Xử lý nội dung ‘xấu, độc’ trên Internet: Việt Nam có thể tham khảo được gì từ Đức?
Xấp xỉ 200.000 là số lượt nội dung đăng tải trên mạng xã hội video YouTube bị người dùng (cả tổ chức và cá nhân) ‘báo cáo’ đến mạng xã hội này yêu cầu xem xét gỡ bỏ chỉ trong sáu tháng đầu năm nay.
Trong đó, gần 60.000 yêu cầu được đáp ứng do YouTube xác định nội dung báo cáo đúng là có vi phạm. Đây là con số thống kê riêng của YouTube cho thị trường Đức, để thực hiện luật NetzDG (The network enforcement law, tạm hiểu là thực thi pháp luật trên mạng Internet) của nước này.
Đức để mạng xã hội tự xử lý, Nhà nước chỉ giám sát
Luật NetzDG được Quốc hội Đức thông qua sau những tranh cãi quyết liệt giữa hai phe chống và ủng hộ và có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2018. Mục đích chính của luật này là để xử lý vấn đề tin giả, tin sai sự thật, các nội dung bôi xấu, nhục mạ, phát ngôn quá khích, kích động bạo lực… đang ngày càng gia tăng trên Internet, đặc biệt là trên mạng xã hội. NetzDG không yêu cầu xử lý hành vi nào mới. Tất cả hành vi trái luật đều đã được quy định trong luật hình sự Đức. NetzDG chỉ bổ sung các yêu cầu mới để xử lý thông tin trên mạng xã hội, nơi mà mức độ tác động của hành vi vi phạm gây thiệt hại rất lớn, trong thời gian nhanh, nhờ tốc độ chia sẻ thông tin “kinh hoàng”. Cũng chính vì chỉ áp dụng riêng cho mạng xã hội, nên luật còn được gọi bằng cái tên “dân dã” hơn, là… luật Facebook. Tất nhiên, mạng xã hội thì không chỉ có Facebook, mà YouTube, Twitter… cũng có hàng trăm triệu người dùng trở lên.
NetzGD yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội làm gì? Có mấy điểm chính đáng chú ý. Thứ nhất, với các nội dung vi phạm, tùy theo mức độ, khi nhận được yêu cầu xóa bỏ phải xóa trong vòng 24 giờ hay có thể kéo dài thời gian xử lý đến bảy ngày. Nội dung vi phạm là gì? Là các nội dung được quy định tại luật hình sự Đức như đã nói trên, từ nội dung bạo lực, kích động thù ghét, đến tin sai sự thật, tin giả. Thứ hai, doanh nghiệp phải có nhân sự chuyên trách để làm việc với chính phủ Đức về việc giám sát xử lý các vụ việc. Thứ ba, định kỳ sáu tháng phải công bố báo cáo công khai về số lượng vụ việc xử lý (số liệu vừa dẫn ở trên chính là trích từ báo cáo tuân thủ luật của Google – hãng công nghệ sở hữu YouTube). Nếu không tuân thủ được các yêu cầu trên, chế tài rất nghiêm khắc, mức phạt có thể lên tới 50 triệu euro.
Điều đáng chú ý nhất và cũng gây tranh cãi nhất là trách nhiệm xem xét tính hợp pháp của các nội dung mà người dùng yêu cầu phải xóa bỏ lại thuộc về các nhà cung cấp dịch vụ. Nhà chức trách Đức, bao gồm cả cảnh sát, không trực tiếp đưa ra yêu cầu cho Facebook hay YouTube. Đó là việc giữa người dùng với nhà cung cấp. Người dùng đề xuất mạng xã hội nội dung mà họ cho là vi phạm. Mạng xã hội xem xét và sau đó xử lý. Đức đã lựa chọn cách tiếp cận để các doanh nghiệp tự điều chỉnh và tự xử lý các nội dung không phù hợp, hơn là lựa chọn các can thiệp trực tiếp bằng hành chính hay tư pháp. Điều này cũng phù hợp với xu hướng các hãng công nghệ đang rất tích cực để vào cuộc bảo vệ người dùng, đặc biệt là giải quyết hai vấn đề: (1) quyền riêng tư của người dùng, lẫn (2) chống tin giả, tin không chính xác (fake news, disinformation) và các phát ngôn gây thù ghét, chia rẽ vốn trở nên nóng sau vụ xì căng đan Cambridge Analytica và vụ Nga dùng mạng xã hội để gây ảnh hưởng vào kết quả bầu cử Mỹ.
