Xử lý hiệu trưởng nếu xác định chỉ tiêu không trung thực
“ Quy chế tuyển sinh 2012 sẽ bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với hiệu trưởng và những người khác liên quan nếu kê khai các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh không đúng, không trung thực” .
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định như vậy tại Hội nghị Hiệu trưởng ĐH, CĐ diễn ra ngày 14/2 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Ga cho biết, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Theo đó, Bộ giao cho các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm trên cơ sở tiêu chí đã quy định. Nếu có gian lận chỉ tiêu tuyển sinh thì tùy theo mức độ sẽ bị đình chỉ tuyển sinh một số ngành hoặc đình chỉ tuyển sinh cả trường năm đó, đồng thời bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành. Khi nào phát hiện sai phạm sẽ xử lý, dù sai phạm xảy ra ở thời điểm nào.
Vì vậy, Quy chế tuyển sinh 2012 sẽ bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với hiệu trưởng và những người khác liên quan nếu kê khai các tiêu chí xác định chỉ tiêu tuyển sinh không đúng, không trung thực.
Video đang HOT
Thí sinh dự thi ĐH năm 2011.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, cho đến thời điểm hiện nay, Bộ đã nhận được đăng ký chỉ tiêu của 133/176 trường ĐH và 152/212 trường CĐ. Kết quả tổng hợp sơ bộ cho thấy, có 55 trường ĐH và 39 trường CĐ đăng ký chỉ tiêu vượt quá năng lực thực tế của nhà trường.
Thứ trưởng Ga đề nghị: “Sau hội nghị này, các trường cần khẩn trương rà soát lại chỉ tiêu tuyển sinh 2012 đã đăng ký. Đối với những trường hợp đặc biệt, cơ sở đào tạo cần nêu những biện pháp khắc phục và đề xuất phương án đảm bảo chất lượng đào tạo trong tuyển sinh năm 2012 và những năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể”.
Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT đã công bố danh sách 20 trường ĐH, CĐ bị xử phạt vi phạm hành chính trong năm 2011 mà chủ yếu là do tuyển sinh vượt chỉ tiêu.
Đó là các trường ĐH Kinh tế TP.HCM (tuyển vượt 3.453 thí sinh) ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội (tuyển vượt 899 thí sinh) ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN (tuyển vượt 247 thí sinh) ĐHDL Duy Tân (tuyển vượt 504 thí sinh) ĐH Công nghiệp Hà Nội (tuyển vượt 1314 thí sinh) CĐ xây dựng số 1 (tuyển vượt 300 thí sinh) CĐ Y tế Đồng Nai (tuyển vượt 104 thí sinh) CĐ Xây dựng số 2 (tuyển vượt 228 thí sinh) CĐ cộng đồng Kiên Giang (tuyển vượt 96 thí sinh) CĐ Giao thông vận tải số 3 (tuyển vượt 247 thí sinh) CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng TP.HCM (tuyển vượt 288 thí sinh) CĐ Kinh tế – Kỹ thuật trung ương (tuyển vượt 126 thí sinh) CĐ Công nghệ Thủ Đức (tuyển vượt 177 thí sinh) CĐ Thống kê (tuyển vượt 74 thí sinh).
Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn thông báo tuyển sinh và tổ chức thi tuyển sai đối tượng đào tạo liên thông trình độ CĐ lên ĐH CĐ Bách nghệ Tây Hà thông báo tuyển sinh CĐ hệ chính quy năm 2011 sai quy định CĐ Ngoại ngữ công nghệ Việt Nhật thông báo tuyển sinh sai quy định CĐ Đức Trí – Đà Nẵng tuyển sai đối tượng tuyển sinh ĐH Công đoàn liên kết đào tạo với tỉnh Bến tre, Hà Nam không đảm bảo trình tự thủ tục và vi phạm quy định về đơn vị phối hợp đào tạo không đúng đối tượng liên kết CĐ Công nghệ Bắc Hà chấm bài thi tuyển sinh không đúng quy định, liên kết đào tạo năm 2011 tại tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên không đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định.
Kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định: “Chúng tôi đang bàn để cân nhắc không gây sức ép tăng số lượng, chỉ tăng trên cơ sở đảm bảo chất lượng. Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng nóng, việc một vài địa phương tuyên bố không tuyển sinh sinh viên trường ngoài công lập, tại chức… chúng ta phải nghiêm túc đón nhận cảnh báo này, xem xét lại chất lượng đào tạo của mình. Bộ quan niệm, thầy giáo là yếu tố quyết định, phòng học, phòng thí nghiệm và thư viện cũng là yếu tố quan trọng. Không thể chấp nhận mỗi bộ môn chỉ có một người giảng viên. Do vậy, phải điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, sẽ giảm, không thể khác được”.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, có một số nội dung chưa được Bộ GD-ĐT đề cập. Đó là, việc mất cân đối trong tuyển sinh. Phó Thủ tướng cho hay, tuyển sinh những năm qua có hơn 40% thí sinh thi vào ngành kế toán, tài chính ngân hàng. Như vậy có cần điều chỉnh, tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh có tiếp tục làm mất cân đối không… Bên cạnh đó, chưa thấy Bộ báo cáo về đổi mới quản lý tài chính như yêu cầu về tăng học phí thì tăng chất lượng như thế nào. Quốc hội chấp nhận tăng học phí thì chất lượng giáo dục tăng đến đâu? Việc kiểm định chất lượng giáo dục ĐH, các báo cáo chưa đề cập. Việc thực hiện 3 công khai của các trường đến đâu, có tác dụng gì, kết quả ra sao chưa thấy báo cáo. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy ,bồi dưỡng giáo viên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đến năm 2014 có chấm dứt được tình trạng “ĐH dạy ĐH”.
Theo Dân Trí
Năm 2012 sẽ thi Đại học - Cao đẳng theo hướng nào?
Tại hội nghị trực tuyến sơ kết 1,5 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ và tổng kết năm học 2010 - 2011 khối các trường ĐH, CĐ diễn ra cuối tuần qua tại 6 điểm cầu truyền hình trên toàn quốc, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là phương thức thi ĐH, CĐ năm 2012 sẽ diễn ra như thế nào?Về vấn đề giao chỉ tiêu tuyển sinh gây nhiều bức xúc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đưa ra giải pháp: "Năm nay, Bộ sẽ xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, dựa trên giảng viên cơ hữu, diện tích phòng học và định mức mà Bộ đã công bố, lấy chất lượng làm đầu. Điều chỉnh này cả chỉ tiêu chính quy và dài hạn"
Trả lời băn khoăn của nhiều đại biểu đến từ các trường ĐH, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 về cơ bản vẫn giữ ổn định theo giải pháp "3 chung" nhưng sẽ có những điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý theo hướng mở rộng khối thi, điều chỉnh phương thức tuyển sinh đối với các ngành năng khiếu, bổ sung chính sách đối với học sinh giỏi quốc gia...".
Năm 2012 vẫn thi ĐH, CĐ theo hướng "3 chung" nhưng sẽ có sự thay đổi và cải tiến
Điểm lại công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng vẫn có những sai sót như một số trường không nghiêm túc thực hiện quy chế tuyển sinh dẫn đến sai sót khi coi thi; một số trường khác đã thông tin, quảng bá các biện pháp thu hút thí sinh trong xét tuyển thiếu lành mạnh, gây phản cảm và bức xúc trong dư luận xã hội...
Bên cạnh đó, việc một số trường vi phạm công tác xét tuyển như tự ý chuyển thí sinh không trúng tuyển NV1 xuống các hệ đào tạo khác của trường, không cấp kết quả thi để thí sinh tham gia xét tuyển vào các trường khác; có trường vẫn gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh không có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường.
Các sai phạm này đã được phát hiện và Bộ GD&ĐT đã kịp thời xử lý.
Xung quanh việc một số tỉnh "chê" sinh viên dân lập, tại chức, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng thừa nhận: "Chúng ta nói làm như vậy là không công bằng nhưng cũng cần xem lại chất lượng đào tạo của các trường ngoài công lập. Các trường ngoài công lập cần củng cố lại để nâng cao chất lượng".
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng đề nghị hai ĐH Quốc gia, các trường ĐH trong điểm đề xuất phương án tuyển sinh của mình. Phương thức đề án của trường nào tốt sẽ được triển khai nhưng yêu cầu, không tái diễn được luyện thi tràn lan, đảm bảo phương án thi công bằng. Có cơ chế để tập thể nhà trường, cơ quan chức năng kiểm tra giám sát.
Theo VTC
Tuyển sinh ĐH-CĐ 2012: Vẫn thi "3 chung" "Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2012 cơ bản giữ ổn định theo phương pháp "ba chung" nhưng sẽ có điều chỉnh, bổ sung". Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trong Hội nghị sơ kết 1,5 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTG của Thủ tướng và tổng kết năm học...