Xu hướng tự tử mùa thi: Thi cử phải sợ học sinh
Một học sinh tài năng và được mọi người yêu quý ở một trường tư top đầu nước Anh vừa mới tự tử sau một chuỗi ngày căng thẳng kéo dài vì thi cử.
Emily Weiss, 14 tuổi, được anh trai phát hiện trong khu vườn sang trọng của gia đình ở tư thế treo cổ trên cây. Cô được đưa tới bệnh viện ngay sau đó nhưng không qua khỏi.
Một người bạn của cô cho biết: “Emily gần đây có dấu hiệu trầm cảm, bắt đầu từ đợt thi cuối kì có vẻ hơi căng thẳng ở trường. Bạn ấy rất tài năng. Thật là đáng buồn”.
Vào đêm ngay trước khi tự tử, Emily, một cô gái rất hoạt bát và ảnh hưởng tốt tới mọi người, đã gửi tin nhắn điện thoại và Facebook chúc tất cả các bạn cùng lớp thi tốt.
Ngay sau đó, status của cô bé trên Facebook được update là “Cellar Door”, tựa một bài hát về tự tử của band nhạc rock emo Escapte the Fate. Cô cũng là fan của dòng nhạc ủy mị này với các band nhạc như My Chemical Romance.
Video đang HOT
Kể từ cái chết của Emily vào thứ 2 vừa qua, hơn 2000 người đã tham gia vào nhóm Facebook tưởng niệm cô. Họ gồm những người bạn ở trường, những cựu học sinh của trường bao gồm cả diễn viên Helena Bonham Carter và người mẫu Daisy Lowe.
Tất cả mọi người đều nhắc tới Emily trên trang này với một niềm thương tiếc sâu sắc một cô gái “thực sự tuyệt vời và đáng yêu”.
Tình trạng tự tử vì áp lực thi cử không phải chỉ xuất hiện ở Anh. Việc tự hành xác, tự tử đã trở thành một hiện tượng trong giới trẻ.
Năm 2008, Loan, một học sinh giỏi đã tự kết liễu đời mình vì những câu nói của bố mẹ kiểu như: “Mày mà không đoạt được giải thì đi đâu thì đi. Đừng phụ công chăm sóc và nuôi dưỡng của bố mẹ”.
Tháng 12/2009, riêng ở trường THPT Đức Linh, Bình Thuận đã có tới 2 ca tự tử của học sinh lớp 11 và 12 bởi sự xử lý chưa khôn khéo của các thầy cô trong chuyện học hành thi cử.
Tại Trung Quốc, một quốc gia nổi tiếng với lối dạy con mẹ Hổ khắt khe cũng đã phải chứng kiến không biết bao nhiêu vụ tự tử của những đứa trẻ tuổi chưa thành niên.
NGUYÊN NHÂN CÁC VỤ TỰ TỬ Ở TRẺ
Có bậc phụ huynh thắc mắc tại sao gia đình thường xuyên quan tâm đến con cái họ mà đôi khi ý nghĩ tự tử vẫn xuất hiện trong đầu con trẻ. Họ đâu biết rằng chỉ chăm sóc về thể chất thôi chưa đủ, đôi khi con em họ đang bị giáo dục lệch lạc về tinh thần.
Những kỳ vọng của gia đình, những lời mắng nặng lời cùng với thái độ lạnh lùng của những người thân đã khiến cho các em cảm thấy mình là kẻ vô dụng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội và dẫn đến giải thoát bản thân bằng cách tử tự.
Ngoài ra, do những tác động tiêu cực trong những cảnh phim chém giết, máu me và những trò chơi game trực tuyến… khiến cho các bạn trẻ coi cái chết nhẹ như lông hồng.
Về lâu dài, từ cái chết ảo đến cái chết thật chỉ trong gang tấc. Vì vậy, vai trò của gia đình trong việc phát triển tâm lý của giới trẻ, đặc biệt ở tuổi dậy thì là rất quan trọng vì đó chính là giai đoạn hình thành suy nghĩ và tính cách ở các em.
PHÒNG CHỒNG ÁP LỰC CĂNG THẲNG CHO TRẺ
Các bậc phụ huynh nên tạo cảm giác gần gũi, không khí vui vẻ để con em mình cảm thấy thoải mái khi được nói hết những điều đang dằn vặt trong lòng, để trẻ tâm sự như với một người bạn thân.
Ngoài ra, trường học cũng là nơi có thể điều chỉnh rất tốt những suy nghĩ sai lầm và lệch lạc của giới trẻ. Thiết nghĩ những áp lực quá nặng nề của chương trình học trên lớp cùng với việc không có thời gian để các em thư giãn, tổ chức những buổi giao lưu với những người có hoàn cảnh bất hạnh để các em hiểu được rằng mình thật hạnh phúc khi được học hành, được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.
Theo Phunutoday