Video đang HOT
NetzDG ra đời trong sự hoài nghi về tính hiệu quả của nó, đồng thời các phản đối tập trung vào vấn đề rủi ro vi phạm quyền tự do ngôn luận mà đạo luật này có thể tạo ra. Liệu có diễn ra một làn sóng “báo cáo” quá đà các nội dung biểu đạt về chính trị và khả năng tùy tiện gỡ bỏ các nội dung mang tính bày tỏ tư tưởng hay không? Sau sáu tháng thực thi, vẫn còn là quá sớm để có đầy đủ dữ liệu nhằm giúp phân tích và có góc nhìn rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ít nhất về mặt nghĩa vụ tuân thủ và minh bạch thông tin, từ NetZDG, các mạng xã hội như Facebook, YouTube đã hành động tích cực hơn và có những báo cáo chi tiết về thực thi.
Việt Nam có thể tham khảo được gì?
Ngăn chặn và xử lý thông tin “xấu, độc” là một trong những mục tiêu được nhấn mạnh trong quá trình xây dựng Luật An ninh mạng, vừa được Quốc hội nước ta thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019.
Vấn đề xóa bỏ thông tin người dùng đăng tải quy định trong Luật An ninh mạng (được quy định tại điều 26 của luật) có sự khác biệt so với luật NetzDG. Luật An ninh mạng trao quyền trực tiếp cho lực lượng chuyên trách an ninh mạng yêu cầu bên cung cấp dịch vụ nội dung phải chặn, xóa, gỡ nội dung thông tin người dùng đăng tải, tức là một dạng mệnh lệnh hành chính trực tiếp, thay vì để hai bên tự thỏa thuận như luật NetzDG.
Với phạm vi điều chỉnh rộng, áp dụng cho tất cả dịch vụ Internet, vượt ra khỏi khuôn khổ các mạng xã hội, và cũng không đề cập quy mô đối tượng phải áp dụng (bao nhiêu người dùng trở lên), câu hỏi đặt ra là liệu lực lượng chuyên trách an ninh mạng có đủ nhân lực để thực thi việc kiểm soát hết nội dung trên Internet? Nếu không đủ con người, không đủ nguồn lực để làm, sẽ dễ dẫn đến tình trạng “thực thi có chọn lọc” – tức là những vi phạm trong tầm ngắm của lực lượng này mới bị xử lý. Như thế lại rơi vào rủi ro khác: tính tùy tiện và bất bình đẳng khi thực thi pháp luật của lực lượng chức năng.
Dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện. Một cách tiếp cận hợp lý cho nghị định hướng dẫn là nên thu hẹp phạm vi đối tượng điều chỉnh – chỉ tập trung vào nhóm mạng xã hội có quy mô người dùng nhất định; và trao nhiều quyền hơn cho hai chủ thể là người dùng và nhà cung cấp dịch vụ để họ tự xử lý, dưới sự giám sát của chính quyền như NetzDG đã làm.
Với một nền kinh tế có độ mở thương mại lớn như Việt Nam, làm thế nào để làm ăn, giao thương với các nước là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự tăng trưởng, phát triển. Vì thế, nghị định hướng dẫn phải đảm bảo được tự do thông tin và dòng chảy dữ liệu, tạo dựng niềm tin nơi giới đầu tư công nghệ trong nước và quốc tế.
NetzDG, dù gây rất nhiều tranh cãi, có thể là bài học tham khảo cho Việt Nam. Với một vấn đề phức tạp như quản lý nội dung trên Internet – vốn được xem là hóc búa nhất trong ba vấn đề chính của an ninh mạng (gồm tấn công mạng; bảo vệ dữ liệu người dùng; và nội dung), thời gian nghiên cứu, tham vấn cần kéo dài hơn và cần đánh giá kỹ tác động trước khi ban hành nghị định.
(*) Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông (IPS)
Theo báo mới
Hacker tiếp tục tung thông tin số thẻ 'của khách hàng Thế Giới Di Động'
Hacker vừa tiếp tục tung lên mạng thông tin về số thẻ ngân hàng được cho là của khách hàng đã giao dịch với nhà bán lẻ Thế Giới Di Động.
