Xót xa hàng trăm học sinh phải học trong phòng tạm bợ, dột nát
Phòng học xuống cấp nghiêm trọng, trống hoác tứ bề, những ngày mùa đông lạnh giá, gió lùa vào phòng học làm thầy trò tím tái mặt mày…
Thầy trò Trường tiểu học và THCS xã Trí Nang, huyện Lang Chánh ( Thanh Hóa) đang dạy, học ở phòng nứa lá, tạm bợ tại bản Năng Cát – Ảnh: HÀ ĐỒNG
Năm học 2019-2020 này, hàng trăm học sinh ở các xã Yên Khương, Yên Thắng, Trí Nang, Tam Văn, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) vẫn đang phải ngồi học trong các phòng tạm bợ, tranh tre, nứa lá, dột nát, ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn của thầy trò và chất lượng dạy học nơi đây.
Tại điểm trường lẻ của Trường tiểu học và THCS xã Trí Nang ở bản Năng Cát, hàng chục năm nay các em học sinh phải học trong phòng học nứa lá, tạm bợ được phụ huynh và chính quyền địa phương dựng lên.
Mỗi năm sau kỳ nghỉ hè, phụ huynh lại đóng góp luồng, nứa vá víu lại những chỗ xuống cấp để thầy trò bước vào năm học mới. Phòng học này đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, trống hoác tứ bề, nên ban giám hiệu nhà trường phải mua bạt che tạm cho học sinh đỡ lạnh vào những ngày mưa gió và mùa đông giá rét.
Thầy giáo Hà Văn Tấn – hiệu trưởng Trường tiểu học và THCS xã Trí Nang – cho biết do thiếu phòng học nên dù là phòng tạm bợ, dột nát nhưng gần 60 học sinh tiểu học của bản Năng Cát vẫn phải ngồi học ở phòng học này. Những ngày mùa đông lạnh giá, gió lùa vào phòng học làm thầy trò tím tái mặt mày.
Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh ở xã Trí Nang đã nhiều lần kiến nghị UBND huyện Lang Chánh, ngành GD-ĐT Thanh Hóa xây dựng phòng học kiên cố tại bản Năng Cát để các em học sinh của bản đến lớp được an toàn, nhưng đến nay cấp trên chưa giải quyết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Minh Thư, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh, cho biết ngoài điểm trường tiểu học ở bản Năng Cát, xã Trí Nang, hiện trên địa bàn huyện còn nhiều điểm trường mầm non, tiểu học ở các xã Yên Khương, Yên Thắng, Tam Văn với hàng trăm học sinh vẫn phải ngồi học trong phòng tranh tre, nứa lá, tạm bợ. Vì Lang Chánh là một trong sáu huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa nên kinh phí đầu tư xây dựng phòng học kiên cố đang gặp khó khăn.
Theo tuoitre
Quảng Ninh sẵn sàng các điều kiện khai giảng năm học mới
Ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh tích cực đầu tư xây mới, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và chuẩn bị mọi điều kiện để khai giảng năm học mới.
Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Video đang HOT
Những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục.
Cụ thể, cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và từng bước hiện đại, xóa bỏ các phòng học xuống cấp, phòng học tạm, phòng học nhờ.
Riêng năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 1.024 phòng học, phòng chức năng được xây mới; cải tạo, sửa chữa 1.198 phòng học, phòng chức năng và các hạng mục khác với tổng kinh phí 814 tỷ đồng.
Trang thiết bị dạy học các cấp cũng được đầu tư mạnh với kinh phí 120 tỷ đồng (trong đó Sở chi 86 tỷ đồng, các huyện chi 34 tỷ đồng).
Nhờ đó, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 534/637 trường đạt chuẩn quốc gia các cấp, đạt tỷ lệ 83,83%.
Các phòng học của Trường Mầm non Cẩm Sơn 1 (phường Cẩm Sơn, thành phố Cẩm Phả) được xây mới khang trang (Ảnh: CTV)
Trước thềm năm học mới, nhiều địa phương trong tỉnh như: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Tiên Yên Đông Triều, Quảng Yên... cũng đang tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho năm học mới.
Năm học 2019-2020, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đón khoảng 51.000 học sinh ở các bậc học, tăng hơn 3.000 học sinh so với năm học trước.
Trên cơ sở rà soát, xác định cơ sở vật chất của từng cơ sở giáo dục, thành phố Hạ Long đã trích ngân sách gần 100 tỷ đồng đầu tư sửa chữa, xây mới 54 công trình trường học và mua sắm trang thiết bị phục vụ nhu cầu dạy và học.
Một số nhà trường được đầu tư xây mới, sửa chữa các phòng học như: Trường tiểu học Quang Trung xây mới dãy nhà gồm 16 phòng học; Trường tiểu học Cao Thắng..
