Xử lý nghiêm 2 vụ đánh trẻ ở trường mầm non tư thục
Bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, 2 việc đáng tiếc xảy ra tại nhóm lớp mầm non tư thục là hành vi không đúng với phẩm chất giáo viên.
- Ngay sau clip gây sốc của cô giáo mầm non ở TP Đồng Hới (Quảng Bình) thì tại Hà Nội xảy ra liên tiếp 2 vụ bảo mẫu tát trẻ và cho trẻ cùng lớp đánh bạn. Bà có thể cho biết quan điểm của Sở GD&ĐT Hà Nội về những vụ việc này?
- Bà Hoàng Thanh Hương: Hai sự việc xảy ra tại địa bàn Hà Nội ở nhóm lớp tư thục Nụ Cười Xinh, Nam Từ Liêm và trường mầm non tư thục Hoa Trạng Nguyên, Chương Mỹ là những trường hợp cá biệt và không mong muốn.
Điều này thể hiện hành vi không đúng với phẩm chất, phương pháp sư phạm, hành vi của một nhà giáo. Quan điểm của Sở GD&ĐT Hà Nội là sẽ xử lý nghiêm khắc những trường hợp này để ngăn chặn các hành vi tương tự.
Rõ ràng những hình ảnh này tác động xấu đến tâm lý phụ huynh, dư luận xã hội và ngay cấp quản lý chúng tôi cũng thấy bất bình. Tuy nhiên cũng phải nói rõ, toàn thành phố có tới trên 40.000 giáo viên mầm non đang rất vất vả, tâm huyết trong công tác chăm sóc trẻ, do đó chúng ta không nên quy kết chất lượng giáo dục mầm non hay giáo viên nói chung đều kém chất lượng.
- Với tính đặc thù của giáo dục mầm non, để đảm bảo chăm sóc trẻ an toàn, những hành vi như 2 trường hợp nói trên nên xử lý như thế nào, thưa bà?
- Như tôi đã trao đổi, quan điểm của Sở GD&ĐT Hà Nội là xử lý nghiêm những cá nhân có hành vi không đúng, ảnh hưởng đến thân thể, tâm lý trẻ. Các cán bộ quản lý trực tiếp cũng phải làm rõ trách nhiệm.
Trên cương vị hiệu trưởng, chủ nhóm lớp phải có biện pháp quản lý, bồi dưỡng nhận thức, có cơ chế giám sát giáo viên để không xảy ra những vụ việc đáng tiếc.
Các cấp quản lý Nhà nước, UBND phường xã cũng phải rút kinh nghiệm, giám sát chất lượng hoạt động nhóm lớp ngoài công lập vốn đã khó kiểm soát.
Video đang HOT
Hình ảnh từ clip cho thấy cô giáo để trẻ tát bạn ngay trong giờ học.
- Những vụ việc đáng tiếc chủ yếu xảy ra ở các cơ sở mầm non tư thục. Phải chăng công tác quản lý vẫn chưa đủ để đảm bảo chất lượng giáo dục của khối ngoài công lập?
- Số trẻ mầm non ngoài công lập chiếm 20% trong số gần 500.000 trẻ mầm non toàn thành phố. Hiện 96% nhóm lớp mầm non tư thục đã được cấp phép. Số còn lại đang trong quá trình làm thủ tục để thành lập nhóm lớp. Việc quản lý với số lượng lớn như vậy không dễ.
Với đặc thù riêng của bậc mầm non, hiện Hà Nội đã đưa ra mô hình quản lý khá đặc biệt dựa trên quy chế phối hợp các ngành liên quan như công an, hội phụ nữ, tổ dân phố, UBND phường, xã… Hiệu trưởng trường công lập cũng được phân công giúp đỡ nhóm lớp ngoài công lập.
Tôi cho rằng, vấn đề quan trọng là tăng cường kiểm tra sau cấp phép. Sau vụ việc này, phòng GD-ĐT các quận, huyện sẽ tiếp tục tham mưu UBND quận, huyện tăng cường kiểm tra, rà soát vụ việc xảy ra để giải quyết dứt điểm.
Bà Hoàng Thanh Hương. Ảnh: An Ninh Thủ Đô.
- Nhiều phụ huynh cho rằng nếu các trường công lập ưu tiên nhận trẻ lứa tuổi nhà trẻ thì sẽ an toàn cho các cháu khi gửi ở các nhóm lớp tư thục. Sở GD-ĐT Hà Nội có đề xuất gì về nhu cầu này?
- UBND TP đang tổng kết đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2010-2015 và xây dựng kế hoạch phát triển giai đoạn tiếp theo 2016-2025. Căn cứ kết quả thực hiện đề án và thực tiễn, Sở GD&ĐT sẽ tham mưu UBND TP đặt ra chỉ tiêu 60% tỷ lệ trẻ lứa tuổi nhà trẻ được đến lớp.
Hà Nội hiện khuyến khích phát triển các mô hình trường học đa dạng nhóm lớp, trong đó có cả công lập và ngoài công lập theo hướng xã hội hóa, tuy nhiên chúng tôi định hướng phát triển trường học và hạn chế nhóm lớp mầm non tư thục để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho trẻ mầm non.
Làm rõ việc cô giáo cho trẻ tát bạn
Trước những bức xúc của dư luận về đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo cho phép các trẻ tự “xử nhau” trong lớp tại trường mầm non tư thục Hoa Trạng Nguyên, Phòng GD&ĐT huyện Chương Mỹ đã tiến hành kiểm tra, làm việc với nhà trường. Kết quả kiểm tra sẽ được báo cáo Sở GD&ĐT Hà Nội ngày 13/10, trong đó tập trung vào việc có hay không chủ trương cho phép cô giáo đánh nhẹ vào mông, vào mặt trẻ trong quá trình dạy dỗ và quan điểm cho trẻ nhắc nhở bạn bằng cách tát bạn.
Cũng trong ngày 12/10, báo cáo Sở GD&ĐT Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hương, Phó trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm cho biết, kết quả kiểm tra nhóm lớp mầm non tư thục Nụ Cười Xinh cho thấy cô Mai Thị N. là bảo mẫu có hành vi cầm vai giật lắc trẻ, dúi vào mặt cháu Nguyễn Ngọc T.N. khi cho cháu N ăn.
Cô N. mới tốt nghiệp THPT, đang theo học Trung cấp Sư phạm mầm non, hiện làm hợp đồng vệ sinh và hỗ trợ cho trẻ khi ăn trưa. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của chủ nhóm lớp, đình chỉ công tác bảo mẫu Mai Thị N.
Theo Vinh Hương/An Ninh Thủ Đô
TP HCM: Học sinh không còn ngủ la liệt giữa hành lang
Trưa 9/10, toàn bộ học sinh của 27 lớp bán trú của Trường tiểu học Nguyễn Thị Định (quận 12, TP HCM) đã được chuyển vào ngủ trưa trong phòng.
Sau khi báo chí phản ánh thực trạng học sinh (HS) hàng ngày nằm ngủ la liệt ngoài hành của lang, lối đi tại Trường tiểu học Nguyễn Thị Định, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP HCM cho biết:
"Ngay ngày 9/10, Phòng Giáo dục tiểu học thuộc Sở GD&ĐT cùng với Phòng GD&ĐT quận 12 lập tức xuống Trường tiểu học Nguyễn Thị Định kiểm tra nắm tình hình. Qua kiểm tra, đúng là có tình trạng trường để HS nghỉ trưa tại hành lang. Hình thức này không phù hợp. Sở đã yêu cầu nhà trường lập tức chấm dứt ngay việc cho HS ngủ xếp lớp ngoài hành lang, cho trẻ vào phòng ngủ trưa đàng hoàng. Việc tổ chức cho HS ngủ nghỉ trưa tại trường phải đảm bảo an toàn, sức khỏe cho các cháu. Trưa cùng ngày, toàn bộ HS của 27 lớp bán trú của trường lập tức được chuyển vào ngủ trưa bên trong phòng học".
Ông Hoàng cho biết thêm, Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên thường xuyên có các văn bản chỉ đạo chuyên môn nhắc nhở các trường phải đảm bảo chất lượng bữa ăn - ngủ nghỉ cho trẻ để đảm bảo cho các cháu đủ sức khỏe học tập, sinh hoạt... Đây là trường hợp cá biệt do ban giám hiệu hiểu sai.
Học sinh nằm ngủ la liệt ở lối đi đã được vào trong phòng. Ảnh: Phụ Nữ TP HCM.
Chị T.H., phụ huynh (PH) của một HS trường TH Nguyễn Thị Định bày tỏ: "Sáng 9/10, nghe các PH xôn xao, tôi vội đi tìm báo để đọc mới tá hỏa. Hai năm qua, con tôi ngủ trong tình trạng đáng thương vậy mà tôi đâu có hay".
Thở phào nhẹ nhõm là tâm trạng của chị N.T. có hai con đang học ở trường TH Nguyễn Thị Định. Chị T. chia sẻ: "Chiều 9/10, con tôi đi học về, hí hửng kể với mẹ rằng "hôm nay ở trường con vui lắm, đến giờ ngủ, cả trường được kéo nhau vô phòng học để nằm. Các bạn gái được ưu tiên nằm trên bàn, các bạn nam trải chiếu ngủ ở dưới. Ngủ trong phòng, trời mưa không bị lạnh nữa".
Dù đã được vào ngủ trong phòng, nhưng bé K.L. vẫn chưa quên hình ảnh mình và các bạn phải ngủ ở hành lang. Chị H.T., mẹ bé kể: "Bé về khoe là đã được vào phòng ngủ, bé còn nói là trước đây, có khi mỏi chân quá, phải duỗi chân ra... lỗ thông gió để ngủ! Nắng thì nóng chân, mưa lại bị ướt. Bé còn bảo, tội nghiệp nhất là các bạn lớp 2/4, phải nằm ngủ sát nhà vệ sinh, hôi rình".
Nhiều PH có con học ở trường TH Nguyễn Thị Định bày tỏ bức xúc, khi họp PH, họ chỉ biết con ngủ ở "sảnh ngủ", nhưng không được nắm thông tin cụ thể. Việc lắp cửa kính và căng màn che chỗ ngủ ở hành lang cũng mới được thực hiện trong năm nay.
Một số PH mong muốn, trong tương lai, họ được nắm thông tin về chuyện học, ăn, ngủ, nghỉ của con mình cụ thể hơn. Các ý kiến đề xuất của PH được nhà trường tôn trọng và sắp xếp trao đổi, đối thoại nhiều hơn để không còn xảy ra tình trạng nhà trường và PH "trật chìa" với nhau như vậy.
Theo Trần Triều - Tiêu Hà/Phụ Nữ TP HCM
Bộ Giáo dục sốc trước tin bé mầm non bị hành hạ Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Bá Minh cho biết, nếu đúng sự việc như báo chí phản ánh thì ông thấy sốc trước cách cư xử của giáo viên. - Thưa ông, Bộ GD&ĐT đã nắm được thông tin sự việc ở Lạng Sơn và TP Đồng Hới, Quảng Bình chưa? - Ông Nguyễn Bá Minh: Chúng tôi...