Xu hướng cho trẻ mầm non tiếp cận tiếng Anh
Những năm đầu đời là giai đoạn trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ. Nhận thức được điều này, cũng như tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhiều phụ huynh muốn con làm quen với tiếng Anh ngay từ lứa tuổi mầm non.
Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã liên kết với các trung tâm ngoại ngữ, tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
Một giờ làm quen tiếng Anh với người nước ngoài tại Trường Mầm non Vietkid (TP Thanh Hóa).
Trường Mầm non Hoa Mai (TP Thanh Hóa) bắt đầu triển khai việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh từ năm 2010, theo mong muốn của nhiều phụ huynh. Trung bình mỗi năm học, trường có khoảng 130 – 160 trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi tham gia. Có dịp tham dự giờ học tiếng Anh của các bé lớp 5 tuổi, chúng tôi mới thấy được sự hào hứng, thích thú của các bé trong giờ học. Thầy và trò cùng hòa nhịp trong những bài hát, điệu nhảy, trò chơi đầy thú vị.
Việc học tiếng Anh với các em giống như một hành trình khám phá, vừa học vừa chơi, không có áp lực khiến các em rất vui vẻ. Cô Lê Thị Toàn, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Mai, cho biết: Nhà trường là một trong những cơ sở giáo dục mạnh dạn cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
Video đang HOT
Trường đã phối hợp với các trung tâm ngoại ngữ uy tín về dạy cho các bé. Hiện nay, trường mới áp dụng cho trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh vào giờ ngoại khóa với số lượng 2 giờ/tuần, mỗi giờ khoảng 30 – 40 phút. Mục đích là cho các em làm quen với ngôn ngữ thứ 2, kích thích niềm đam mê, yêu thích học tiếng Anh qua các hình ảnh, trò chơi, bài hát phù hợp với độ tuổi. Hầu hết các em đều hứng thú với những giờ học tiếng Anh.
Hiện, việc tổ chức học tiếng Anh tại các trường mầm non không bắt buộc. Cho nên, chỉ một số trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh có số lượng trẻ đăng ký tham gia học tiếng Anh nhiều mới tổ chức các giờ ngoại khóa cho trẻ tiếp cận. Trong khi đó, việc cho trẻ tiếp cận tiếng Anh được triển khai phổ biến hơn ở các trường mầm non ngoài công lập.
Trẻ được tiếp cận tiếng Anh với người nước ngoài thường xuyên hơn và ở độ tuổi nhỏ hơn từ 3-4 tuổi theo nhu cầu của phụ huynh. Đặc biệt, một số trường như Vietkid, Vườn Mặt Trời, Họa Mi còn tổ chức cho các bé giao lưu tiếng Anh thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh hàng tháng, các chương trình, hội thi…
Cô Nguyễn Thị Hải, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vườn Mặt Trời (TP Thanh Hóa), cho biết: Hiện nay 100% khối mẫu giáo của nhà trường đều đang được làm quen tiếng Anh với người nước ngoài. Việc cho các bé tiếp xúc với tiếng Anh sớm là điều cần thiết và không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mầm non. Do vậy, từ năm 2017 được Sở Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho tổ chức dạy tiếng Anh, trường đã tuyển thêm giáo viên có trình độ để đứng lớp.
Đồng thời, liên kết với Trung tâm ngoại ngữ Vietlink để triển khai cho các bé học tiếng Anh ngoài giờ. Việc cho trẻ tiếp cận tiếng Anh tại trường nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các bậc phụ huynh. Chị Hoàng Thị Thúy, phụ huynh cháu Nguyễn Gia Khánh, chia sẻ: Tôi nhận thấy qua các tiết học tiếng Anh, khi về nhà, con rất vui và tự tin. Hơn nữa, con có thể đọc được những từ vựng và ê a các câu, các bài hát tiếng Anh. Gặp người nước ngoài con mạnh dạn giao tiếp, chào hỏi. Ở lớp, con cũng được các cô đánh giá là ngày càng mạnh dạn xung phong phát biểu hơn.
Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019-2020, toàn tỉnh có 684 trường mầm non, trong đó có 651 trường công lập và 33 trường ngoài công lập. Toàn tỉnh có khoảng 6% số trường cho trẻ làm quen với tiếng Anh, chủ yếu nằm trên địa bàn TP Thanh Hóa (với 40 trường).
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, việc dạy học tiếng Anh trong trường mầm non không bắt buộc. Ở những trường phụ huynh có nhu cầu, các cơ sở giáo dục mầm non có thể tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, khi đảm bảo các điều kiện: Cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động làm quen với ngoại ngữ của trẻ; giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngoại ngữ (hoặc cao đẳng ngoại ngữ) trở lên, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24-1-2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) hoặc tương đương và được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm mầm non; nội dung và tài liệu thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ phải được sở giáo dục và đào tạo thẩm định và cho phép thực hiện. Do đó, hầu hết các trường đều liên kết với trung tâm ngoại ngữ để đảm bảo yêu cầu về cơ sở vất chất, đội ngũ giáo viên.
Theo đánh giá của ngành giáo dục, hầu hết các trường triển khai cho trẻ tiếp cận tiếng Anh đều thực hiện đúng các yêu cầu, quy định. Việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh tại các trường mầm non bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ góp phần giúp trẻ sớm được làm quen tiếng Anh, mà giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Thời gian tới, ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát công tác tổ chức, quản lý việc cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh trong các nhà trường.
Bài và ảnh: Thùy Linh (baothanhhoa.vn)
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ Tân Mỹ
Tối 25-11, Công ty TNHH MTV đào tạo quốc tế Tân Mỹ đã làm lễ khai trương và đưa vào hoạt động Trung tâm ngoại ngữ Tân Mỹ tại thị trấn Trảng Bom (huyện Trảng Bom).
Ban giám đốc Công ty TNHH MTV đào tạo quốc tế Tân Mỹ cắt băng khai trương Trung tâm ngoại ngữ Tân Mỹ
Trung tâm ngoại ngữ Tân Mỹ được Sở GD-ĐT thẩm định và cấp phép hoạt động trên đường 30-4, thị trấn Trảng Bom với hoạt động chính là giảng dạy và bồi dưỡng kỹ năng Tiếng Anh cho học viên, luyện thi các chứng chỉ Anh văn trong nước và quốc tế. Ngoài đội ngũ giáo viên người Việt Nam, trung tâm còn hợp đồng mời giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy và bồi dưỡng các kỹ năng ngoại ngữ cho học viên.
Đây là trung tâm ngoại ngữ thứ hai được Công ty TNHH MTV đào tạo quốc tế Tân Mỹ thành lập và hoạt động tại Đồng Nai.
Theo Sở GD-ĐT, trên địa bàn huyện Trảng Bom hiện có 8 trung tâm ngoại ngữ đã được Sở GD-ĐT cấp phép đi vào hoạt động, chủ yếu ở khu vực thị trấn Trảng Bom và khu vực xã Hố Nai 3 nơi có mật độ dân cư đông đúc, nhu cầu học ngoại ngữ của học sinh cao.
Đặng Công
Theo baodongnai
Phương pháp luyện nghe của người thạo 5 thứ tiếng Thành thạo tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nga, Pháp, James Granahan (sống tại Argentina) chia sẻ năm bước luyện nghe có thể áp dụng với mọi ngôn ngữ. Tôi cho rằng nghe là kỹ năng ngôn ngữ khó học nhất và tôi từng rất vất vả để có thể nghe hiểu một ngôn ngữ mới vì không biết làm thế...