Xoắn tinh hoàn ở trẻ, cách nhận biết sớm và xử trí đúng
Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận điều trị cho bé trai 15 tuổi, ở Đồng Nai bị xoắn tinh hoàn phải, nhưng do thời gian xoắn đã lâu, tinh hoàn bị hoại tử nên buộc bác sĩ phải cắt bỏ tinh hoàn.
Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu nam khoa thường gặp, chiếm khoảng 17% các trường hợp bị đau bìu cấp tính. Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng 90% thường gặp ở lứa tuổi từ 13 đến 21 tuổi.
Hiện nay, mặc dù bệnh xoắn tinh hoàn xuất hiện rất nhiều ở trẻ nhỏ và nam giới. Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến xoắn tinh hoàn là gì. Một số các nguyên nhân xoắn tinh hoàn được chẩn đoán có thể kể đến như:
Xảy ra va đập trong lúc ngủ hoặc làm việc khiến tinh hoàn bị tổn thương.Bệnh xoắn tinh hoàn do bất thường bẩm sinh.Do tinh hoàn không xuống đầy đủ ở bìu ở trẻ nhỏ.Do bất cẩn trong hoạt động quan hệ tình dục.Xuất hiện chấn thương ở vùng bìu trong lúc hoạt động.Chế độ tập luyện thể dục không đúng cách.Bệnh xoắn tinh hoàn còn thường xảy ra khi vào mùa lạnh.
Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu nam khoa thường gặp.
Dấu hiệu xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn có thể được chia thành ba loại chính:
Video đang HOT
- Loại 1: Xoắn tinh hoàn và mào tinh trong màng: Thường gặp ở trẻ lớn.
- Loại 2: Xoắn tinh hoàn và mào tinh ngoài màng.
- Loại 3: Xoắn tinh hoàn, mào tinh hoàn bình thường.
Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra sau chấn thương tinh hoàn. Phần lớn các bệnh nhân sẽ bị đánh thức trong giấc ngủ bởi một cơn đau nhói ở bìu, bệnh nhân thường nhớ rõ thời điểm đau.
Bệnh nhân có thể nôn mửa kèm theo đau. Bên cạnh đó triệu chứng xoắn tinh hoàn còn được biểu hiện như: Xuất hiện cảm giác muốn đi tiểu liên tục, tuy nhiên lượng nước tiểu tiết ra rất ít hoặc không có. Xuất hiện cảm giác bị buốt mỗi khi đi tiểu. Xuất hiện cơn đau tức bìu lan dọc lên theo hướng thừng tinh hoặc lan xuống phía đùi, ống bẹn và xương chậu.
Nên thận trọng nếu bệnh nhân có đau hố chậu bên phải giống viêm ruột thừa, đặc biệt ở trẻ em để chẩn đoán sớm tránh bỏ sót vì lầm tưởng đau bụng thông thường do rối loạn tiêu hóa.
Xoắn tinh hoàn là bệnh vô cùng nguy hiểm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh. Một số biến chứng thường gặp sau khi mắc bệnh xoắn tinh hoàn như:
Nếu không phẫu thuật để loại bỏ mô tinh hoàn bị tổn thương kịp thời có thể dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng tinh hoàn.
Nếu để bệnh xoắn tinh hoàn diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến teo tinh hoàn. Dần dần người bệnh sẽ mất khả năng sản sinh tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Nếu tinh hoàn bị hoại tử và bị cắt bỏ, khả năng sinh sản của người bệnh sẽ bị giảm. Đặc biệt còn có thể bị vô sinh.
Xoắn tinh hoàn cần được điều trị càng sớm càng tốt
Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu ngoại khoa, bệnh nhân cần được phát hiện và xử trí kịp thời, tốt nhất là trong 6 giờ đầu từ khi có dấu hiệu đau.
Đây gọi là thời gian vàng để điều trị xoắn tinh hoàn, tính từ lúc có biểu hiện đau. Nếu được phát hiện, xử trí trước 6 giờ, bệnh nhân sẽ được cứu tinh hoàn bằng thực hiện thủ thuật mà không phải can thiệp phẫu thuật.
Đến trong khoảng từ 6 – 12 giờ thì khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 50% và trong khoảng 12 – 24 giờ thì chỉ còn 20% được cứu. Trên 24 giờ thường sẽ không cứu được tinh hoàn. Điều đáng lưu ý là nhiều người bệnh do phát hiện muộn, đến bệnh viện khi tinh hoàn đã bị hoại tử nên buộc phải cắt bỏ. Khi bị cắt bỏ một tinh hoàn sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nội tiết tố nam.
