Xử cựu giám đốc BV Thủ Đức: Nhiều người liên quan vắng mặt
Tại phần làm thủ tục của phiên xét xử cựu giám đốc BV Thủ Đức, nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt.
Ngày 29-11, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô tài sản, rửa tiền xảy ra tại BV Thủ Đức, TP.HCM và cácđơn vị liên quan.
Hai bị cáo Nguyễn Minh Quân và Nguyễn Văn Lợi bị xét xử về hai tội tham ô tài sản và rửa tiền.
Bị cáo Nguyễn Trần Ngọc Diễm (vợ Quân) bị xét xử về tội rửa tiền. Sáu bị cáo đồng phạm là nhân viên BV Thủ Đức bị xét xử về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Phiên xét xử dự kiến kết thúc ngày 1-12-2023, do thẩm phán Phạm Lương Toản là chủ tọa.
Bị cáo Nguyễn Minh Quân – cựu giám đốc BV Thủ Đức. Ảnh: TRẦN LINH
Nhiều người liên quan vắng mặt
Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án ngoài triệu tập bị hại là BV Thủ Đức, tòa còn triệu tập 38 cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến phiên xử, trong đó có UBND TP Thủ Đức, Sở Y tế TP.HCM…
Tuy nhiên, UBND TP Thủ Đức vắng mặt, có 18/38 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt. Hội đồng định giá tài sản trong TTHS Bộ Y tế và Hội đồng định giá tài sản trong TTHS TP.HCM vắng mặt.
Đại diện VKSND TP.HCM cho rằng quá trình điều tra những người này đã có lời khai nên việc vắng mặt của họ không ảnh hưởng tới quá trình xét xử. Quá trình xét xử, nếu xét thấy cần thiết thì sẽ đề nghị HĐXX triệu tập.
Một luật sư đề nghị triệu tập hội đồng định giá. Về vấn đề này, HĐXX không chấp thuận và cho rằng nội dung liên quan giám định sẽ được làm rõ trong quá trình tranh luận. Một luật sư khác có đơn xin hoãn phiên tòa vì bận công tác nhưng HĐXX cho rằng không có căn cứ chấp thuận.
Nguyễn Văn Lợi – người đại diện đứng tên ba trong bốn công ty “sân sau” theo chỉ đạo của cựu giám đốc BV Thủ Đức. Ảnh: TRẦN LINH
Là người đầu tiên bước lên bục khai báo để thẩm tra lý lịch, bị cáo Quân khai các thông tin thuộc về nhân thân, chưa có tiền án, tiền sự và cha của bị cáo mất sau khi bị cáo bị bắt tạm giam.
Chủ tọa phiên tòa cũng chia sẻ nỗi buồn cùng bị cáo Quân, mong muốn bị cáo Quân và các bị cáo còn lại giữ sức khỏe để đảm bảo phiên tòa vì mới bị di lý từ Hà Nội vào TP.HCM.
Bị cáo Lợi – người đại diện đứng tên ba trong bốn công ty “sân sau” theo chỉ đạo của bị cáo Quân khai khá nhỏ về thông tin cá nhân. Công ty Trung Vương SG, Trung Dung đã giải thể. Hai công ty Ngọc Đạo (bị cáo Diễm đứng tên công ty nhưng ủy quyền cho Lợi đứng tên để hoạt động) và Nguyễn Tâm chưa giải thể nhưng không còn hoạt động.
Bị cáo Diễm trình bày thông tin về nhân thân, có hai con, con lớn 20 tuổi, con nhỏ 15 tuổi. Bị cáo đang được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tham ô tiền BV Thủ Đức để chạy án
Theo cáo trạng, Quân đã lợi dụng vị trí người đứng đầu BV, gây sức ép với nhân viên dưới quyền; chỉ đạo bị cáo Lợi lập bốn công ty “sân sau” để thông thầu, gian lận trong đấu thầu…
Từ năm 2016 đến năm 2020, nhóm bốn công ty “sân sau” đã trúng 27/28 gói thầu với tổng giá trị hơn 345,2 tỉ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Quân đã tham ô của bệnh viện là 103,6 tỉ đồng. Quân chỉ đạo Lợi chuyển tiền tham ô này cho vợ chồng Quân tiền tham ô để mua vàng, mua đất, biệt thự và hai ôtô Audi và Mercedes…
Bị cáo Nguyễn Trần Ngọc Diễm (vợ cựu giám đốc BV Thủ Đức). Ảnh: DI LINH
Hồ sơ vụ án cũng thể hiện, hai vợ chồng ông Quân mua thửa đất tại phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức từ tiền tham ô tài sản và bán được 19 tỉ đồng, cho một số người để chạy án nhưng bất thành.
Năm 2021, sau khi bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) xác minh vi phạm về đấu thầu tại BV Thủ Đức, Quân đã đưa hơn 2,6 triệu USD để chạy án nhưng không thành.
Sau đó ông Quân vẫn bị CQĐT khởi tố, bắt tạm giam; số tiền này được được sung vào ngân sách nhà nước. Những đối tượng trên chạy án cho ông Quân đã bị xét xử, riêng ông Quân chủ động khai báo trước khi bị phát giác nên được miễn trách nhiệm hình sự.
Ngoài vụ án này, Quân còn bị cáo buộc về hành vi vi phạm đấu thầu liên quan mua kit xét nghiệm Covid-19 của Việt Á tại BV Thủ Đức, thiệt hại hơn 10 tỉ đồng
Cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn phân trần về sai phạm
Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cùng các cựu lãnh đạo, cán bộ BV đã can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, cùng các bị cáo thuộc Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát thực hiện nhiều sai phạm từ khâu lập hồ sơ thầu, đơn giá, chủng loại, số lượng vật tư...
