Xôn xao đề xuất ‘táo bạo’ giải tán phòng giáo dục quận/huyện
Thầy Bùi Nam – một nhà giáo tâm huyết – đề xuất nên giải tán phòng giáo dục quận, huyện để lấy tiền tăng lương cho giáo viên. Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, nhiều người bày tỏ đồng tình.
Cần tinh gọn bộ máy quản lý giáo dục để lấy tiền tăng lương cho giáo viên. Ảnh: Hải Nguyễn.
Giải tán ngay cấp phòng giáo dục
Các chuyên gia giáo dục đều đánh giá cao đề xuất của Bộ GDĐT, khi xếp lương giáo viên cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên tiền ở đâu, tăng thế nào vẫn là bài toán chưa có lời giải.
Trước khó khăn này, thầy giáo Bùi Nam hiến kế, để có tiền tăng lương giáo viên, trước tiên phải tinh gọn bộ máy quản lý giáo dục.
Thầy phân tích, tính chung trên cả nước, cán bộ quản lý từ mầm non đến THPT là 103.821/ 822.454 viên chức (chiếm 12,6%). Con số này chưa kể đến lực lượng viên chức tăng cường về thực hiện nhiệm vụ tại sở/phòng GD nhưng vẫn nhận lương tại các trường.
Việc tăng lương cho giáo viên như dự thảo Luật Giáo dục là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay để giáo viên toàn tâm, toàn ý chăm lo cho giáo dục và đổi mới giáo dục. Nhưng không thể tăng lương khi mà lực lượng biên chế ngành quá nhiều, nhiều cán bộ quản lý nhưng làm việc không hiệu quả, dư thừa.
Hiệu trưởng sẽ được tự chủ về chuyên môn, tài chính và các quyết định khác. Việc tổ chức thi cử, trường sẽ trực tiếp “nhận lệnh” từ Sở GDĐT. Có thể quản lý bằng công nghệ, chứ không cần qua cấp trung gian là phòng giáo dục nữa.
Video đang HOT
Chưa kể mới đây, nhiều cán bộ công tác ở cấp phòng, sở giáo dục còn đồng loạt kiến nghị cần tăng lương và phụ cấp cho đội ngũ cán bộ quản lý.
Từ đó, thầy Nam góp ý: Cần giải tán các phòng giáo dục ở các huyện, quận trong cả nước, thay vào đó tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường.
Giáo viên “mở cờ”
Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, cộng đồng sư phạm, trong đó có các hiệu trưởng và đặc biệt là các giáo viên như “mở cờ trong bụng”.
Thầy Q.Tr (Hiệu trưởng một trường tiểu học) : “Quản lý giáo dục của ta hiện nay quá nhiều tầng nấc trung gian. Họ đều tự cho mình cái quyền chỉ đạo các nhà trường, chỉ đạo giáo viên phải làm như thế này, thế kia. Càng nhiều tầng nấc càng trói chân tay giáo viên, khiến họ chịu áp lực và không thể sáng tạo được”.
Cô N.T.N (giáo viên đang dạy ở một trường THPT tại Hưng Yên) cũng đồng tình: “Tôi thấy phòng giáo dục địa phương rất ít khi đề xuất được các giải pháp thiết thực trong cải cách quản trị và nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ yếu họ làm nhiệm vụ về kiểm tra, dự giờ giáo viên. Điều này chỉ thêm áp lực cho nhà giáo chúng tôi”.
Tuy nhiên, một số giáo viên cũng kiến nghị, nếu bỏ cấp trung gian là phòng giáo dục thì cần trao cho nhà giáo quyền được bầu trực tiếp hiệu trưởng. Bằng không khi quyền lực tập trung vào tay hiệu trưởng, giáo viên sẽ rơi vào cảnh “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”.
Theo Laodong.vn
Đại biểu Quốc hội: Tăng lương giáo viên có thể thực hiện được
Trao đổi riêng với phóng viên báo Giáo dục & Thời đại, Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình - Đoàn Phú Thọ bày tỏ sự đồng tình với Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, trong đó có đề xuất: lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
So với công nhân trình độ phổ thông ở một số lĩnh vực lương giáo viên đang rất thấp, thậm chí còn thua kém. Ảnh minh họa/internet
* Dự thảo Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục có đề xuất: Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Quan điểm của bà về đề xuất này như thế nào?
- Đại biểu Đinh Thị Bình: Đảng và Nhà nước xác định, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Đội ngũ nhà giáo đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, trong đó có vấn đề lương của giáo viên. Lương của giáo viên cũng đã được đề cập trong Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng ban hành năm 2013.
Tuy nhiên trong thực tế cho thấy, so với công nhân trình độ phổ thông ở một số lĩnh vực lương giáo viên đang rất thấp, thậm chí còn thua kém.
Vì vậy việc xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, không chỉ tạo động lực cho đội ngũ giáo viên mà còn thu hút được học sinh, sinh viên giỏi vào ngành Sư phạm.
Và khi nâng cao được chất lượng đầu vào thì chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ được nâng lên. Từ đó tạo động lực trong ngành giáo dục nước nhà phát triển và đến lượt mình thì giáo dục sẽ góp phần tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
* Nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để "luật hóa" lương của giáo viên theo như đề xuất trong dự thảo nêu trên. Ý kiến của bà như thế nào về vấn đề này?
- Đại biểu Đinh Thị Bình: Việc luật hóa chính sách này có đủ nguồn lực để thực hiện hay không? Theo ý kiến cá nhân tôi trong thời điểm ngân sách nhà nước hiện nay còn hạn hẹp thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện chủ trương nâng lương cho nhà giáo.
Tuy nhiên nếu chúng ta thực hiện tốt chủ trương tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy thì chỉ cần đề ra một lộ trình phù hợp là chủ trương đó có thể thực hiện được và cần được thực hiện.
Đại biểu Quốc hội Đinh Thị Bình - Đoàn Phú Thọ
* Có kiến cho rằng, không riêng gì giáo dục, một số ngành khác cũng cần tăng lương vì cũng có tính chất đặc thù. Vậy bà nghĩ sao về ý kiến này?
- Đại biểu Đinh Thị Bình: Mọi sự so sánh đều là khập khiễn. Cá nhân tôi cho rằng, bản thân mỗi một ngành ra đời đều có những vị trí, vai trò nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước nói chung.
Tuy nhiên, không thể cào bằng ngành nào cũng đòi đặc thù. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sẽ có những vị trí vai trò nhất định trong xã hội. Đặc biệt là ngành Giáo dục.
Rõ ràng, không phải bây giờ mà trước đây các học sĩ dưới thời phong kiến cũng đã đưa ra quan điểm: Hiền tài là nguyên khí quốc gia và hiền tài sẽ thông qua Giáo dục và Đào tạo.
Cũng bởi lẽ đó cho nên Đảng và Nhà nước ta đã xác định Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo là nền tảng của tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội của đất nước. Vì thế cho nên Giáo dục phải có những chính sách đặc biệt.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tăng lương cho giáo viên là khả thi Khẳng định của GS Đinh Quang Báo - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội: Tăng lương cho giáo viên là cần thiết, không phải ở nước nghèo, khó khăn như nước ta mà thậm chí cả với cả những nước có nền giáo dục phát triển. ảnh minh họa Tăng lương phải đi đôi với tăng thu nhập. Nói như vậy có...