Xử lý rủi ro trong cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Ảnh minh họa
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hoạt động cho vay trực tiếp là hình thức Quỹ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ vay vốn của DNNVV, tiến hành thẩm định, đánh giá tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh và ra quyết định cho vay đối với dự án, phương án sản xuất kinh doanh đó.
Để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNNVV của Quỹ và đúng theo nguyên tắc “bảo đảm an toàn vốn”; đồng thời, căn cư nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP, việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dưng Thông tư Hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển DNNVV la hoan toan phu hơp va rất cân thiêt.
Video đang HOT
Dự thảo nêu rõ 4 trường hợp được xem xét xử lý rủi ro gồm: 1. DNNVV bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra; 2. DNNVV bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật hiện hành; 3. Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV; 4. DNNVV không có khả năng hoặc không trả được nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký, gây rủi ro hoạt động, có khả năng làm phát sinh nợ xấu cho Quỹ.
Các biện pháp xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ bao gồm: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ; gia hạn nợ vay; khoanh nợ; xóa nợ lãi; bán nợ; xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; xóa nợ gốc; các biện pháp xử lý rủi ro khác theo quy định của pháp luật.
Về nguồn vốn xử lý nợ bị rủi ro, dự thảo đề xuất quỹ sử dụng dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro: xóa nợ gốc, bán nợ (trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị nợ gốc ghi trong sổ sách).
Trường hợp sau khi sử dụng hết dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính, nhưng không đủ bù đắp rủi ro, Quỹ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nguồn vốn để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác được thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định có liên quan đến khoản nợ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
KL
Theo Baochinhphu.vn
Công bố thông tin giải ngân chi xây dựng cơ bản nguồn vốn nước ngoài
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã thực hiện công bố thông tin giải ngân chi xây dựng cơ bản nguồn vốn nước ngoài cập nhật đến 31/10/2019.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 tổ chức ngày 26/9/2019, Bộ Tài chính triển khai thực hiện công khai số liệu giải ngân vốn vay nước ngoài của Chính phủ lũy kế đến 31/10/2019.
Theo đó, tổng cộng Kế hoạch vốn là 45.653.707,70 triệu đồng; giải ngân lũy kế đến 31/10/2019 là 9.174.762,24 triệu đồng. Trong đó, đối với Trung ương, kế hoạch vốn là 18.605.643,00 triệu đồng; giải ngân lũy kế đến 31/10/2019 là 4.742.991,76 triệu đồng. Đối với địa phương, kế hoạch vốn là 27.048.064,70 triệu đồng; giải ngân lũy kế đến 31/10/2019 là 4.431.770,48 triệu đồng.
LP
Theo Baochinhphu.vn
Nợ xấu theo Nghị định 67 có xu hướng gia tăng Nợ xấu cho vay theo Nghị định số 67 bắt đầu phát sinh từ năm 2017 tại 11 tỉnh, thành phố với tỷ lệ 3%; tăng lên 17% vào cuối năm 2018 và đến nay là 27,8% tại 27 tỉnh, thành phố ven biển. Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nợ xấu cho vay theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính...