Xử lý kỷ luật vụ nữ sinh bị bỏng nặng trong giờ thực hành
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu xử lý kỷ luật những người liên quan trong vụ nữ sinh trường THPT Phan Đình Phùng bị bỏng nặng sau tai nạn trong giờ thực hành Hóa học.
Vietnamplus cho hay ngày 7/2, ông Chử Xuân Dũng, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, khẳng định sở đã nắm được vụ việc này và yêu cầu xử lý kỷ luật những người liên quan.
Trước đó, dòng tâm sự của nữ sinh trường THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) bị bỏng nặng trong giờ thực hành môn Hóa học xuất hiện trên mạng xã hội.
Nữ sinh này cho biết sự cố xảy ra do sự thiếu trách nhiệm của cô giáo được ủy thác trông học sinh (vắng mặt không lý do). Một số bạn nam nghịch dụng cụ thí nghiệm và tai nạn xảy ra khiến em bị bỏng.
Báo An Ninh Thủ Đô cho biết sự việc diễn ra ngày 5/1. Nữ sinh bị bỏng là em D.A., học sinh lớp 12 trường Phan Đình Phùng.
Hiện, tình hình sức khỏe của nữ sinh đã có chuyển biến tích cực. Dù tay chưa viết được, em vẫn đến trường để học tập sau khi ra viện. Tuy vậy, tâm lý của nữ sinh chưa ổn định.
Theo VietNamNet, Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Loan xác nhận có sự việc trên xảy ra tại trường.
Video đang HOT
Nơi xảy ra sự cố khiến nữ sinh trường Phan Đình Phùng bị bỏng nặng. Ảnh: Người Lao Động.
Theo báo cáo của trường THPT Phan Đình Phùng, ngày 5/1, vào cuối giờ thực hành tại phòng thực hành Hóa – Sinh, học sinh tiến hành dọn dẹp. Hai bạn nam nghịch đốt mẩu giấy phenolphtalein cho vào chiếc cốc khô, bên trong không đựng gì.
Học sinh Nguyễn Đăng Vũ đang cầm lọ đựng cồn (mặc dù cán bộ thực hành đã cất ở chỗ khác), bên trong còn khoảng 50 ml và sơ ý để lửa cháy vào chai. Chai nổ khiến 3 học sinh đứng gần, trong đó có em D.A, bị bỏng.
Nhà trường và cán bộ y tế sơ cứu, đưa 3 học sinh vào cấp cứu ở khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội. Hai học sinh Nguyễn Đăng Vũ, Lê Nguyên Thế đã bình phục và đi học bình thường, còn em D.A. đến ngày 9/1 ra viện và điều trị tại nhà.
Bà Loan cho biết ban giám hiệu nhà trường, đại diện ban phụ huynh, các thầy cô giáo đã đến thăm hỏi và động viên học sinh, đồng thời báo cáo vụ việc lên Sở GD&ĐT Hà Nội.
Báo Người Lao Động cho biết thêm ngày 12/1, trường có văn bản trả lời sở lần thứ nhất. Song chỉ sau khi D.A. chia sẻ lên mạng xã hội, 3 học sinh gây bỏng trong phòng thí nghiệm và giáo viên trông lớp trong giờ thực hành hôm đó mới làm bản kiểm điểm.
Bà Nguyễn Thị Bích Loan giải thích do D.A. nghỉ học nên trường chưa xử lý những người liên quan.
Vị phó hiệu trưởng nói trường sẽ thành lập hội đồng kỷ luật, xử lý đúng người, đúng việc.
Theo Zing
Nữ sinh 'xương thủy tinh' nuôi giấc mơ cử nhân
Nữ sinh Đỗ Trần Tú Uyên (SN 2000) học sinh lớp 10A11, trường THPT Chu Văn An, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) sống chung với căn bệnh xương thủy tinh từ khi mới chào đời.
Dù cơ thể yếu ớt, không đi lại được, Uyên vẫn lạc quan, học giỏi, nuôi ước mơ trở thành cử nhân công nghệ thông tin.
Tú Uyên là con thứ hai trong gia đình 3 anh em ở phường Tân Tiến, thành phố Buôn Ma Thuột. Tất cả thành viên trong gia đình đều lành lặn, khỏe mạnh, chỉ có Uyên là kém may mắn khi vừa lọt lòng, hai tay đã gãy cong queo.
Ba mẹ Uyên đưa con xuống Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM điều trị. Bác sĩ cho hay Uyên bị mắc chứng tạo xương bất toàn, hay còn gọi là bệnh xương thủy tinh, xương giòn và dễ gãy.
Từ đó, mẹ em - chị Huyền - nghỉ hẳn công việc thời vụ bên ngoài, dành thời gian bên con. Bởi chỉ cần một chút sơ sẩy, va đụng mạnh, xương của Uyên có thể bị gãy vụn khiến em đau đớn.
Tú Uyên tự tin trong giờ học. Ảnh: Tiền Phong.
Nguồn sống gia đình trông chờ vào vài sào đất rẫy và ít tiền lương lái xe thuê của chồng chị Huyền. Gia cảnh rất khó khăn, nhưng hễ nghe nơi đâu có bài thuốc hay, anh chị đều tìm đến, chỉ mong cơ thể con cứng cáp.
Dù được chạy chữa khắp nơi, bệnh tình Uyên vẫn không thuyên giảm. Thường xuyên bị những cơn đau nhức xương, Uyên học cách tự chịu đựng, tập trung vào những trang sách cho vượt qua nỗi đau.
Mười năm qua, mẹ Uyên trở thành "đôi chân" đưa em đến trường bất kể nắng mưa. Nhờ chăm chỉ luyện tập, đôi tay bé nhỏ của em đã làm chủ được cây bút viết lên nét chữ đẹp.
Không đi học thêm, bằng sự siêng năng, ham học hỏi, suốt 9 năm liền, em đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi, gia đình, thầy cô, bạn bè yêu mến.
Bố em, anh Đỗ Quốc Khánh, cho biết: Từ khi lên 8 tuổi tới nay, cơ thể Uyên gần như không phát triển thêm. Bây giờ đã 16 tuổi mà ngồi vào chiếc xe lăn do báo Tiền Phong tặng ngày xưa, em vẫn cứ lọt thỏm, vì Uyên chỉ cao có 90 cm, nặng 11 kg, chân co quắp không đi lại được. Mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ người lớn giúp đỡ.
Tú Uyên tâm sự: Khi biết mang căn bệnh xương thủy tinh, em không buồn tủi lắm. Vì qua ti vi, báo đài, em biết có nhiều tấm gương khuyết tật học giỏi và rất thành đạt.
Em tự tìm niềm vui cho mình qua trang sách vở, nhất là môn Toán và Hóa học. Sau này, em muốn trở thành cử nhân công nghệ thông tin, làm chủ cuộc sống và em đang nỗ lực học tập để biến ước mơ thành hiện thực.
Cô Ninh Thị Anh Đào - giáo viên chủ nhiệm lớp 10A11 - nhận xét: Uyên là học sinh rất đặc biệt. Tuy bị bệnh bẩm sinh, em tiếp thu bài nhanh, chăm chỉ, học giỏi. Đặc biệt Uyên chơi hòa đồng với tất cả các bạn trong lớp và không hề mặc cảm, tự ti về bản thân mình.
Theo Hoàng Thiên Nga - Huỳnh Thủy / Tiền Phong
Nữ sinh bị đèn cao áp rơi trúng đầu lúc tan trường Khi vừa rời khỏi cổng trường cùng nhóm bạn, nữ sinh 13 tuổi ở Bình Phước bị bóng đèn cao áp rơi trúng đầu, chấn thương nặng. Nữ sinh bị nạn khi vừa tan trường. Ảnh:Văn Trăm Trưa 30/9, Phương Dung (13 tuổi, nữ sinh trường THCS Tân Phú, thị xã Đồng Xoài) cùng nhóm bạn lấy xe đạp điện ra về. Khi...