Xót xa lời tiễn biệt cô gái ra đi sau 2 lần phải hoãn cưới do Covid-19: ‘Chiếc váy cưới còn chưa kịp khoác lên’
Khoảng 6h sáng 29/8 tại đường ĐT617 (thuộc xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã xảy ra vụ tai nạn giữa xe tải và xe máy khiến cô gái Phạm Thị Nga tử vong.
Được biết, Nga và người yêu đã hai lần phải tạm hoãn lại đám cưới vào tháng 4 âm lịch và ngày 8/8 dương lịch do dịch bệnh Covid-19. Số phận quá nghiệt ngã đối với Nga khi vụ tai nạn ập tới, cướp đi cơ hội được mặc chiếc váy cưới tinh khôi trong ngày trọng đại của cuộc đời mình.
Nga ra đi khi chưa kịp khoác trên mình chiếc váy cưới
Sự ra đi quá đột ngột của Nga là một cú sốc lớn đối với gia đình, người thân và bạn bè. Ai nấy đều vô cùng bàng hoàng, thương xót trước sự ra đi quá vội vàng của cô gái trẻ và đã gửi đến Nga những lời từ biệt.
Trên mạng xã hội, hàng loạt những bài viết từ bạn bè, người thân thương xót gửi đến cô:
- ‘Đến giờ này mình không thể tin được, sự thật đau đớn quá bạn ơi. Một cô gái hay cười, hiền lành, dễ thương, bạn vẫn chưa kịp mặc chiếc váy cưới trong ngày trọng đại của mình, vẫn còn bao ước mơ dự định chưa thực hiện được sao bạn ra đi sớm vậy? Yên nghỉ nhé bạn thân, mãi nhớ về bạn’.
- ‘Em không thể tin vào mắt mình nữa, thương chị quá, thương cho một kiếp người. Chị ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ, chị còn chưa kịp khoác lên mình chiếc váy cưới nữa. Mong chị yên nghỉ’.
Bạn bè vô cùng thương xót trước sự ra đi đột ngột của cô gái trẻ
Video đang HOT
Được biết, gia đình của Nga có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nhà chỉ có hai anh em nhưng cách đây 3 năm, anh trai của Nga cũng bị tai nạn giao thông qua đời. Mẹ đã lớn tuổi, không có việc làm ổn định, ai gọi gì làm đó; ba bị tai biến không thể đi lại.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố của Nga hiện đang bị tai biến
Bởi vậy, nhiều người bạn cũng đăng bài viết để kêu gọi bạn bè cùng đến gia đình Nga chia buồn và giúp đỡ. Bạn bè mong rằng có thể cùng nhau động viên gia đình cô cả về tài chính lẫn tinh thần để tất cả có thể mạnh mẽ vượt qua nỗi đau quá lớn này.
Mọi người mong muốn chia sẻ với gia đình Nga về cả vật chất và tinh thần
Thêm một pha hoãn cưới vì dịch Covid-19, lý do 'toang' là vì dọn về sống thử cùng với nhau
Nói về sống thử, Huyền Chip - tác giả của Xách ba lô lên và đi từng chia sẻ: 'Lợi ích đầu tiên của việc sống thử là cho phép các cặp tìm hiểu sự hoà hợp lâu dài. Ai cũng có những suy nghĩ, thói quen mà phải sống cùng họ mình mới có thể biết được.
Có người bừa bộn, về nhà cởi tất vứt mỗi chỗ một cái. Có người gọn gàng, nhìn quần áo trên sàn thôi cũng đã ngứa mắt. Có người đi ngủ sớm. Có người đi ngủ muộn. Có người thích vừa ăn vừa xem TV. Có người coi bữa ăn là thời gian riêng tư của hai người.
Sống thử cho phép hai người phát hiện ra những điểm không tương đồng, và quan trọng hơn, là để xem hai người có yêu nhau đủ để có thể thoả hiệp, thay đổi cuộc sống cá nhân để có chỗ cho người kia không.
Thứ hai, sống thử cho phép các cặp yêu nhau thảo luận về cách phân bổ trách nhiệm. Nói xơi xơi 'cưới xong anh sẽ giúp em làm việc nhà' thì dễ, nhưng phải ở cùng nhau cả năm trời thì mới biết được liệu người đó sẵn lòng giữ lời hứa hay không'.
Và mới đây, một cặp đôi đã phải hoãn cưới vô thời hạn sau khi trải qua thời gian sống thử. Cô gái đã tâm sự về câu chuyện của mình trên một nhóm mạng xã hội và nhận về nhiều sự quan tâm.
