Xông hơi & lột mụn đầu đen, tưởng không dễ nhưng dễ không tưởng
Sử dụng mặt nạ lột mụn chỉ là một giải pháp tạm thời để lấy được một phần nhân mụn trên bề mặt, còn ở sâu bên trong vẫn không thể loại bỏ được. Đó là lý do mà chỉ sau một thời gian ngắn, mụn tiếp tục mọc trở lại. Nhưng chỉ cần bạn thực hiện xông hơi trị mụntheo quy trình sau đây, thì cho dù mụn đầu đen có “lì lợm” đến đâu cũng phải đầu hàng chịu thua ngay lập tức.
Quy trình 4 bước xông hơi & lột mụn đầu đen đúng chuẩn
Bước 1: Làm sạch da mặt giúp loại bỏ lớp bụi bẩn
Trước khi xông hơi, bạn chút ý phải làm sạch da mặt, có thể tẩy trang mặt bằng cả nước tẩy trang. Đây là bước rất quan trọng để có làn da sạch. Nhiều người nghĩ rằng xông hơi đã có thể làm sạch da, nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai bạn nhé!
Nếu không tẩy trang kĩ trước khi xông hơi thì các bụi bẩn đang bám trên da mặt sẽ thấm sâu vào lỗ chân lông trong quá trình xông hơi và làm viêm lỗ chân lông. Vì thế, có nhiều bạn sau khi xông hơi thì tình trạng mụn trên da còn nặng hơn là vì thế.
Bước 2: Xông hơi để làm nở các lỗ chân lông
Xông mặt trị mụn là một trong những phương pháp làm sạch và mịn da rất hữu hiệu, dưới tác động nhiệt làm cho các mao mạch hoạt động mạnh hơn, các lỗ chân lông trên da mặt tự động mở ra, đồng thời tế bào già cỗi sẽ bong nhanh hơn. Hơi nước khi xông hơi có tác dụng giúp lấy đi những bụi bẩn, độc tố ẩn chứa dưới da ra bên ngoài. Bên cạnh đó, xông hơi sẽ kích thích hình thành Collagen giúp thanh lọc da, cho làn da mịn màng, tươi trẻ, sạch mụn và tràn đầy sức sống.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị một tô nước lớn để xông hơi cho đầy nước ấm vào tô.Trùm một cái khăn tắm lớn lên đầu, giữ khoảng cách với tô nước.Dùng khăn tắm che xung quanh đầu phủ xuống tô nước để hơi nước không lọt ra ngoài.Xông hơi như vậy khoảng 5 phút.Lau khô mặt để thuận lơi cho bước lấy mụn ngay sau khi xông hơi.
Bước 3: Lột mụn và tẩy tế bào chết cho da
Đây là một trong những bước tác động quan trọng nhất giúp loại bỏ lớp biểu bì bên trên, làm nhân mụn “lộ diện”. Nếu tẩy tế bào chết da mặt đúng cách, bạn có thể cảm thấy nhân mụn lộ ra sau vài lần sử dụng và sẽ “rụng” một cách tự nhiên mà không cần nặn. Bạn cần lưu ý rửa sạch lại mặt bằng nước lạnh rồi mới tiến hành tẩy da chết, tránh tình trạng da sẽ dễ bị lão hóa và có hiện tượng chùng da.
Video đang HOT
Ngoài ra, để triệt để trị mụn đầu đen, thì sau bước xông hơi da mặt bạn cũng cần phải sử dụng các sản phẩm lột mụn có tính chất mạnh như gel lột mụn hay miếng dán lột mụn. Đặc biệt là đối với gel lột mụn, Đẹp365 mách bạn sau khi bôi gel lên vùng mụn cần lột đắp lên 1 miếng khăn giấy ướt hoặc lớp ngoài miếng bông tẩy trang để tạo mạng bám dày và chắc hơn.
Bước 4: Chăm sóc da sau khi lột mụn
Sau khi thực hiện tẩy hết da chết xong, bạn nên có phương pháp chăm sóc và bảo vệ da an toàn. Đây là bước cuối cùng để kết thúc quá trình lột mụn và vô cùng quan trọng. Khi mụn được lấy đi, lỗ chân lông lúc này không chỉ nở ra do xông hơi mà sẽ có thể bị tổn thương do quá trình lột. Nếu không được chăm sóc đúng cách, làn da của bạn sẽ ngày càng xuất hiện nhiều mụn hơn, khó trị hơn.