Vì vậy, khi có các dấu hiệu bị đau đột ngột ở vùng bìu, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời.
Quan hệ "oral sex" với vợ mừng sinh nhật, chồng suýt mất tinh hoàn
Trong quá trình quan hệ tình dục, người đàn ông được vợ dùng miệng tác động nhiều vào vùng tinh hoàn.
Sau đó, anh phải đi cấp cứu vì vùng bìu sưng đau dữ dội.
Anh H.T.M. (28 tuổi, ngụ TPHCM) gần đây đến bệnh viện khám với triệu chứng sưng to, đau nhiều vùng bìu trái. Nghi ngờ đây là một trường hợp cấp cứu nam khoa, bác sĩ nhanh chóng cho người bệnh thực hiện siêu âm tinh hoàn. Kết quả cho thấy, tinh hoàn trái của người đàn ông bị xoắn, cần can thiệp xử lý ngay, nếu không có thể không cứu kịp.
Sau khi tháo xoắn bằng tay không thành công, anh M. được bác sĩ đưa vào phòng mổ. Quá trình phẫu thuật, ekip điều trị ghi nhận tinh hoàn trái bệnh nhân xoắn 2 vòng, màu sắc chuyển sang xanh tím. Bác sĩ tiến hành tháo xoắn, phục hồi lưu thông máu, sau đó ủ ấm cho tinh hoàn. Cuối cùng, vùng bìu bệnh nhân dần trở về màu đỏ hồng.
Để tránh tái phát tình trạng trên, bác sĩ tiếp tục khâu cố định 2 tinh hoàn vào bìu rồi đóng vết mổ. Ca phẫu thuật kết thúc sau 45 phút.
Các bác sĩ phẫu thuật cứu tinh hoàn cho bệnh nhân (Ảnh: BV).
Kể với bác sĩ, anh M. cho biết hôm qua là sinh nhật của mình nên có đi ăn tối, rồi trở về nhà quan hệ tình dục với vợ. Trong quá trình quan hệ , vợ anh dùng miệng "tác động" nhiều vào vùng tinh hoàn. Khoảng 30 phút sau, vùng bìu trái của anh đột ngột sưng to, đau dữ dội, nên được vợ đưa đi cấp cứu.
Bác sĩ Phạm Xuân Long, khoa Nam học cho biết, anh M. may mắn đến bệnh viện cấp cứu sớm, mổ tháo xoắn kịp thời nên giữ lại được tinh hoàn trái. Chỉ cần trễ hơn 2-3 giờ nữa, rất có thể phải cắt bỏ tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bên còn lại gặp bất thường, người đàn ông có thể ảnh hưởng đến cơ hội làm cha sau này.
Trong vòng 2 tuần sau mổ, anh M. có thể trở lại làm việc và sinh hoạt bình thường, nhưng cần kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết mổ lành hẳn, tránh vận động mạnh, chơi thể thao hay mang vác nặng...
Theo bác sĩ Long, xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và tổn thương, hoại tử. Đây là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, với thời gian vàng điều trị là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau.
Xoắn tinh hoàn chiếm khoảng 25% trường hợp cấp cứu tại vùng bìu. Ước tính, cứ trong 4.000 nam giới dưới 25 tuổi thì có 1 trường hợp xoắn tinh hoàn, nhất là nhóm 12-18 tuổi.
Bác sĩ khuyến cáo, người dân cần đi viện ngay khi có các triệu chứng đột ngột đau dữ dội ở vùng bìu, sờ thấy cục u, tinh hoàn bên cao bên thấp bất thường, bụng đau, buồn nôn, sốt cao, chóng mặt... Nếu để lâu, tinh hoàn hoại tử sẽ phải cắt bỏ, thậm chí có thể gây tổn thương bên còn lại.
Để giảm nguy cơ xoắn tinh hoàn, nam giới có thể giữ ấm vùng kín trong thời tiết lạnh, mặc đồ bảo hộ vùng kín khi vận động mạnh hoặc khi chơi thể thao cường độ cao. Đồng thời, phải cẩn trọng khi quan hệ tình dục, tránh tác động vặn xoắn tinh hoàn.
Nhiều nam giới cấp cứu vì xoắn tinh hoàn trong rét đậm Chỉ trong vòng một tuần sau khi trời trở rét, các bác sĩ Khoa Nam học và Y học giới tính, BV Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận 3 bệnh nhân còn rất trẻ (tuổi từ 13-18) đến khám vì đau tinh hoàn, được chẩn đoán là xoắn tinh hoàn. Do cả 3 trường hợp đều tới bệnh viện rất muộn,...