Xót xa cảnh 6 mẹ con sống trong túp lều rách nát
Trong căn nhà dột nát, có một người mẹ nghèo đi làm thuê kiếm từng đồng tiền nuôi 5 đứa con nhỏ. Não lòng hơn trong 5 người con ấy có 3 đứa trong độ tuổi đi học nhưng không được đến trường và một đứa bị bệnh bứu máu không tiền chữa trị.
Theo sự giới thiệu của chính quyền địa phương xã Khánh Lâm, huyện U Minh (Cà Mau), phóng viên Dân trí đã ngược về vùng đất cuối trời này để tìm hiểu gia cảnh của chị Danh Thị Tươi (sinh năm 1972, ngụ Ấp 6, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau). Tôi cứ thầm nghĩ, với chị Tươi có khi phải dùng khái niệm “chị Dậu” của năm 2013 mới diễn tả hết cái sự nghèo nghiệt ngã, cùng cực mà chị đang sống.
Theo nhiều người dân địa phương xã Khánh Lâm cho biết, chị Danh Thị Tươi vốn là một người con gái hiền lành chất phát. Cách đây gần 20 năm, chị và chồng chị đến với nhau do duyên số, cha mẹ hai bên đều nghèo nên khi thành vợ thành chồng anh chị chỉ sống nhờ vào chính sức lao động của mình. Với quan niệm “vợ chồng đồng lòng tác biển đông cũng cạn” thì cuộc sống sẽ tươi sáng hơn, nhưng cuộc không như mong tưởng, 5 đứa con lần lược ra đời, từ đó cái nghèo lại càng nghèo hơn.
Từ khi chồng chị Tươi bỏ đi, 6 mẹ con đùm túm nhau trong cái chòi rách bươm thế này
Cũng theo bà con lối xóm cho biết, có lẽ vì nghèo khó nên chồng chị buồn sinh tật rượu chè thường xuyên đánh đập chị và thường xuyên đi bỏ nhà không ngó ngàng gì đến vợ con. Điều đáng nói là khoảng một năm nay, từ khi chị sinh thằng con út thì chồng chị đã ra đi biệt tích, một mình chị phải nuôi 5 đứa con nhỏ dại khờ. Do quá nghèo nên tuy trong độ tuổi đến trường nhưng các con của chị không đứa nào được đi học. Đã nghèo sao lại sinh đến 5 đứa con, có lẽ nhiều người sẽ trách chị như vậy. Nhưng có sống trong hoàn cảnh của chị mới hiểu, những đứa con là kết quả của sự cưỡng bức, thỏa mãn dục vọng từ người chồng cũng như sự thiếu hiểu biết của đói nghèo đem lại.
Từ khi chồng bỏ đi, chị được một người em bà con cho mượn đất cất một túp lều nhỏ để che mưa che nắng qua ngày, hằng ngày hể ai mướn gì thì làm nấy miễn sao có tiền để nuôi con… Gần đây, nhờ đứa con gái lớn chỉ mới 17 tuổi nhưng cũng lao vào phụ mẹ, từ đó chị đã phấn đấu hết mình mới có cho một đứa đi học lớp 1.
Cháu Hồ Văn Cam rất vui mừng khi được mẹ cho đi học
Tưởng chừng gia cảnh sẽ bớt khổ khi người con gái lớn làm ra tiền với nghề giúp việc cho một nhà hàng xóm. Thế nhưng niềm vui chưa chọn vẹn thì cách đây khoảng 2 tháng bé Hồ Văn Thực (chưa đầy một tuổi, con trai út của chị – PV) bị bệnh bướu máu, các y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) khuyên chi nên đưa bé đi thành phố Hồ Chí Minh điều trị khi còn kịp lúc. Thế nhưng, do gia cảnh nghèo lo cho bữa ăn hằng ngày đã khó, tuy rất thương con nhưng chị lấy đâu ra số tiền lớn để đưa con đi điều trị.
