“Xót xa” khi đến những món bánh Việt này còn có cặp có đôi quấn quýt, nhưng chúng ta thì vẫn… FA
Có những món bánh Việt Nam đi thành đôi và “thuộc về nhau” như một định lý, có món này thì không thể thiếu món kia được.
Có bao giờ bạn nhận ra, rằng trong ẩm thực Việt Nam có những món bánh mà đã gọi tên là phải gọi theo “cặp”? Như thể chúng sinh ra đã là định mệnh của nhau vậy. Nếu để ý, bạn sẽ thấy những món bánh này thường xuyên được bán, được xuất hiện cùng nhau. Mà cho dù có không xuất hiện cùng nhau đi nữa thì người Việt Nam vẫn thường có thói quen nhắc đến bánh này kèm theo bánh kia như một cụm từ độc lập. Có nhiều món bánh Việt đi thành cặp mới được và sau đây là một số ví dụ “kinh điển”:
Cứ năm hết, tết đến là người ta lại hay nhắc đến cụm từ này. Dù ở thời hiện đại, do khó bảo quản lâu mà người ta không hay làm bánh giầy nữa, nhưng bánh chưng và bánh giầy vẫn như một cặp đôi nổi tiếng được nhiều người biết đến. Do cùng nhau xuất hiện trong tích xưa mà đến hiện tại, hình ảnh bánh chưng vuông vẫn luôn được gắn với bánh giầy có hình tròn.
Hình tượng vuông – tròn trái ngược nhau, thể hiện được triết lý vuông tròn của người Việt, tin rằng hai hình dạng này bổ trợ cho nhau, tạo nên sự hài hoà, sung túc, tốt lành (cũng là lý do vì sao người ta hay dùng từ “mẹ tròn con vuông” để diễn tả sự sinh nở suôn sẻ). Mặt khác, bánh chưng vuông theo truyền thuyết tượng trưng cho đất, bánh giầy tròn là trời, đi cùng nhau như tinh hoa đất trời giao hoà.
Cụm “bánh chưng bánh giầy” vẫn thường được người ta quen miệng nói vì trong tâm tưởng người Việt, hai hình ảnh này vốn hài hoà bên nhau.
Bánh trôi bánh chay đi cùng nhau như một lẽ tự nhiên, đến mức nói bánh trôi không, hay bánh chay không cũng thấy hơi… lạ miệng. Đây là hai món bánh được ăn vào tết Hàn thực của người Việt Nam, và lúc nào cũng được bán cùng với nhau trong ngày này, không có ngoại lệ. Tết Hàn thực phổ biến hơn ở miền Bắc nên nhiều người dân vùng miền khác đôi khi không phân biệt được hai loại bánh này, bởi chúng đi với nhau đã thường xuyên, lại còn có ngoại hình tương tự.
Bánh trôi có nhân là đường phèn xắt viên nhỏ, trong khi bánh chay có nhân đậu xanh và kích cỡ to hơn. Bánh trôi không ăn cùng nước, bánh chay thì ăn cùng với nước đường thơm mùi gừng. Đến ngày nay, khi nhắc đến bánh trôi là phải có bánh chay đi kèm phía sau. Tết Hàn thực mà thiếu mất một trong hai, nghĩ cũng không dám nghĩ!
Video đang HOT
Nhắm mắt lại, tưởng tượng bản thân đang nằm đung đưa trên một chiếc võng vào một trong những trưa hè miền Nam, ta lại như loáng thoáng nghe được tiếng rao thiết tha: “Ai… bánh bò, bánh tiêu không…”
Tiếng rao kéo dài, giọng run và ngân, đi kèm là hình ảnh một người phụ nữ mặc áo bà ba cùng chiếc rổ mây, hay một chiếc gánh hoặc xe đẩy. Có xe đẩy thì thường là bánh tiêu được chiên nóng, đôi khi còn có cả quẩy nóng, nhưng nếu chỉ có làn và gánh thì thường là bánh tiêu được làm sẵn. Hiện tại, bánh bò và bánh tiêu hay được ăn cùng với nhau. Bánh tiêu vốn rỗng, có người hay cho bánh bò ngọt, mềm vào bên trong bánh tiêu giòn, thơm như một loại nhân. Tuy nhiên không ai biết cách ăn này có từ bao giờ, hay vì sao mà bánh bò và bánh tiêu lúc nào cũng được bán cùng nhau.
Chỉ biết, từ những tiếng rao ấy, người ta hình thành một loại “phản xạ có điều kiện”, nhắc đến bánh bò là nhớ đến bánh tiêu và ngược lại.
Bánh cam bánh còng
Có lẽ chỉ những đứa trẻ miền Tây Nam Bộ thế hệ 9x trở về trước mới quen thuộc với cặp đôi “thiên mệnh” này. Những câu rao như “ai bánh cam bánh còng hôn” kéo dài ngân nga bằng chất giọng con gái miền Tây nghe ngọt ngào mà xao xuyến, ngọt như chính bản thân hai món bánh ấy vậy. Đây là món quà vặt mà trẻ con rất ưa thích, mỗi lần thấy là xin bố mẹ, ông bà vài đồng bạc lẻ để mua. Người lớn mà đi chợ, thấy bánh cam bánh còng cũng mua về làm quà cho trẻ con ở nhà.