Hacker lại tiếp tục tung hình ảnh được cho là số thẻ của khách hàng Thế Giới Di Động nhưng chưa rõ có chính xác hay không. Tối 7-11, hacker lại tiếp tục tung lên trang mạng hacker RaidForums các thông tin liên quan đến khách hàng được cho là đã thực hiện giao dịch mua bán với nhà bán lẻ Thế Giới Di Động.
Cụ thể, hacker có nickname là "erwincho" đã tung ra một bức ảnh trên RaidForums về vài chục số thẻ và một "dãy số lạ", được cho là của các thẻ tín dụng, thẻ thanh toán ngân hàng của khách hàng đã thực hiện giao dịch tại Thế Giới Di Động. Trong hình ảnh được tung lên lần này, ngoài số thẻ cụ thể còn có thông tin ghi rõ loại thẻ là Visa hoặc MasterCard nhưng không kèm mã số bí mật (CVV/CVC).
Trước đó, vào trưa 7-11, cộng đồng mạng tại Việt Nam xôn xao khi trên diễn đàn RaidForums xuất hiện đường link tải về danh sách được cho là thông tin của 5,4 triệu email khách hàng Thế Giới Di Động và 61.000 địa chỉ email của nhân viên Thế Giới Di Động. Tiếp đó, hacker còn tung lên đường link tải về danh sách được cho là bản ghi lịch sử của 31.248 giao dịch của các khách hàng tại Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, bao gồm thời gian mua sắm, số thẻ thanh toán (vài con số của số đã bị ẩn), số tiền mua sắm, phí thanh toán...
Cộng đồng mạng không khỏi hoang mang vì nguy cơ nhiều người dùng có thể bị lộ thông tin cá nhân khi giao dịch với nhà bán lẻ Thế Giới Di Động.
Tuy nhiên, chiều cùng ngày, ông Đặng Thanh Phong, Trường phòng Marketing của Thế Giới Di Động, cho biết: "Chúng tôi đã nhận được thông tin phản ánh và đã kiểm tra. Tất cả thông tin được lan truyền đều là giả. Hiện tại, hệ thống CNTT của chúng tôi vẫn an toàn, hoạt động bình thường và không hề bị ảnh hưởng. Thế Giới Di Động khẳng định các thông tin trên là không chính xác. Thông tin cá nhân khách hàng vẫn được bảo mật an toàn, không bị lộ. Khách hàng không phải lo lắng gì".
Các chuyên gia bảo mật cho rằng nếu chính xác đây là thông tin thẻ của khách hàng thì là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bảo mật, bức ảnh vừa chia sẻ vẫn chưa thể chứng minh được những dữ liệu này có thực sự là lấy từ chính Thế Giới Di Động hay không, thông tin được tung lên có phải là của các khách hàng đã giao dịch tại Thế Giới Di Động hay không...
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena TP HCM, nhận xét: "Dựa vào các tập tin được tung lên, vẫn chưa xác thực được chính xác có phải thông tin được đánh cắp từ Thế Giới Di Động hay không. Tuy nhiên, Thế Giới Di Động có hàng ngàn cửa hàng, hàng chục ngàn nhân sự thì nguy cơ rò rỉ thông tin là có thể".
Theo ông Võ Đỗ Thắng, hệ thống quản trị cũng như cơ thể con người, trong quá trình hoạt động, theo thời gian sẽ phát sinh bệnh, phát sinh lỗ hổng. Các DN cần phải chủ động rà soát để ngăn ngừa rủi ro, phòng lỗ hổng gây mất dữ liệu làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh.
Các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng cần giữ thẻ tín dụng cẩn thận, luôn mang theo thẻ bên mình và không bao giờ đưa cho người khác sử dụng. Ngoài ra, tuyệt đối không cung cấp hoặc chia sẻ các thông tin về thẻ tín dụng như số thẻ, ngày hết hạn, số PIN, số CVV/CVC (ba chữ số ở mặt sau thẻ).
Theo Báo Mới
Hơn 5 triệu email người dùng Việt Nam bị lộ Ngày 7/11, trên diễn đàn RaidForum xuất hiện 3 tập tin được cho chứa thông tin email nhân viên, lịch sử giao dịch, thông tin khách hàng của Thế Giới Di Động. Diễn đàn RaidForum, nơi hacker đăng tải thông tin cá nhân, dữ liệu khách vừa xuất hiện hai bài đăng có tên "Thegioididong.com Dump". Hai bài viết này chứa liên kết...