Nhìn về phía phóng viên, chị Tươi nghẹn ngào nói: “Dù cho có cực bao nhiêu cũng được, miễn sao hằng được nhìn thấy mấy đứa con khỏe mạnh. Đằng này đứa lớn bị u nang chưa có tiền chữa trị thì đứa út lại bị căn bệnh bướu máu hoành hành…”.
Video đang HOT
Bé Hồ Văn Thực ( con trai út chị Tươi) đang mang trong người căn bệnh bướu máu quái ác nhưng không tiền chữa trị
“Thấy thằng út (bé Hồ Văn Cam) bị bệnh bướu máu vậy đó nhưng khi người đông là nó mừng rỡ và cười vui lắm. Chắc nó vui vì được bà con cho vài cái bánh, vài cục kẹo và chắc nó vui khi tự bản thân nó chưa biết được mình mang bệnh hiểm nghèo… Nhìn thấy cháu đùa vui mà lòng tôi như đức từng đoạn ruột”, anh Thạch Văn Thành (một người cùng xóm) nói.
Theo ông Huỳnh Thanh Luôl – Phó chủ tịch UBND xã Khánh Lâm, có thể nói gia đình chị Tươi là hộ nghèo nhất ấp, địa phương cũng từng đưa ra trước dân xét hỗ trợ nhà ở cho gia đình chị, nhưng khổ nổi chị không có đất để cất nhà, chính quyền địa phương chúng tôi cũng thường xuyên vận động các nhà hảo tâm tặng gạo, quần áo cho gia đình”. Ông Luôl thông tin thêm, hiện tại chính quyền địa phương đang xúc tiến trình UBND tỉnh mua đất làm khu tái định cư cho đồng bào dân tộc nghèo, đến khi khu tái định cư được đầu tư xây dựng hoàn thành gia đình chị sẽ đưa vào đó sinh sống.
Đôi măt chị Tươi lúc này nhìn chúng tôi như ánh lên một sự van xin, bằng tình thương của người mẹ dành cho con: “Nếu có tiền chữa bệnh cho con trai út, lo cho tụi nhỏ ăn học thì dù có chết tôi cũng cam lòng…”, chị Tươi nói không nên lời.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1206: Chị Danh Thị Tươi – ngụ Ấp 6, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Bạn đọc có thể liên hệ với gia đình chị Tươi qua số điện thoại của ông Huỳnh Thanh Luôi, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Lâm: 01299.015.515 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Tuấn Thanh
Theo Dantri
"Bản anh em" trên biên giới Việt - Lào
23 cặp bản Việt Nam và bản Lào kết nghĩa càng tăng thêm sự gắn kết khăng khít giữa cư dân biên giới hai nước. Quảng Trị là địa phương đi đầu thực hiện ý tưởng kết nghĩa bản - bản dân cư hai bên biên giới. Qua 5 năm, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã có ý tưởng nhân rộng mô hình này ra khắp các tỉnh biên giới trên
Trưởng Cụm bản Ka Túp Mỹ Yên - đồng chí Tengone trao đổi về sự hợp tác
giữa cư dân hai bên biên giới
Mô hình đột phá
Tỉnh Quảng Trị có tuyến biên giới đất liền với với 2 tỉnh Savannakhet và Salavan (nước CH DCND Lào) có chiều dài 206 km, thuộc địa giới hành chính của 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông (tỉnh Quảng Trị), tiếp giáp với huyện Sê Pôn, Mường Noòng, (tỉnh Savanakhet) và huyện Sa Muồi (tỉnh Salavan). Trong khi đó, cư dân hai bên biên giới chủ yếu sống bằng nghề nông, phương thức canh tác lạc hậu, phần lớn làm nương rẫy, phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, đời sống vẫn còn nhiều thiếu thốn.