Việc đắp mặt nạ dưỡng da sau khi xông hơi trị mụn là vô cùng quan trọng giúp bổ sung trực tiếp 1 lượng lớn dưỡng chất cho da, giúp da mặt bạn trở nên mịn màng hơn tươi tắn hơn. Có thể thấy sau khi xông hơi da mặt đã được làm sạch tối đa, đây là điều kiện lý tưởng để da hấp thu các dưỡng chất. Rất đơn giản, các bạn chỉ cần dùng tay vỗ nhẹ cho da khô tự nhiên rồi đắp mặt cho da. Một số loại mặt nạ tốt có thể kể đến như mặt nạ nha đam, mật ong.
Ngoài việc xông hơi trị mụn thông thường bằng nước, thì các chị em cũng có thể thử áp dụng xông hơi bằng các loại lá hoặc tinh dầu. Đây là các nguyên liệu có rất nhiều công dụng đối với làm đẹp, đem lại hiệu quả cao hơn, và cảm giác thư giãn hơn.
Theo dep365.com
Đắp mặt nạ dưỡng ẩm da cách nào hiệu quả nhất?
Với 4 loại mặt nạ phổ biến nhất: mặt nạ giấy, mặt nạ rửa lại, mặt đất sét và mặt nạ ngủ, bạn đã thực sự biết cách sử dụng để phát huy hiệu quả dưỡng da tối đa?
Với bất cứ mặt nạ nào, quy tắc chung là bạn cần rửa mặt sạch, tẩy tế bào chết và xông hơi 1-2 lần/tuần để làm sạch sâu lỗ chân lông. Trước khi đắp mặt nạ, việc thoa toner sẽ giúp độ pH của da cân bằng trở lại để đón nhận dưỡng chất tốt hơn.
MẶT NẠ GIẤY
Bước 1: Nếu muốn tăng cảm giác thư giãn và hạ nhiệt cho da khi đắp mặt nạ, bạn có thể để mặt nạ vào ngăn mát một giờ đồng hồ trước khi đắp để mặt nạ trở nên mát lạnh. Lấy miếng mặt nạ giấy ra khỏi túi, đắp nhẹ nhàng lên mặt. Dàn trải cho mặt nạ căng, phẳng và khít vào bề mặt da. Bạn cần tránh không bao phủ lên vùng da mắt vì độ dày của da ở mắt chỉ bằng 1/4 da thường và đặc biệt nhạy cảm, cần được chăm sóc bằng sản phẩm chuyên biệt.
Bước 2: Đặt đồng hồ từ 15-20 phút. Đắp mặt nạ lâu hơn thời gian trong hướng dẫn sử dụng không thể giúp da hấp thụ thêm dưỡng chất. Khi lớp mặt nạ bị khô có thể gây ra tình trạng hút ẩm ngược làm da bị mất nước.
Ảnh: Eco Garden Skin
Bước 3: Massage mặt nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay hoặc thanh lăn thạch anh, ngọc bích giúp da hấp thu dưỡng chất từ mặt nạ tốt hơn. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể dùng lượng tinh chất còn dư trong túi mặt nạ để massage cổ, vai và đôi bàn tay.
Bước 4: Tháo mặt nạ ra. Không nên gỡ mặt nạ một cách quá nhanh mà nên gỡ từ từ để tránh làm tổn thương do mặt nạ giấy đã bám khít vào da.
Bước 5: Sau khi tháo mặt nạ, nếu bạn thấy tinh chất trong mặt nạ thấm nhanh hãy massage nhẹ nhàng cho da thẩm thấu hết, không cần rửa lại. Tuy nhiên, nếu dưỡng chất không thấm hết làm da quá tải độ ẩm, bạn cũng đừng rửa mặt lại với nước. Bạn có thể dùng xịt khoáng hoặc bông thấm toner để lau bớt tinh chất thừa trên da, da được thoáng khí mà vẫn giữ lại độ ẩm và dưỡng chất từ mặt nạ.
