Xôi nếp của người Thái
Người Thái luôn chọn nếp nương để làm xôi. Đó là loại nếp người Thái trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở thung lũng Mai Châu.
Xôi nếp nương là món quà tinh túy từ thiên nhiên tươi đẹp và sự cần cù chăm chỉ của người dân Mai Châu.
Nếp xôi là món thay thế cơm phổ biến ở vùng cao Tây Bắc, tiếng Thái gọi là “kháu càng nòi” – nghĩa là gạo dẻo thơm. Đến Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, thưởng thức được nếp xôi do chính phụ nữ Thái làm mới có thể cảm nhận hết vị ngon.
Người Thái luôn chọn nếp nương để làm xôi. Đó là loại nếp người Thái trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở thung lũng Mai Châu. Nếp được ngâm nhiều giờ cho mềm trước khi đồ xôi. Người phụ nữ Thái không đồ xôi bằng nồi, xửng hấp như người Kinh mà cho nếp vào chõ gỗ. Nếp tự chín bằng hơi chứ không nấu. Việc chế biến rất kỳ công và đòi hỏi sự khéo léo. Sau khi được ngâm nhiều giờ liền, gạo được đồ tới hai lần. Lần thứ nhất đủ chín, đảo cho thật đều, còn lần thứ hai khiến xôi mềm và dẻo hơn. Người ta nói, mỗi khi mở nắp nồi như vậy, hương thơm ngọt lan tỏa khắp vùng
Video đang HOT
Thưởng thức xôi nếp nương, có thể ăn kèm với thịt gà đồi nướng, hay lợn rừng xiên que, hoặc là cá suối ngon ngọt.Song cũng chỉ đơn giản với bát muối vừng, là đã đủ khiến vị giác ngây ngất khó tả. Quả thật, lấy một miếng xôi chấm muối vừng cho vào miệng, thực khách tận hưởng hết vị thơm và ngọt của lúa nương. Đặc biệt, cách đồ xôi hai lần tạo cho hạt xôi thêm mềm và dẻo. Nắm vắt xôi trong tay, vo tròn, hạt xôi quyện vào nhau, không dính bất cứ một hạt nào ra tay.
Xôi nếp nương dẻo thơm lại được đồng bào dân tộc Thái khéo léo chế biến thành rất nhiều màu sắc bắt mắt. Để làm nên món xôi nhiều màu sắc thì người Thái đã sử dụng những nguyên liệu chắt lọc từ thiên nhiên để tạo màu như sắc đỏ của gấc, củ dền, sắc xanh của lá dứa…
Xôi nếp nương đối với du khách như một món quà của thiên nhiên và sức lao động cần cù lao động của đồng bào dân tộc dành tặng cho du khách ghé đến thăm vùng đất Tây Bắc xinh đẹp này. Món ăn này thường xuất hiện vào những dịp lễ tết, hội hè của dân tộc Thái nhưng ngày nay để đáp ứng nhu cầu trải nghiệm văn hóa ẩm thực của du khách mà món ăn được người dân Mai Châu chế biến thường xuyên hơn.
Độc đáo bánh giầy ngũ sắc
Tuổi thơ trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng được nghe về sự tích bánh chưng, bánh giầy. Hai loại bánh gắn liền với truyền thống và phong tục tập quán của người Việt Nam.
Chiếc bánh giầy của người dưới xuôi thường chỉ một màu trắng nhưng riêng với người dân tộc Tày ở Bản Rùa (trong tiếng Tày là bản Bán Tâu, ở xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) quê mình, chiếc bánh giầy có rất nhiều màu được làm từ các loại rau củ tự nhiên. Màu đỏ lấy từ lá cây cẩm đỏ, màu tím từ cây cẩm tím, màu vàng từ củ nghệ, màu xanh từ lá nếp và màu đen từ tro rơm. Những màu sắc này được tạo ra từ việc đun lấy nước hoặc giã các loại lá cây hoặc củ khác nhau có sẵn trong tự nhiên, sau đó lấy nước của chúng đem đi ngâm gạo. Những màu sắc này làm cho chiếc bánh giầy thêm phần hấp dẫn và bắt mắt.
Trước khi làm bánh thì phải dạo vườn một vòng để thu hái tất cả các loại rau củ nói trên rồi giã hoặc đun lấy nước màu ngâm gạo. Gạo ngâm 8 giờ được mang đi hấp thành xôi. Ở bản mình thì vẫn dùng những cái chõ hấp xôi được làm từ thân cây gỗ. Người ta đục bỏ phần lõi của cây gỗ, sau đó tạo thành cái chõ để đựng gạo, phần đế đựng nước được làm bằng kim loại. Sau khi nước trong đế sôi lên, hơi nước nóng sẽ lan tỏa lên phần chõ, cứ như vậy sau khoảng hơn 1 giờ thì xôi chín.
Đối với mình thì giai đoạn khó khăn nhất trong làm bánh giầy đó là giã bánh. Xôi nếp rất dẻo và quánh nên trong khi giã việc nhấc được chiếc chày lên cũng không phải đơn giản. Thường thì phải 2 người thay nhau giã bánh, một người cầm chày để giã, người kia cầm cây đám để giữ bánh.
Nhân dùng để làm bánh giầy cũng có nhiều loại khác nhau, có thể là nhân lạc, nhân vừng, nhân đỗ hoặc nhân thịt, hay đơn giản hơn là bánh không nhân. Vị thì cũng tùy sở thích của mỗi gia đình mà nêm đường hoặc muối.
Xôi sau khi giã độ 30 phút thành một khối bột dẻo thì mang ra chia nhỏ và bọc nhân. Mỗi chiếc bánh sau khi nắn xong sẽ để lên lá chuối, sau đó cắt thành những hình tròn đẹp mắt và bày lên. Mình thích nhất là công đoạn này nên ngày nhỏ thường tranh làm với mẹ.
Để làm ra được một chiếc bánh giầy ưng ý là cả một quá trình bao gồm cả kinh nghiệm, sự khéo léo và sức lực. Vì vậy, khi hoàn thành, ngồi nhâm nhi chiếc bánh giầy do chính tay mình làm ra rất tuyệt vời. Cái dẻo của vỏ bánh, cái bùi mịn của nhân hòa cùng mùi thơm của từng loại lá khiến mỗi chiếc bánh giầy, tùy vào màu sắc mà cho ra hương vị rất riêng.
Nếu các bạn có dịp đến với Tuyên Quang thì đừng quên thưởng thức món bánh giầy nhiều màu sắc quê mình nhé!
Các món ăn ngày lễ Vu Lan ý nghĩa, ngon khó cưỡng Món ăn ngày lễ Vu Lan hầu hết là các món ăn chay vô cùng ngon miệng. Cùng tham khảo danh sách những món chay ngày lễ Vu Lan để lên thực đơn hấp dẫn cho ngày này nhé. Món ăn ngày lễ Vu Lan bao gồm một mâm cúng chay bàn thờ Phật và mâm cúng gia tiên, thần linh. Nếu chưa...