Xu hướng ngân hàng số trên smartphone
Ngân hàng số ( Digital Banking) được dự báo là xu thế phát triển của ngành ngân hàng tại Việt Nam, khi nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dân ngày càng lan tỏa.
Ngân hàng trên smartphone được đánh giá là tiện lợi và an toàn cho người dùng
Theo báo cáo Fintech (tài chính công nghệ) và Ngân hàng số 2025 do Backbase và IDC phối hợp thực hiện được công bố tháng 5.2020, nhiều ngân hàng đã không thể tận dụng các đối tác tiềm năng trong hệ sinh thái do vẫn giữ quan điểm truyền thống về chuỗi giá trị. 80% trong số 250 ngân hàng hàng đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn thích sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị của ngân hàng. Mức độ tham gia đóng góp của bên thứ ba chỉ ở mức 2%.
Mặt khác, hơn 35 ngân hàng số hoặc tổ chức tín dụng tại khu vực được xây dựng dựa trên các phát kiến mới nhất – qua mặt các ngân hàng truyền thống về tính linh hoạt, khả năng tự phục vụ, nhu cầu của khách hàng và cá nhân hóa. Do đó, với sự xuất hiện của những tay chơi mới và sự phát triển kỹ thuật số trong ngành, 38% doanh thu của các ngân hàng truyền thống sẽ đối mặt với rủi ro vào năm 2025.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng đồng ý ngân hàng số và ví điện tử có nhiều điểm khác biệt và có lợi thế cạnh tranh so với mô hình truyền thống. Tất cả kênh giao tiếp với khách hàng được thực hiện trực tuyến thông qua các thiết bị di động với giao diện phong phú, trực quan và gắn kết, tạo sự gắn bó với khách hàng.
Video đang HOT
Sự khác biệt đó có thể được minh chứng bằng một so sánh đơn giản của ông Phạm Tiến Dũng – Vụ trưởng Vụ Thanh toán – Ngân hàng Nước: Trong khi ngân hàng truyền thống xử lý hồ sơ tín dụng cho các doanh nghiệp mất khoảng 1 tuần, thì ngân hàng số có thể giải ngân cho doanh nghiệp chỉ sau khoảng 2 giờ bằng cách số hóa toàn bộ dữ liệu, dùng công nghệ thẩm định tín dụng.
Timo Plus là ngân hàng số có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua internet
Việc Fintech và ngân hàng hợp tác nhau đang là xu hướng phổ biến trong mô hình ngân hàng số mới tại Việt Nam. Theo thống kê của Vụ Thanh toán, có đến 61% mô hình kinh doanh Fintech ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thanh toán.
Trong các mô hình Fintech đang hoạt động tại Việt Nam, 72% liên kết với ngân hàng, 14% là dịch vụ hoàn toàn mới của Fintech và 14% còn lại đến từ sự chia sẻ. Như vậy có thể thấy việc liên kết với ngân hàng đang chiếm vị thế áp đảo và cũng là xu hướng phát triển của Fintech Việt Nam.
Các ngân hàng châu Á TBD chậm chạp trong cuộc đua số hóa
Các ngân hàng vẫn muốn giữ lại toàn bộ chuỗi giá trị của mình, không mở rộng cho đối tác trong hệ sinh thái, khiến việc số hoá chậm lại.
Báo cáo của IDC kết hợp với Backbase, một nền tảng ngân hàng số, thực hiện cho thấy đa số ngân hàng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương (APAC) chậm chạp trong cuộc đua số hóa.
Khách giao dịch bên trong một ngân hàng tại Việt Nam. Ảnh: Hải Đăng
Báo cáo cho biết có đến 80% trong số 250 ngân hàng hàng đầu trong khu vực vẫn muốn sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị của ngân hàng, không tận dụng các đối tác trong hệ sinh thái. Mức độ đóng góp của bên thứ ba chỉ ở mức 2% vào nhóm này.
Trong khi đó, hơn 35 ngân hàng số hoặc tổ chức tín dụng khu vực APAC được xây dựng trên các phát kiến mới, qua mặt nhóm ngân hàng truyền thống về tính linh hoạt, khả năng tự phục vụ, nhu cầu của khách hàng và cá nhân hóa.
Với sự xuất hiện của nhóm năng động này, báo cáo cho rằng 38% doanh thu của các ngân hàng truyền thống sẽ đối mặt với rủi ro vào năm 2025.
Khảo sát trong quý 4/2019 và quý 1/2020 cho thấy, có 63% khách hàng sẵn sàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng kỹ thuật số và tổ chức tín dụng trong 5 năm tới. Đến năm 2025, sẽ có khoảng 100 tổ chức tài chính mới được thành lập trong khu vực.
Báo cáo cũng cho thấy khu vực này dự kiến sẽ có thêm 100 tổ chức tài chính mới vào năm 2025.
Báo cáo cũng đánh giá các ngân hàng tại Việt Nam phải chủ động trong việc cung cấp trải nghiệm cho khách hàng, bằng không sẽ phải đối mặt với nguy cơ mở API, cung cấp dữ liệu cho đối thủ.
Theo báo cáo này, 8 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam đã xác định hai ưu tiên hàng đầu gồm phát triển ngân hàng lõi (core banking) và hiện đại hóa hệ thống thanh toán. Các ngân hàng này kỳ vọng tăng trưởng 50% lượng tài khoản mới bằng cách sử dụng tự động hóa thông minh trong khâu khởi tạo tài khoản.
Ông Riddhi Dutta, Giám đốc khu vực châu Á của Backbase, nhận định nhóm ngân hàng thương mại cổ phần sẽ có nhiều câu chuyện kỹ thuật số hơn. Đặc biệt, mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống của Việt Nam sẽ thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển.
Báo cáo cho biết đến năm 2025, 44% trong số 250 ngân hàng hàng đầu trên toàn APAC sẽ hoàn tất việc hoạt động dựa trên nền tảng, hiện đại hóa phần mềm và hỗ trợ API. 48% ngân hàng tại APAC dự kiến sẽ tận dụng công nghệ AI hoặc máy học (machine learning) khi quyết định dựa trên số liệu.
Trải nghiệm đa tiện ích với dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Techcombank Không chỉ trong mùa dịch Covid-19, hình thức mua sắm tiêu dùng trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng điện tử (E- banking) ngày càng hữu ích và trở thành kênh thanh toán thiết yếu. Thanh toán trực tuyến qua E-banking ngày càng được ưa chuộng Người dùng thời 4.0 không chỉ trải nghiệm được nhiều tiện ích...