Câu chuyện sống thử đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Cô gái và chồng sắp cưới yêu nhau 4 năm. Theo kế hoạch thì ra tết, vào tháng 3 sẽ tổ chức đám cưới và về chung 1 nhà. Hai nhà đã tổ chức dạm ngõ, chỉ còn ăn hỏi và đám cưới thôi nhưng vì dịch Covid-19 bùng phát nên tất cả phải hoãn lại, dự định cuối năm nay sẽ tổ chức đám cưới.
Lúc đó, anh chàng người yêu có nói: 'Nếu hoãn cưới thì 2 đứa đi đăng ký kết hôn'. May sao cô gái chẳng hiểu nghĩ thế nào lại trả lời: 'Thôi, khi nào gần tổ chức, ăn hỏi xong thì ký cũng chả muộn'.
Tuy nhiên cả hai đã coi nhau như vợ chồng và dọn về cùng nhau sống chung. Từ lúc sống thử, có quá nhiều chuyện xảy ra khiến cô gái 'không chịu nổi' và quyết định chia tay.
Cô gái kể lại:
'Việc nhà: Mình sau khi đi làm về vất vả, người yêu không giúp được gì, cứ hở ra là 'Nay em về sớm nấu cơm', có hôm mình mệt nên phải xin về sớm nghỉ ngơi, người yêu mình về thấy mình hỏi được 1 câu 'Em chưa đi chợ nấu cơm à?'. Ăn xong thì lên ngồi xem ipad, nghịch laptop, mình hỏi thì bảo 'Không thấy anh đang làm việc đây à?'. Sau đó thì mình phải đi rửa bát.
Có hôm mình nhờ đi đổ rác thì bảo: 'Có mỗi cái túi rác mà không đổ được, em không đổ thì để đấy lúc khác anh đổ'. Có hôm mình đi làm về muộn, hôm đó trời mưa to, mình về thấy quần áo chưa rút, ướt hết nên hỏi 'Anh không rút quần áo à?' - 'Ơ anh quên, anh tưởng việc đó là của em'. Cái hành động làm thường xuyên nhất có lẽ là gom quần áo bỏ vào máy giặt và bấm. Còn quần áo trắng mình vẫn giặt tay cho sạch.
Chưa hết, cuối tuần thì ngủ trương người lên, mình phải dậy dọn dẹp, lau nhà, xếp gọn giày dép quần áo. Nói về việc dọn dẹp lại nhớ thi thoảng mà không dọn y như rằng: 'Sao anh thấy mùi gì ấy nhỉ, hôi hôi, em đã dọn nhà chưa?' - 'Anh thấy bẩn anh dọn đi chứ' - 'Ô cái nhà này anh là chồng hay em là mẹ anh thế?'. Mình không trả lời gì nữa, giờ lại học được câu 'Nhà phải có nóc', suốt ngày nói, ví dụ như 'Em về sớm không nấu cơm, lại đi ăn ngoài à? Em định không làm gì à? Em có nghe anh nói hay không vậy? Nhà này có nóc không vậy?'...
Thôi, kể ra thì còn nhiều lắm... Đấy là về việc nhà, còn chưa nói đến tư tưởng, người yêu mình có tư tưởng là nam thì đi làm kiếm tiền, nữ thì chăm lo việc nhà, trong khi đi làm kiếm tiền kiểu gì, về nhà làm thêm (những lúc mà mình làm việc nhà ông ấy làm thêm như mình nói ở trên ấy) mà lương vẫn thấp hơn lương mình, không phải chỉ bây giờ mà trước kia toàn vậy. Có đúng 1 lần lương ông hơn lương mình nhưng chỉ được 2 tháng mình lại nhảy sang công ty khác có lương cao hơn ông.
Về thời gian làm việc, cả 2 đều phải đi làm hết sáng thứ 7, nghĩa là thời gian đi làm giống nhau nhưng mình còn phải làm cả 1 đống việc nhà nữa. Mà nhà không dọn dẹp, không nấu cơm, không giặt quần áo lúc nào cũng ẩm thấp, khó chịu. Mình thì tính sạch sẽ, ông ấy tính lại lười việc nhà. Lúc nào cũng kêu mệt, lúc nào cũng kêu bận..., xong có lúc mình ốm còn nói với mình là 'Em làm cái gì mà ốm!'.
