Xu hướng giáo dục thế giới: Tập trung đào tạo kỹ năng thế kỷ 21
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ công nghệ của thế kỷ 21, rất nhiều ngành nghề bị đào thải và nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện.
Để đào tạo ra nguồn nhân lực phù hợp và chủ động thích nghi với những biến đổi của thế giới tương lai, giáo dục cần có những thay đổi rõ rệt và hiệu quả hơn. Trong đó, tập trung đào tạo tư duy và kỹ năng được xem là chìa khóa cốt lõi.
Các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang thay đổi như thế nào?
Theo dự đoán của Diễn đàn Kinh tế thế giới, đến năm 2025 con người chỉ chiếm khoảng 48% lực lượng lao động, còn máy móc và các thuật toán chiếm đến 52%. Cho nên việc giáo dục đơn thuần chỉ tập trung vào truyền đạt kiến thức không còn phù hợp nữa. Thay vào đó, phương pháp tập trung vào tư duy và kỹ năng, những yếu tố rất “con người” mà máy móc không thể thay thế ngày càng được chú trọng. Đây là cốt lõi của giáo dục hiện đại, nơi đào tạo ra nguồn nhân lực sẵn sàng thích nghi trước mọi sự thay đổi.
Trên thực tế, các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã tập trung đào tạo các kỹ năng hữu ích cho tương lai như làm việc nhóm, tư duy phê phán, giao tiếp, kiên trì và sáng tạo. Sự rèn luyện và tương tác giữa các kỹ năng trở thành chiến lược giáo dục thiết yếu mà nhiều quốc gia hướng đến.
Tại Mỹ, các phương pháp giáo dục thường xuyên được cập nhật và đổi mới, nhất là việc tập trung vào kỹ năng và tính áp dụng thực tế. Chẳng hạn từ năm 2007, rất sớm so với các nước khác, giáo viên đã yêu cầu học sinh lớp 4 phải trải nghiệm thực tế ít nhất 50% số bài học trên lớp và báo cáo lại những gì đã làm được.
Còn ở Phần Lan, chương trình giáo dục cơ bản cốt lõi của quốc gia năm 2016 đã nhấn mạnh việc đào tạo nền tảng học tập suốt đời cho học sinh. Chương trình cũng chú trọng vào đào tạo các kỹ năng và khả năng tự hoàn thiện bản thân. Như vậy, bên cạnh việc học sinh chỉ học 20 tiếng mỗi tuần và một nửa tập trung vào thực hành thì việc rèn luyện kỹ năng cần thiết của thế kỷ 21 cũng trở thành chiến lược hàng đầu của nền giáo dục luôn đứng top đầu thế giới này.
Kỹ năng thế kỷ 21 là yếu tố sống còn
Video đang HOT
Nhà sư phạm nổi tiếng Maria Montessori từng chia sẻ: “Đừng giáo dục các em thế giới của hôm nay. Thế giới của hôm nay sẽ thay đổi khi các em lớn lên. Phải ưu tiên giúp các em biết cách phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện khả năng tự thích nghi”.
Trong thập kỷ tới, hàng triệu lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp vì tác động của công nghệ 4.0, nhất là mô hình 3A (AI: Trí tuệ nhân tạo, Automation: Tự động hóa và Analytics: Phân tích). Do đó, việc trang bị những kỹ năng thế kỷ 21 là cực kỳ quan trọng.
Theo nghiên cứu của Viện Brookings về mức độ phổ biến của những kỹ năng thế kỷ 21, hàng loạt các quốc gia khẳng định khả năng giao tiếp và sáng tạo là quan trọng nhất, tiếp theo là tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. Có thể nói, những kỹ năng thế kỷ 21 chính là “chìa khóa” để các quốc gia tạo ra lực lượng lao động chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.
Giá trị cốt lõi của những kỹ năng 21 chính là tạo ra lực lượng lao động kiến tạo, sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thời đại. Với nền tảng vững chắc này, người lao động sẽ nắm bắt kiến thức mới nhanh chóng, biết áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế, đồng thời giúp đánh giá, phân tích các vấn đề, giao tiếp hiệu quả và hành động theo cách mà máy móc hay công nghệ không thể thay thế được.
Trong kỷ nguyên 4.0, người lao động phải học tập suốt đời và kỹ năng thế kỷ 21 chính là nền tảng để “nâng cấp” bản thân thành phiên bản tốt nhất mỗi ngày!
Theo thanhnien
Chương trình STEAM tại trường quốc tế BVIS
Chương trình STEAM của BVIS được phát triển bởi các chuyên gia Viện công nghệ Massachuset (MIT).