Trước đây tuyến biên giới giữa tỉnh Quảng Trị và hai tỉnh Salavan, Savannakhet cơ bản ổn định, hòa bình, hữu nghị nhưng vẫn tiềm ẩn những vấn đề phức tạp, đó là hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, các hoạt động lợi dụng tôn giáo, lợi dụng dân tộc kích động, lôi kéo người dân gây rối an ninh trật tự. Bên cạnh đó là hoạt động của các loại tội phạm ma túy, buôn bán hàng lậu, hàng cấm, đưa đón người qua biên giới trái phép. Một bộ phận nhân dân nhận thức về quốc gia, quốc giới còn hạn chế nên việc qua lại thăm thân, xâm canh, xâm cư, kết hôn hai bên biên giới chưa tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Một số tệ nạn xã hội khác như rượu chè, cờ bạc, trộm cắp... làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự ở khu vực biên giới cũng như công tác quản lý, bảo vệ biên giới của hai bên
Nhằm duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam; xuất phát từ tình hình thực tiễn khu vực biên giới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị đã giao cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nghiên cứu, đề xuất hình thức, biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ biên giới và tăng cường công tác đối ngoại trong tình hình mới. Theo đó, mô hình kết nghĩa bản - bản đối diện hai bên biên giới đã ra đời.
Cư dân thêm gắn kết
Mô hình làm điểm đầu tiên được thực hiện giữa bản Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị và bản DenSaVan - huyện Sê Pôn, tỉnh Savanakhet, tiếp đến là việc kết nghĩa giữa 2 bản La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị với bản La Lay A Xói, Cụm bản II, huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan. Đến tháng 9-2010, đã tổ chức kết nghĩa toàn bộ 23/23 cặp bản đối diện hai bên biên giới giữa tỉnh Quảng Trị với 2 tỉnh Savanakhet và Salavan.
Sau hơn 5 năm thực hiện kết nghĩa bản - bản đối diện hai bên biên giới đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự chuyển biến tích cực trên nhiều mặt, góp phần củng cố, phát triển bền vững mối quan hệ đoàn kết, gắn bó đặc biệt. Từ sinh hoạt bản làng, đến giúp nhau cùng phát triển kinh tế, dựng vợ gả chồng, giao lưu văn hóa, văn nghệ được tổ chức thường xuyên giữa hai bên.
"Ý thức trách nhiệm tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc, dấu hiệu vành đai khu vực biên giới, biển báo khu vực biên giới; bảo vệ tài nguyên, khoáng sản của người dân được nâng lên rõ rệt. Nhân dân tích cực tham gia tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc, cung cấp cho 586 nguồn tin, trong đó có hơn 300 nguồn tin có giá trị liên quan đến bọn tội phạm buôn bán ma túy, chất nổ, chất cháy, buôn bán phụ nữ qua biên giới, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản công dân...", Đại tá Nguyễn Đức Khánh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị cho hay.
Cũng theo lời kể của Đại tá Nguyễn Đức Khánh, các thôn bản kết nghĩa đã giúp nhau bằng nhiều việc làm hết sức cụ thể như trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn cách phòng trừ dịch bệnh, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tạo điều kiện thông thoáng cho việc lưu thông sản phẩm trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường. Nhiều hộ gia đình dân bản đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Từ năm 2005 đến nay, các bản phía Quảng Trị đã giúp các bản đối diện hơn 50.000 giống sắn k94; 17.000 cây keo tai tượng, tràm hoa vàng, 125 kg giống ngô lai, 1.500 cây ăn quả, hơn 500 con gia súc, gia cầm giống... Đặc biệt, vào các ngày lễ lớn, tết cổ truyền dân tộc của 2 nước, chính quyền và bà con thôn bản kết nghĩa 2 bên đều tổ chức đến thăm hỏi, chúc mừng, chung vui, tăng cường mối quan hệ đoàn kết hữu nghị anh em. Các hoạt động giao lưu văn hóa, thể dục, thể thao giữa các bản thường xuyên được tổ chức, góp phần giới thiệu, giữ gìn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, góp phần làm lành mạnh, phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trên tuyến biên giới.