Lúc đầu mình nhịn, sau không chịu được thì thành ra giận nhau, cãi nhau quá nhiều. Trong suốt gần 5 tháng ở với nhau. Nói tóm gọn lại, lúc chưa ở với nhau thì vậy, như công chúa được chiều, lúc 'sống thử' thì không khác gì ô-sin'.
Sau khi không chịu nổi được nữa, cô gái về thừa chuyện với bố mẹ. Rất may là bố mẹ đã ủng hộ chuyện của con gái chia tay với người đàn ông lười biếng như vậy: 'Bố mẹ còn chả dám sai con như vậy, nó là gì mà nó làm như vậy. Thôi, đời thiếu gì trai, không lấy thằng này thì lấy thằng khác, mà không lấy chồng ở nhà bố mẹ nuôi, lo gì. Bố mẹ chỉ cần con hạnh phúc, chứ không phải là đi làm ô-sin cho nhà người ta'.
Nhiều cặp đôi 'đường ai nấy đi' chỉ vì về chung nhà, 'góp gạo thổi cơm chung'. Ảnh minh họa
Cuối cùng cô gái quyết định không cưới xin gì hết, dừng lại tất cả, giải tán, ai về nhà nấy, chia tay hết chuyện.
'Người ta chia tay thì buồn, mình chia tay thì như trúng xổ số độc đắc. Đấy, nghĩ cũng may, nhờ dịch mà mình nhận ra bản chất của 1 con người, có ở với nhau mới biết là thế nào, chứ mà ngày ấy kí vào tờ giấy kết hôn thì lại phức tạp, khó dứt ra', cô gái tâm sự.
Sau khi câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ vui mừng khi cô gái trên đây nhờ hoãn đám cưới do dịch mà có thể phát hiện ra được những thói hư tật xấu của chồng sắp cưới, cuối cùng đưa ra cho mình được những quyết định sáng suốt.
J.N bình luận: 'Cái từ sống thử nó bị gán cái mác hư hỏng này nọ từ xưa, chứ thật ra chả có gì ghê gớm hay sai trái. Không ở với nhau làm sao biết hợp hay không. Không biết cứ đâm đầu vào rồi vỡ lở ra đời không như là mơ lại bảo tại số. Cho đúng thủ tục thì cứ dạm ngõ, về ở với nhau 2-3 tháng, ok thì hãy đăng ký, không thì giải tán cho nhẹ gánh. Lấy chồng chứ có phải vác cái của nợ về hầu đâu'.
'Nghĩ lại mấy cặp muốn kết hôn cũng nên sống thử vài tháng cũng hay, biết đâu lòi ra bản chất không nên có thì nên kết thúc trong êm đẹp, chứ sống chung lại chẳng chịu nổi được', Thùy Nhân chia sẻ.
Cô gái quyết định chia tay sau khi sống thử với chồng sắp cưới. Ảnh minh họa
'Đúng là trong dịch có cái rủi cũng có cái may. Ông trời cho bạn cơ hội sửa sai và bạn đã nắm bắt tốt. Chúc mừng', tài khoản Y.T cho hay.
'Sống thử thì mới biết bản chất, tính cách con người thật của nhau. Lấy đâu khái niệm là phụ nữ thì phải cung phụng chồng, hầu hạ chồng từ nấu cơm đến giặt cái quần áo. Chỉ có em yêu anh, em thương anh thì em nấu cơm mk cùng ăn, mình cùng sống với nhau, cùng san sẻ, giúp đỡ chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Nên là thật vô phúc cho cô nào vớ phải loại như anh', Thu Hà nhận xét.
Sống thử không phải là một vấn đề xa lạ và càng ngày càng trở nên quen thuộc đối với các bạn trẻ, những khúc mắc, va chạm xảy ra trong khi chung sống cùng nhau là điều không thể tránh khỏi. Đó là lý do những đôi nam nữ lựa chọn sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau mà không ràng buộc.
Hoãn cưới 2 lần, cô gái phát hiện sự thật bàng hoàng về chồng sắp cưới, cách thức anh ta ngoại tình tinh vi đến không ngờ "Bọn em tổ chức ăn hỏi rồi cưới luôn 1 ngày, cách đây 2 tháng thì 2 nhà đã gặp mặt nhau rồi, dạm ngõ hết rồi... nhưng cuối cùng đợt này dịch bùng phát trở lại nên lại phải hoãn", cô gái kể. Đôi lúc những chuyện không thể diễn ra theo đúng lộ trình lại mang đến một cái kết rất...