Xử lý nghiêm vụ cô giáo im lặng không giảng bài trong tiết học suốt 3 tháng liền
Chiều 3/4 , Sở GD&ĐT TPHCM đã có báo cáo gửi Thường trực Thành Ủy; Thường trực UBND TPHCM xử lý nội dung phản ánh của học sinh Phạm Song Toàn ( Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè) về cô giáo im lặng mấy tháng liền trong giờ giảng.
Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè
Theo đó, tại chương trình gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD&ĐT với học sinh trung học trên địa bàn TP (ngày 23/3), Sở đã nhận được ý kiến của em Phạm Song Toàn, học sinh Trường THPT Long Thới, Nhà Bè phản ánh giáo viên dạy toán của lớp 11A1 (cô giáo Trần Thị Minh Châu) không giảng bài, không trò chuyện với học sinh, chỉ chép bài và giao bài tập cho học sinh lớp.
Cũng theo báo cáo của Sở GD&ĐT, ngay sau khi tiếp nhận thộng tin, kết luận buổi làm việc, Giám đốc Sở-ông Lê Hồng Sơn đã chỉ đạo các bộ phận liên quan liên hệ hiệu trưởng Trường THPT Long Thới để nắm bắt nội dung vụ việc.
Ngày 26/3, sau khi nghe báo cáo, Giám đốc Sở GD&ĐT kết luận: Đây là vụ việc ảnh hưởng đến quyền lợi học sinh vì vậy đề nghị lập tổ công tác đến trường để làm việc với các bên liên quan.
Chiều 27/3, Tổ công tác của Sở gồm Phòng Công tác Chính trị tư tưởng, trưởng Phòng GD Trung học, Phó Phòng Tài chính-Kế hoạch đã đến làm việc với hiệu trưởng Trường THPT Long Thới-thầy Bùi Minh Bình, lãnh đạo nhà trường, trợ lý thanh niên và cô giáo Trần Thị Minh Châu.
Lớp 11A1 và cô giáo Trần Thị Minh Châu trao đổi với nhau vào chiều ngày 28/3
Video đang HOT
Chiều 28/3, tập thể lớp 11A1 đã có đối thoại, trao đổi với cô giáo Trần Thị Minh Châu tại lớp học.
Theo báo cáo của Trường THPT Long Thới, ngày 2/4 tình hình học tập và giảng dạy của lớp 11A1 đã ổn định. Dự kiến ngày 7/4 sẽ họp toàn thể đơn vị thực hiện quy trình xem xét, xử lý kỷ luật viên chức.
Theo đánh giá những nội dung, kết quả xử lý bước đầu tại buổi làm việc của Tổ công tác của Sở vào ngày 27/3 vừa qua xác định:
Giáo viên Trần Thị Minh Châu đã có sai phạm về chuyên môn nghiệp vụ, không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người giáo viên khi giảng dạy Toán tại lớp 11A1.
Giáo viên chủ nhiệm, trợ lý thanh niên khi tiếp nhận ý kiến phản ánh của học sinh đã không làm tròn trách nhiệm, không xử lý kịp thời các ý kiến của em Phạm Song Toàn và không phản ánh lên cấp trên.
Lãnh đạo nhà trường đã thiếu sót trong công tác quản lý, để sự việc xảy ra trong thời gian dài mà không phát hiện, xử lý.
Sở GD&ĐT TPHCM cũng đánh giá vụ việc đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi học sinh, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh, cho xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín đội ngũ nhà giáo, vì vậy phải xử lý nghiêm vi phạm.
Sở GD&ĐT cũng đã chỉ đạo hiệu trưởng nhà trường khẩn trường tiến hành xem xét xử lý kỷ luật các cá nhân có liên quan, báo cáo Sở GD&ĐT.
Bên cạnh đó, cần có các biện pháp để ổn định tình hình nhà trường, tâm lý học sinh và giáo viên, đảm bảo công tác học tập chuẩn bị cho các kỳ thi cuối năm, tuyệt đối đảm bảo quyền lợi và chất lượng học tập của học sinh.