Các trường học tại Hạ Long đều được trang bị lớp học thông minh và điều hòa lắp đặt trong các phòng học.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, năm học 2019-2020, toàn tỉnh tăng hơn 10.000 học sinh ở các bậc học so với năm học trước.Ngoài thành phố Hạ Long, tất cả các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh Quảng Ninh đều được đầu tư xây mới, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.
Để đáp ứng yêu cầu dạy và học, Ủy ban nhân dân tỉnh, các địa phương đã đầu tư xây mới, sửa chữa hơn 2.000 phòng học và các phòng chức năng ở các bậc học với tổng kinh phí hơn 800 tỷ đồng.
Các công trình dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trước ngày khai giảng năm học mới đáp ứng cơ bản yêu cầu về quy mô trường, lớp học tại các địa phương.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng chỉ đạo phòng giáo dục tích cực rà soát cơ sở vật chất.
Trong đó, chú trọng đến việc đầu tư, bổ sung thiết bị dạy học, bổ sung các phòng học chức năng, và các phòng học không đảm bảo an toàn trong thời tiết mưa bão.
Sẵn điều kiện cho chương trình giáo dục phổ thông mới
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, trước thềm năm học mới, mạng lưới cơ sở giáo dục của tỉnh cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
Toàn tỉnh hiện có 655 cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, trong đó có 218 trường mầm non, 173 trường tiểu học, 1 trường liên cấp mầm non - tiểu học, 187 trường có cấp Trung học cơ sở;...
...59 trường có cấp Trung học phổ thông, 13 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện, 1 trung tâm hướng nghiệp- Giáo dục thường xuyên tỉnh, 2 trường đại học, 1 phân hiệu đại học.
Quảng Ninh chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để khai giảng năm học mới (Ảnh: CTV)
Hệ thống giáo dục ngoài công lập hiện có 49 trường (gồm 25 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường liên cấp mầm non - tiểu học, 23 trường có cấp Trung học phổ thông).
Cùng với đó, toàn tỉnh còn có 411 cơ sở mầm non độc lập tư thục, 6 cơ sở Giáo dục thường xuyên thuộc các trường đại học, cao đẳng, 186 trung tâm hỗ trợ cộng đồng ở đơn vị cấp xã, 79 trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, 35 cơ sở ngoại ngữ thuộc trung tâm ngoại ngữ tư thục, 21 trung tâm kĩ năng sống.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được củng cố, tăng cường, cơ bản đủ về số lượng, chất lượng được nâng lên đáng kể.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 21.276 người, trong đó, 99,58% cán bộ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định, 60,67% đạt trên chuẩn.
Đáng chú ý, công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được triển khai thường xuyên, liên tục, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục.
Cùng với đó, ở các địa phương đã tích cực ra soat hiên trang đôi ngu, tinh toan, dư bao nhu câu sư dung, nhu câu đao tao giao viên đê chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từng bước khắc phục tinh trang thưa/thiêu cục bộ.Để chuẩn bị cho năm học mới, ngành giáo dục ở các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng phương án bố trí cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên trường học một cách linh hoạt để tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả biên chế.
Theo bà Vũ Liên Oanh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, năm học 2019-2020, toàn ngành sẽ tập trung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương;
Tăng cường an ninh, an toàn trường học; nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học; phát triển phẩm chất, năng lực người học;
Chú trọng công tác giáo dục thể chất, y tế trường học; xây dựng văn hóa học đường, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên...
Đặc biệt, ngành sẽ tham mưu phân bổ, quản lý sử dụng kinh phí chi thường xuyên năm 2019 bảo đảm hiệu quả, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo;
Tích cực, chủ động đề xuất nguồn ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Phòng học xây xong nhưng học sinh không được học Trước tình trạng phòng học xuống cấp, năm học 2019 - 2020, Trường TH-THCS Tân Thuận 1 (xã Tân Thuận, H.Vĩnh Thuận, Kiên Giang) được tỉnh đầu tư 3,5 tỉ đồng xây dựng mới 6 phòng học, nhưng khi công trình hoàn thành lại không được đưa vào sử dụng. Dù có các phòng mới nhưng học sinh vẫn phải học trong các...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tàu sân bay Mỹ, Trung Quốc đang ở đâu trên Thái Bình Dương?
Thế giới
2 phút trước
Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước
Lạ vui
22 phút trước
Vướng tin đồn mang thai con đầu lòng, H'Hen Niê nói gì?
Sao việt
22 phút trước
Trần Hiểu và Trần Nghiên Hy sau hơn 1 tháng ly hôn, trạng thái thế nào mà netizen nhận xét: Như được giải thoát?
Sao châu á
28 phút trước
Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân
Pháp luật
31 phút trước
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa
Nhạc quốc tế
55 phút trước
HIEUTHUHAI tung teaser MV mới chìm nghỉm giữa tấn drama của ViruSs, sau hơn nửa ngày vẫn chưa lọt Top Trending
Nhạc việt
1 giờ trước
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
1 giờ trước
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn
Netizen
1 giờ trước
Amad Diallo báo tin vui cho MU
Sao thể thao
1 giờ trước