, nhưng cần phải thử nghiệm để xem có phản ứng nào không.
- Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, vì vậy hãy cân nhắc các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga hoặc các bài tập thở sâu.
- Kiểm tra răng định kỳ: Đi khám răng định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng và trao đổi bất kỳ mối lo ngại nào với nha sĩ.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn cảm thấy khó chịu nghiêm trọng hoặc có những thay đổi về triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ để được đánh giá thêm và tư vấn cụ thể.
Nguyên nhân khiến răng luôn ố vàng Bên cạnh hút thuốc lá, những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị đổi màu. Mảng bám từ đồ uống, thức ăn tối màu nếu không được làm sạch sẽ tích tụ và khiến răng xỉn màu. Ảnh: Pexels. Răng đổi màu là tình trạng màu răng của bạn thay đổi và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sarcoma mạch máu: Ung thư hiếm gặp nhưng nguy hiểm

Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng Seckel

Sau 2 tháng bị chó cắn, người đàn ông mất mạng

Chạy bộ có gây phình mạch não và vỡ phình mạch?

5 câu hỏi thường gặp với trẻ mắc hội chứng West

Lưu ý khi ăn loại gạo được cho là bổ dưỡng

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng

Những thời điểm tránh ăn chuối

Ở người lớn, những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc và biến chứng nặng do Sởi?

6 bài thuốc từ đậu đen giúp bạn chữa mất ngủ hiệu quả

Cảnh báo nguy cơ tử vong do ăn nấm lạ

Vì sao vôi hóa sụn sườn dễ bị nhầm với bệnh tim?
Có thể bạn quan tâm

Cách làm gà kho gừng đơn giản, thơm ngon tại nhà
Ẩm thực
12:21:00 16/04/2025
Bộ trưởng Hegseth cảnh báo Trung Quốc đủ sức đánh chìm cả hạm đội Mỹ trong 20 phút
Thế giới
12:19:02 16/04/2025
Đại úy công an TPHCM cầm đầu đường dây buôn lậu hơn 210 tỷ đồng
Pháp luật
12:13:10 16/04/2025
Trải nghiệm vịnh di sản: Tự hào Việt Nam giữa lòng kỳ quan
Du lịch
12:02:12 16/04/2025
Người sinh vào 5 ngày Âm lịch này tính tình hào phóng, rộng rãi, 10 người thì 9 người sung túc, dư dả
Trắc nghiệm
11:57:45 16/04/2025
Đám cưới lạ kỳ được chia sẻ nhiều nhất hôm nay: Metro, buýt 2 tầng và dàn bê tráp "soái Tây"
Netizen
11:25:45 16/04/2025
Doãn Quốc Đam, MC Hoàng Linh im lặng giữa ồn ào nghi quảng cáo sữa giả
Sao việt
11:21:02 16/04/2025
Độc lạ "xổ số" nghĩa vụ quân sự Thái Lan: Phụ nữ chuyển giới tích cực góp mặt, mong thành người nổi tiếng
Lạ vui
11:01:17 16/04/2025
Netflix thử nghiệm tính năng tìm kiếm AI dựa trên cảm xúc
Thế giới số
10:59:45 16/04/2025
Lộ ảnh tiểu thư Quỳnh Anh - vợ Duy Mạnh mặt mộc thiếu son phấn, visual khác lạ ra sao?
Sao thể thao
10:24:48 16/04/2025