Xót lòng… 2 hũ sữa chua
Nghi ngờ giáo viên ăn… 2 hũ yaourt (sữa chua) của học trò, hiệu trưởng một trường mầm non tại Q.6, TPHCM gọi điện báo cho Công an và phòng GD quận nhờ giải quyết. Từ việc 2 hũ yaourt mới thấy, môi trường GD nơi này nơi kia còn “ ngột ngạt” với giáo viên.
Nhìn thấy giáo viên (GV) uống 2 hũ yaourt, cô hiệu trường cho rằng GV này đã “xén” phần ăn của học trò. Dù GV đã trả lời đó là yaourt của cô mang vào nhưng lấy lý do “để khách quan”, cô hiệu trưởng gọi điện ngay cho chủ tịch UBND phường trình bày sự việc và nhờ giải quyết.
Chuyện tưởng như không thể ra chuyện nhưng lại ra chuyện, mà lại thành chuyện lớn. Mục đích báo cáo với cấp trên để “làm rõ trắng đen” của cô hiệu trưởng không được giải quyết mà kết cục chính cô bị ngành nghiêm khắc phê bình vì cách xử lý “quá tay” của mình so với mức độ của sự việc.
Học trò trong một bữa ăn ở trường.
Sự việc quá nhỏ, lẽ ra phải được giải quyết rất nhẹ nhàng và sẽ chẳng ai biết đến “câu chuyện 2 hũ yaourt”. Thế nhưng nó lại thành ầm ĩ chỉ vì người ta không tin nhau. Lời nói của người làm nghề “gõ đầu trẻ” không có trọng lượng chính với những người trong nghề.
Video đang HOT
Sự việc kết cục không được làm rõ trắng đen khi chưa có cơ sở để kết luận sai phạm của GV “bị nghi ngờ” nọ. Nhưng cô bị nhắc nhở rút kinh nghiệm chưa chấp hành đúng quy định về thức ăn của GV không được giống với thức ăn của HS trong trường.
Quy định không hề khắt khe mà nghe quá xót xa. Hóa ra, ở trường học rất nhiều người không tin nhau. GV không tin GV và học trò cũng được vô tình được dạy không tin vào chính những người dạy dỗ mình. Vì sự nghi ngờ, không tin nhau mà thầy trò lại không thể cùng thưởng thức một món ăn để qua đó cùng chia sẻ, cảm thông? Có người đã phải thốt lên khi nghe đến quy định này: “Đừng làm trò cười cho thiên hạ. Chẳng lẽ học trò ăn cơm thì… GV không được ăn cơm sao?”.
Chợt nhớ đến hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q. Gò Vấp (TPHCM) có quy định tất cả GV bán trú phải ăn phần cơm trưa… đúng với phần cơm của HS. Bà phân tích, GV trong trường cùng ăn với HS như một lời đảm bảo về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như chế độ dinh dưỡng của trường. Đầu bếp hôm nào nấu đồ ăn dở, cơm sống, GV sẽ biết để điều chỉnh ngay. Khi phụ huynh phản ánh về tình trạng bữa cơm, GV cũng sẽ hiểu ngay vấn đề chứ không thể “lờ” trách nhiệm là không hay biết.
Nhưng quan trọng hơn, theo bà hiệu trưởng, bữa ăn ở trường học cũng như mâm cơm gia đình, sẽ kích thích trẻ thêm hứng thú với việc ăn uống cũng như tăng thêm sự gắn kết, chia sẻ với nhau.
Hoài Nam
Theo dân trí
"Con tôi đã như đứa trẻ bình thường"
Đó là lời sẻ chia đầy phấn khởi của một phụ huynh có đứa con 10 tuổi mắc chứng tự kỷ đã tiến bộ rất nhiều nhờ được học trong một môi trường thích hợp tại trường tiểu học Tân Định, quận Hoàng Mai. Trong khi số trẻ mắc chứng tự kỷ đang tăng nhanh, tạo ra những môi trường giáo dục hòa nhập như vậy là vô cùng cần thiết.
Những chia sẻ đáng quý
Với sự nỗ lực không mệt mỏi của gia đình và thầy cô trường Tiểu học Tân Định, quận Hoàng Mai, phụ huynh em N.M.H cho biết, cậu bé năm nay đã 10 tuổi và đã theo các bạn cùng trang lứa được 4 năm học. Mẹ cậu bé cho biết, với chứng tự kỷ của con, cả gia đình đã rất lo lắng khi cậu được 6 tuổi và vào lớp 1. "Liệu nhà trường có chấp nhận con mình không? Nếu không theo được các bạn thì biết đưa con đi đâu? Vào trường chuyên biệt liệu có phải là dấu chấm hết cho khả năng được hòa nhập của con?...". Mọi băn khoăn này đã phần nào được giải quyết khi N.M.H vào học tại trường Tân Định. "Tôi thật sự cảm ơn cô giáo chủ nhiệm của con đã cho con riêng một chiếc ghế ngồi cạnh cô khi làm bài, cho con được đôi khi bỏ vị trí ra đứng cạnh cửa sổ lớp. Cô đã giúp con kết bạn với những người bạn ngoan ngoãn và tốt bụng..." - đây chính là những bàn tay nhân ái giúp N.M.H tiến bộ thật sự trong 4 năm học tiểu học.