MẶT NẠ RỬA LẠI
Bước 1: Thoa một lớp mặt nạ đều lên khắp mặt, tránh tình trạng chỗ mỏng chỗ dày để dưỡng chất phát huy đồng đều trên mọi vùng da. Không đắp lên vùng da gần mắt. Bạn có thể áp dụng phương pháp multimasking (mỗi vùng da thoa một loại mặt nạ khác nhau) để đáp ứng nhiều nhu cầu của da cùng lúc. Ví dụ: vùng da quanh mắt khô và dễ lão hóa sớm, vùng chữ T nhờn, lỗ chân lông to và dễ nổi mụn trong khi vùng chữ U lại khô và dễ thâm nám...
Bước 2: Có thể đắp mặt nạ giấy ẩm phủ lên để khóa độ ẩm và dưỡng chất, tăng hiệu quả sản phẩm.
Dù dùng tay, cọ, thìa hay bất cứ dụng cụ nào để lấy mặt nạ và đắp lên da, bạn phải đảm bảo giữ vệ sinh tối đa để tránh sản phẩm bị nhiễm khuẩn. Ảnh: The Independent
Bước 3: Sau 15-20 phút (tùy theo hướng dẫn sử dụng của mặt nạ), rửa mặt bằng nước ấm cho sạch hết sản phẩm rồi rửa lại bằng nước lạnh cho da được săn chắc.
Bước 4: Bắt đầu các bước dưỡng ẩm thông thường ngay để khóa và lưu giữ dưỡng chất của mặt nạ.
MẶT NẠ ĐẤT SÉT
Có thể bạn vẫn thường nghĩ phải đợi mặt nạ đất sét khô nứt như thạch cao trên mặt mới được rửa sạch. Nếu vậy bạn đã vô tình làm tổn thương da trong suốt thời gian đó mất rồi. Sau khi đắp mặt nạ lên da, mặt nạ đất sét trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 khi mặt nạ còn ướt, da đang hút lấy dưỡng chất và khoáng chất từ trong mặt nạ.
Ảnh: StyleCaster
Giai đoạn 2 khi mặt nạ khô dần, đất sét đang lấy đi cặn bẩn sâu trong lỗ chân lông và thanh lọc da bạn.
Giai đoạn 3 khi mặt nạ khô hoàn toàn, mặt nạ hấp thu ngược nước và độ ẩm từ da của bạn, khiến da bạn khô căng và dễ bị kích ứng. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để rửa sạch mặt nạ là giai đoạn 2, khi bạn nhìn thấy mặt nạ đã khô nhưng dùng tay chạm vào vẫn còn hơi ẩm, sệt.
MẶT NẠ NGỦ
Với mặt nạ ngủ, bạn có 2 cách sử dụng:
Cấp ẩm tức thời: Thoa một lớp dày mặt nạ ngủ lên da trong 15-20 phút rồi rửa sạch với nước. Da sẽ tươi sáng và ẩm mọng ngay lập tức. Phương pháp này giúp cho lớp trang điểm nền của bạn ẩm mịn và căng mướt.
Ảnh: New Beauty
Nuôi dưỡng da suốt đêm: Sau các bước dưỡng da thường nhật, thoa một lượng mặt nạ ngủ vừa đủ lên toàn mặt. Bạn xoa đều kem lên khắp mặt theo chiều kim đồng hồ, thoa từ trong ra ngoài và massage nhẹ nhàng các vùng quanh mắt, miệng để giảm nếp nhăn li ti. Không rửa lại mà để mặt nạ trên da qua đêm.
Theo elle.vn
6 bước giúp làn da thanh lọc độc tố, cặn bẩn sau 1 tuần dài tiếp xúc với khói bụi và làm việc căng thẳng Với 6 bước detox này, làn da của bạn sẽ lấy lại được vẻ tươi tắn và căng tràn sức sống vốn có. Sau một tuần dài trang điểm rồi tiếp xúc với bụi bẩn, không khí ô nhiễm cùng rất nhiều tác động ngoài cảnh khác, làn da hẳn nhiên sẽ vô cùng mệt mỏi, trở nên yếu đuối và thiếu sức...