Đời sống khấm khá lên
Chúng tôi tìm đến bản Ka Túp Mỹ Yên (huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet, Lào), đây là bản kết nghĩa bản - bản với Khóm Ka Túp, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, Việt Nam. Con sông Sê Pôn như dải biên giới giữa Việt Nam - Lào được nối giữa hai bên bằng con thuyền nhỏ. Ông Hồ Văn Hùng, trưởng Khóm Ka Túp cho hay, thuyền do người bên Khóm Ka Túp phụ trách, giúp thông thương giữa hai bên cư dân. Đáng nói, thuyền phục vụ bà con qua lại không thu tiền. "Bà con bên Ka Túp Mỹ Yên ngày nào cũng sang sông qua đây mua hàng hóa, nhu yếu phẩm sinh hoạt. Cư dân hai bên đi lại như người trong cùng bản. Chẳng mấy khi xảy ra xung đột. Cư dân hai bên có vấn đề gì đột xuất thì cùng nhau ngồi lại họp bàn, tìm cách giải quyết".
Thuyền qua sông Sê Pôn, đặt chân sang đất Ka Túp Mỹ Yên mà vẫn cứ ngỡ đang đứng trên đất Việt với những con người hồn hậu, thân quen. Tiếp chúng tôi, đồng chí Tengone, Trưởng cụm bản Ka Túp Mỹ Yên cho hay, Cụm bản Ka Túp Mỹ Yên có khoảng 2.400 nhân khẩu, người dân chủ yếu sống nhờ nương rẫy, trồng trọt. "Trước kia, dân trong Cụm chỉ trồng lúa, thu nhập rất thấp vì điều kiện khí hậu, đất đai lại thiếu nước tưới. Nhưng, từ năm 2009, được bà con người bên bản Ka Túp Việt giúp đỡ về giống chuối, về tiêu thụ, đời sống bà con khấm khá lên trông thấy. Đồng bào vui lắm, có việc để làm, lại có thu nhập".
Đưa chúng tôi đi xem trạm y tế, công trình do bộ đội biên phòng Lao Bảo xây tặng dân cư Cụm bản Ka Túp Mỹ Yên, ông Tengone luôn miệng giới thiệu: "Công trình này là của bộ đội Việt Nam xây tặng. Toàn bộ từ nguyên vật liệu đến nhân công xây dựng đều được đưa từ Việt Nam sang. Công trình sắp hoàn thiện rồi, Cụm bản chúng tôi sẽ có cơ sở y tế khang trang hơn để khám, chữa bệnh cho bà con ở đây". Chăn Si, y tá Trạm y tế Cụm bản Ka Túp Mỹ Yên cho biết, cô được bổ sung từ huyện xuống đây đã một năm. "Bà con ở đây cũng khó khăn lắm, đời sống vất vả nên cũng không có nhiều điều kiện khám, chữa bệnh. Trạm y tế cũng được huyện đầu tư cho hai phòng cấp bốn nhỏ, chật chội lắm. Giờ sắp có trạm y tế to hơn, chúng em cũng có chỗ ăn ở tốt hơn".
Thiếu tá Trần Tuấn Anh, Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Lao Bảo nhận định, mô hình kết nghĩa bản - bản phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ biên giới, lãnh thổ, an ninh trật tự khu vực biên giới. Trong khi đó, lại tăng thêm tình đoàn kết giữa dân cư biên giới hai nước Việt - Lào. Từ hiệu quả của mô hình tại Quảng Trị, vừa qua, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo đưa mô hình này nhân rộng ra khắp các tỉnh có biên giới trên đất liền.
Ngân Tuyền
Theo ANTD
Người Quảng Bình ở Sài Gòn khóc thương tướng Giáp Bà con người Quảng Bình ngụ cư và mưa sinh ở Sài Gòn khi nghe tinĐại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời không nén được cảm xúc. Nhiều người đang thu xếp hành lý về quê đúng ngày 12/10 để được tiễn đưa ông. Ông Nguyễn Hữu Cương (85 tuổi, Chủ tịch Hội đồng hương tỉnh Quảng Bình tại TP.HCM, đã trải qua...