Sở cũng chỉ đạo nhà trường phối hợp chặt chẽ với phụ huynh em Phạm Song Toàn để có các giải pháp nhằm ổn định tâm lý, không để ảnh hưởng đến kết quả học tập của em, đặc biệt vào thời điểm chuẩn bị các kỳ thi kết thúc năm học như hiện nay.
Về trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường, Sở GD&ĐT sẽ tiến hành xem xét trách nhiệm và xử lý hiệu trưởng sau khi có báo cáo đầy đủ từ nhà trường và các cá nhân liên quan.
Thảo Nguyên
Theo giaoducthoidai.vn
Cô giáo Toán 'không nói suốt ba tháng' bị xem xét kỷ luật
Trường THPT Long Thới (TP HCM) yêu cầu cô Châu làm kiểm điểm, từ đó sẽ thành lập hội đồng xem xét kỷ luật giáo viên này.
Chiều 2/4, ông Bùi Minh Bình (Hiệu trưởng THPT Long Thới, huyện Nhà Bè) cho biết, nhà trường đang cho cô Trần Thị Minh Châu làm bản kiểm điểm trước khi thành lập hội đồng kỷ luật. Cô Châu là giáo viên môn Toán phụ trách lớp 11A1, không giảng bài mà chỉ ghi lên bảng từ cuối tháng 11/2017 đến cuối tháng 3 vừa rồi (khoảng ba tháng thực học).
"Việc xem xét hình thức kỷ luật cô Châu sẽ được thực hiện theo các bước như quy định của luật về viên chức. Quan điểm của trường là làm nghiêm túc, đúng pháp luật", ông Bình nói.
Trong cuộc họp giao ban đầu tuần sáng nay, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cũng chỉ đạo các bộ phận liên quan xem xét mức kỷ luật cô Châu trên cơ sở mức độ vi phạm, thận trọng từng bước.
"Điều quan trọng là không để chuyện này ảnh hưởng đến việc học tập và tâm lý của học sinh, gây xáo trộn trường lớp. Việc kỷ luật cô giáo này do trường xem xét quyết định và báo cáo Sở Giáo dục", đại diện Sở cho hay.
Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè. Ảnh: Mạnh Tùng.
Trước đó, tại chương trình gặp gỡ giữa lãnh đạo ngành giáo dục TP HCM với học sinh tiêu biểu sáng 23/3, em Phạm Song Toàn (THPT Long Thới) bật khóc, kể chuyện về cách dạy của cô Châu.
"Cô không nói gì với chúng con cả, cô không dạy, cô chỉ viết bài", nữ sinh nói và cho biết hơn một học kỳ qua cả lớp phải tự học, tự làm bài. Giáo viên chủ nhiệm cũng cố gắng giải quyết, nhưng không thành công. Toàn cho rằng cô Châu khá quyền lực, mọi người đều sợ.
Sự việc được lãnh đạo trường Long Thới xác nhận, đã tổ chức cho lớp 11A1 và cô Châu nói chuyện hòa giải. Hiện, cô giáo đã giảng dạy bình thường.
Trao đổi với báo chí, nữ giáo viên nhận mình đã sai và cảm thấy hối tiếc vì sự việc này. Tuy nhiên, cô cho biết: "Chuyện tôi chép bài trên bảng là có, nhưng nói tôi không giảng bài trong một học kỳ là không đúng. Chuyện này chỉ diễn ra từ sau Tết tới nay".
Mạnh Tùng
Theo vnexpress.net
TPHCM: Lãnh đạo Sở lắng nghe chia sẻ của học sinh Sáng 23/3, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Sở với học sinh (HS) tiêu biểu của TP năm 2018. Học sinh Trường THPT Trưng Vương chia sẻ ý kiến tại buổi gặp gỡ Đây là chương trình được tổ chức hằng năm của Sở nhằm lắng nghe của học sinh cũng như đề xuất giải pháp nhằm...