Nhớ lại đầu học kỳ I năm học này, cô Đỗ Thị Hoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 2B trường Tiểu học Mai Dịch, Cầu Giấy cho biết, cô rất lo lắng khi năm học này lớp nhận hai học sinh mắc chứng tự kỷ trong khi cô hoàn toàn chưa có kinh nghiệm đối với những trường hợp như vậy. Hai học sinh cùng mắc chứng tự kỷ nhưng mỗi em lại có những biểu hiện khác nhau. Một em gia đình có điều kiện, quan tâm con cái, em kia bố bị bệnh, cả nhà phải ở thuê... Cô Đỗ Thị Hoa cho biết, nhiều lúc khá mệt mỏi và thậm chí bất lực trước phản ứng không bình thường của các em nhưng với kinh nghiệm có được từ giáo viên nhà trường, sự hỗ trợ của phụ huynh để áp dụng phương pháp giáo dục thích hợp và đặc biệt là sự giúp đỡ của chính những em học sinh trong lớp, cả hai học sinh tự kỷ đều tiến bộ không ngừng và thích ứng tốt với môi trường sinh hoạt của lớp. "Điều khiến tôi tự hào là từ chỗ e ngại, không thông cảm, nhiều phụ huynh trong lớp đã thực sự hiểu và chia sẻ với trường hợp hai học sinh này. Hơn nữa, lớp 2B đã trở thành một tập thể gắn bó, đoàn kết bởi các em đã biết quan tâm tới những bạn thực sự cần giúp đỡ" - cô Đỗ Thị Hoa chia sẻ.
Giáo dục hòa nhập giúp học sinh đồng cảm và giúp đỡ lẫn nhau
Học hòa nhập là mô hình tốt nhất
Đây là khẳng định của Ths. Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục trẻ đặc biệt trường CĐ Sư phạm Trung ương. "Trẻ tự kỷ có rất nhiều cấp độ, trong đó chỉ có 10-15% thuộc thể nặng có thể chuyển sang khuyết tật trí tuệ còn lại đa số các em chỉ bị ở thể nhẹ và hoàn toàn có thể trở thành người bình thường, có ích cho xã hội với điều kiện được hòa nhập từ nhỏ và không bị định kiến của xã hội" - Ths. Nguyễn Thị Thanh cho biết.
Bà Nguyễn Thị Minh Xuyến, Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy cho biết, hiện tại quận đang có 105 học sinh mắc chứng tự kỷ đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Quận Cầu Giấy đang áp dụng hình thức bổ sung thêm một giáo viên hỗ trợ cho 2 học sinh tự kỷ cùng kèm cặp các em với giáo viên chủ nhiệm. "Chúng tôi đã kết hợp với trường Mầm non Ngôi Sao Sáng là trường chuyên nhận trẻ đặc biệt. Các cô mầm non sẽ theo các con vào lớp 1 để con có thời gian thích nghi với điều kiện học tập mới, đồng thời hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm có phương pháp giáo dục thích hợp. Tất nhiên để thực hiện được điều này phải có sự hỗ trợ kinh phí từ phụ huynh." - bà Nguyễn Thị Minh Xuyến cho biết. Hiệu quả của phương pháp này đã được khẳng định khi tại trường Tiểu học Mai Dịch, 7 trong số 8 học sinh mắc chứng tự kỷ đã được lên lớp 2 trong năm học 2011-2012 và trường tiếp tục nhận thêm 7 trường hợp nữa vào lớp 1.
Tuy vậy, đại diện cho những phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ, mẹ của N.M.H vẫn khá băn khoăn khi càng lên lớp cao, trẻ tự kỷ càng đuối vì khối lượng kiến thức quá nhiều cộng với khoảng cách ngày càng xa giữa nhận thức của trẻ bình thường với trẻ tự kỷ. Liệu con mình còn theo được đến đâu, tương lai sau này sẽ thế nào?... vẫn là câu hỏi thường trực của những gia đình có con em mắc chứng tự kỷ. "Tôi mong muốn ngành giáo dục quan tâm hơn nữa đối với các cháu để mỗi trường học đều có ít nhất một giáo viên chuyên biệt giúp các con có cơ hội thực sự được hòa nhập và trở thành người có ích cho xã hội" - phụ huynh này bảy tỏ.
Theo ANTĐ
Tạo sự bình đẳng trong học tập, không để có trò kém Trẻ em đến trường là bước đầu tiên hội nhập vào xã hội, vào cuộc sống học đường. Làm sao để mỗi em cảm nhận hạnh phúc được sống với bạn bè và luôn thấy hứng thú trong học tập. Đấy là trách nhiệm của nhà trường và cũng là của thầy cô. Nhận xét của thầy Trước nhất, chúng ta nên từ...