Ngày 17.4, TAND TP.Hà Nội xét xử cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn tóc bạc trắng hầu tòa
Theo cáo buộc, với tư cách Chủ tịch Hội đồng mua sắm Bệnh viện (BV) Tim Hà Nội, bị cáo Tuấn chủ trương cho một số doanh nghiệp, trong đó có Công ty CP thiết bị y tế Hoàng Nga (Công ty Hoàng Nga) và Công ty CP công nghệ sinh học Kim Hòa Phát (Công ty Kim Hòa Phát), được ký gửi vật tư để BV sử dụng trước, rồi hợp thức việc thanh toán bằng cách cho các doanh nghiệp trúng thầu.
Giai đoạn 2016 - 2017, BV Tim Hà Nội tổ chức 5 gói thầu mua sắm vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch, tổng trị giá hơn 595 tỉ đồng. Trong đó, gói thầu số 5 năm 2016 tổ chức theo hình thức đấu thầu rộng rãi có trị giá trên 247 tỉ đồng, 4 gói thầu năm 2017 được áp dụng theo hình thức chỉ định thầu rút gọn trị giá gần 348 tỉ đồng.
Để hợp thức hồ sơ thầu, bị cáo Tuấn cùng các cựu lãnh đạo, cán bộ BV đã can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, cùng các bị cáo thuộc Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát thực hiện nhiều sai phạm từ khâu lập hồ sơ thầu, đơn giá, chủng loại, số lượng vật tư... Hậu quả, Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát trúng hàng loạt gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế cho BV Tim Hà Nội, qua đó gây thiệt hại hơn 53,6 tỉ đồng.
Cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn. Ảnh PHÚC BÌNH
Khai trước tòa, bị cáo Tuấn thừa nhận phần lớn cáo buộc của viện kiểm sát. BV Tim Hà Nội có chủ trương cho doanh nghiệp ký gửi vật tư rồi hợp thức thanh toán sau, nhưng chủ trương này đã có từ trước khi bị cáo Tuấn được bổ nhiệm làm giám đốc. Hơn thế, các mặt hàng đấu thầu phần lớn có tính truyền thống, BV đã mua từ nhiều năm, vì vậy bị cáo Tuấn chỉ đạo cấp dưới tổ chức đấu thầu để mua vật tư theo nguyên tắc giá năm sau bằng hoặc thấp hơn năm trước.
Phân trần việc chỉ định 4 gói thầu năm 2017, cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội cho biết, thời điểm này, Hà Nội chủ trương đấu thầu tập trung nhưng diễn ra rất chậm. Về nguyên tắc, vật tư dùng cho năm 2017 phải được đấu thầu xong trong quý 1, nhưng thực tế đến mãi cuối năm mới có kết quả đấu thầu. "Nếu đợi kết quả đấu thầu tập trung thì cả năm 2017 BV coi như không có vật tư phục vụ bệnh nhân, như vậy sẽ phải đóng cửa. Từ đó, BV mới có chủ trương vay trước của 2 công ty nhằm phục vụ bệnh nhân", bị cáo Tuấn khai.
Vẫn theo lời bị cáo Tuấn, do thiếu vật tư mà chưa thể đấu thầu tập trung, bị cáo đã báo cáo lên Sở Y tế, Sở Tài chính Hà Nội và Trung tâm mua sắm công, đề xuất chỉ định thầu khẩn cấp, áp dụng kết quả đấu thầu năm 2016; gửi kèm báo cáo là chi tiết số lượng vật tư còn trong kho, số lượng đã "vay", đã sử dụng, dự kiến lượng cần mua... "Dù vậy, việc mượn vật tư của doanh nghiệp để dùng trước là sai quy định, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm", bị cáo Tuấn nói.
Nhắc tới Công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát, cựu Giám đốc BV Tim Hà Nội dành lời cảm ơn vì họ đã giúp BV có vật tư phục vụ bệnh nhân, kịp thời khám chữa bệnh, "không nghĩ việc vay mượn vật tư lại liên lụy đến họ".
Bị cáo Tuấn nhiều lần khẳng định không tư lợi, ngoài việc được bị cáo Nguyễn Đức Đảng, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Nga, biếu vào các dịp tết, với tổng số 10.000 USD và chai rượu. Với vai trò đứng đầu BV, bị cáo Tuấn nhận thức mình là người có trách nhiệm cao nhất khi để xảy ra sai phạm. Đến nay, gia đình bị cáo đã nộp hơn 6,2 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Ngoài bị cáo Tuấn, nhóm bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ BV Tim Hà Nội cũng đều thừa nhận việc hợp thức hóa hồ sơ từ khâu lập báo giá, chọn đơn vị thẩm định giá, lập hồ sơ đấu thầu, chấm thầu, thực hiện hợp đồng... Nhóm bị cáo này khai, thực hiện theo phân công của cấp trên và bị cáo Tuấn, không được hưởng lợi ích vật chất.
Sáng nay (18.4), phiên tòa tiếp tục làm việc với phần xét hỏi.
Nữ giới thường mắc những bệnh phụ khoa gì? Bệnh phụ khoa đem lại rất nhiều phiền phức trong cuộc sống cho phụ nữ, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vậy bệnh phụ khoa là gì? Các bệnh phụ khoa chị em thường gặp là những bệnh nào? Bệnh phụ khoa là tất cả các bệnh lý thuộc cơ quan...