Theo báo cáo "Tương lai của việc làm 2018" được Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố ngày 17/9/2018, đến năm 2025, hơn một nửa những công việc của con người sẽ được thực hiện bằng máy móc.
Thầy Simon Higham - Hiệu trưởng trường Quốc tế Anh Việt BVIS TP HCM cũng cho biết, sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi giáo dục hiện đại không chỉ dừng lại ở việc giáo viên giảng dạy - học sinh tiếp thu kiến thức thông thường mà còn cần phát triển những kỹ năng cần thiết để các em có thể thích ứng và bứt phá trong tương lai.
"Phương pháp giáo dục STEAM hiện nay được coi là chìa khóa giải quyết cho nhu cầu cấp bách này", thầy Simon nhấn mạnh.
Học sinh BVIS tìm hiểu về chương trình STEAM tại khuôn viên Viện công nghệ MIT.
Là thành viên thuộc hệ thống giáo dục Nord Anglia Education (NAE), trường Quốc tế Anh Việt BVIS TP HCM có cơ hội tiếp cận nhiều lợi ích độc đáo thông qua mối quan hệ hợp tác giữa NAE cùng các tổ chức hàng đầu trên thế giới.
Năm học 2018-2019, đội ngũ lãnh đạo BVIS đã triển khai chương trình STEAM được phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu từ Viện công nghệ Massachuset (MIT) danh tiếng vào thời khóa biểu học tập hàng ngày của học sinh.
MIT đã thiết kế nội dung chương trình STEAM tích hợp kiến thức liên bộ môn từ Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật, Art - Nghệ thuật và Maths - Toán với trọng tâm phát triển tư duy cho học sinh theo nhiều khía cạnh khác nhau khi đối mặt cùng các vấn đề thực tiễn.
Từ đầu năm học tới nay, đội ngũ giáo viên của trường liên tục giới thiệu hàng loạt thử thách STEAM thú vị như "Hack the Tube - Sáng tạo cùng ống giấy" yêu cầu các em phát huy trí tưởng tượng để tái chế những ống giấy vệ sinh bỏ đi thành những sản phẩm mới lạ hay "Sustainable Cities - Thành phố bền vững" khi các em vận dụng hiểu biết về xây dựng, giao thông và môi trường để thiết kế mô hình - giải pháp cho một thành phố phát triển bền vững hơn. Tháng 5 vừa qua, toàn khối tiểu học của BVIS cũng tham gia thử thách STEAM chế tạo một phương tiện tự cung cấp năng lượng để có thể di chuyển được xa nhất.
Học sinh khối tiểu học BVIS tham gia thử thách STEAM.
Tổ chức Nord Anglia cũng tạo điều kiện cho bốn đại diện học sinh trung học trường BVIS có cơ hội đến thăm khuôn viên Viện Công nghệ MIT ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ vào tháng 8/2018 đồng thời tìm hiểu thêm về lợi ích của việc học đa ngành tại các buổi hội thảo STEAM cùng bạn bè từ khắp nơi trên thế giới.
Các em còn được thử sức với các hoạt động đa dạng do Nord Anglia và Viện MIT thiết kế nhằm nâng cao tư duy phản biện, tính sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
Học sinh BVIS tham gia Đại hội STEAM Nord Anglia Đông Nam Á
Ngoài ra, một số học sinh trung học của BVIS cũng đã đến trường Quốc tế Northbridge ở Campuchia để tham gia Đại hội STEAM cùng 8 trường thành viên Nord Anglia khác trong khu vực Đông Nam Á. Tại đây, các em cùng khám phá và phát huy sáng tạo cùng một trong những chủ đề của MIT và NAE "Siêu nhiên" đồng thời rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm với bạn bè từ những trường khác trong quá trình học tập theo dự án, từ đó đưa ra ý tưởng về sự thích ứng của động vật để tạo nên một siêu anh hùng.
Với sự hỗ trơ và hợp tác cùng Viện công nghệ MIT, trường Quốc tế Anh Việt, BVIS TP HCM không ngừng mang tới nhiều trải nghiệm STEAM thú vị và bổ ích khuyến khích tinh thần học tập, khám phá của học sinh, giúp các em từng bước khẳng định bản thân và đạt được ước mơ trong tương lai.
An Nhiên
Theo VNE
Bộ Giáo dục yêu cầu công bố giá SGK lớp 1 mới trước 15/2/2020 Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà xuất bản và các sở GD-ĐT có hình thức phù hợp cung cấp SGK kịp thời, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, giáo viên, phụ huynh tiếp cận sớm và đầy đủ để thực hiện chọn sách. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các nhà xuất bản có hình thức phù hợp cung cấp...