Bánh cam bánh còng đều là món bánh được rán lên, thường được áo bên ngoài một lớp đường chảy cùng với mè, bóng bẩy và hấp dẫn. Tuy nhiên bánh cam có nhân đậu và tròn trịa, trong khi bánh còng có hình dạng giống bánh vòng, có lỗ chính giữa. Thường con nít đứa nào không thích ăn đậu xanh sẽ mê bánh còng, chỉ có bột và đường, còn người lớn không kén ăn sẽ ăn bánh cam nhân đậu. Bánh cam nhân đậu ăn vào bữa xế no lâu, người lao động tay chân dễ đói mà thấy ai rao bánh cam, bánh còng cũng vẫy tay ngoắc người bán để mua rồi nhâm nhi đôi chiếc để có sức làm việc, dằn bụng chờ đến bữa cơm chiều.
Ở đâu có bánh cam, ở đấy có bánh còng, không thể khác đi được.
Theo Trí Thức Trẻ
Bungeoppang của Hàn Quốc và taiyaki của Nhật Bản - cặp "anh em" thất lạc
Khám phá hai món bánh cá bungeoppang và taiyaki, tuy thoạt nhìn giống nhau nhưng vẫn có những điểm khác biệt.
Nếu bạn có để ý thì sẽ thấy cả hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản có hai món rất giống nhau, đó là bánh cá bungeoppang và taiyaki. Nhiều người cho rằng hai món bánh này là một, nhưng tốt nhất bạn đừng nên nói thế trước mặt một người Hàn hay người Nhật nào, bởi vì họ tin rằng hai món bánh này là khác nhau!
Về cái tên
Taiyaki và bungeoppang không chỉ có nghĩa là "bánh cá" như khi dịch ra tiếng Việt, nên để thấy được sự khác biệt, ta hãy bắt đầu tìm hiểu từ nghĩa gốc của mỗi cái tên.
Taiyaki Nhật Bản.
Đầu tiên là cái tên taiyaki - trong đó, "tai" là tên tiếng Nhật của loài cá thuộc họ cá tráp. Loại cá này có mối quan hệ rất mật thiết với đời sống tinh thần người Nhật, thậm chí còn xuất hiện trong mâm cỗ năm mới Osechi Ryori và một số dịp ăn mừng, bởi "tai" đồng âm với "medetai", có nghĩa là ăn mừng. Từ "yaki" chỉ đơn giản là "làm chín bằng nhiệt độ", có thể chỉ chung các món nướng, xào... Taiyaki còn có thể chỉ món cá tráp nướng.
Bungeoppang Hàn Quốc.
Tiếp đến là bungeoppang, với chữ "bungeo" có nghĩa là "cá chép", loài cá thường có mặt trong sông ngòi ở Hàn Quốc. Chữ "ppang" có nghĩa là bánh mì.
Hình dáng
Có một sự thật là hai món này trông cực kì giống nhau, tuy nhiên nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy một số sự khác biệt nhất định.Taiyaki có hình dạng một chú cá tráp với vây và đuôi hướng lên, và có cấu trúc tương đối phẳng, dẹp.
Taiyaki có hình đuôi cá vểnh lên trên và có vỏ tương đuối phẳng, dẹp.
Trong khi đó, bungeoppang có hình dạng cá chép với đuôi thẳng cân đối, và còn hơi tròn trịa. Một số người cũng cho rằng bungeoppang có hình dạng nhỏ hơn taiyaki.
Bungeoppang lại là một chú cá với đuôi thẳng bình thường và có phần "béo tròn".
Người ta tin rằng Taiyaki xuất hiện đầu tiên ở Tokyo, Nhật Bản vào thời Meiji cho đến hiện tại. Đây là món bánh được bán khắp nơi trên đất Nhật, nhất là các chợ trời và gian hàng lễ hội. Mặt khác, Bungeoppang được xem là một biến thể của Taiyaki được người Nhật đưa vào Hàn Quốc - một câu chuyện khá tương tự với món gyoza và mandu.
Nguyên liệu
Nguyên liệu làm hai món bánh tương đối giống nhau, với vỏ bánh làm từ trứng, bột, giống với các loại bánh kẹp bình thường. Nhân bánh phổ biến nhất cho cả hai loại là nhân đậu đỏ, tuy nhiên taiyaki cũng có các loại nhân khác như matcha, socola, custard. Ngược lại, bungeoppang thường chỉ có nhân đậu đỏ mà thôi.
Một hàng bánh taiyaki nhân bí ngô.
Bungeoppang đôi khi còn được ăn cùng với patbingsu vào mùa hè.
Theo Trí Thức Trẻ
Ốc chấm mẻ - món ăn rất lạ mà dân bản địa mách bạn nên đi ăn thử ở Ninh Bình Không phải ốc luộc chấm mắm gừng sả ớt như thường thấy đâu, ở Ninh Bình có món ốc chấm mẻ vô cùng đặc biệt nhé! Nói đến ốc luộc, chẳng ai là không nghĩ ngay đến những bát ốc đầy ăm ắp, ốc to ốc nhỏ chen chúc nhau nóng hổi. Thế rồi cầm lên một chiếc gai bưởi, nhể một con...