Xóa xăm môi bằng cách nào?
Cách đây 2 năm tôi có đi xăm môi, nhưng kết quả không được ưng ý. Tôi có đi tham khảo cách xóa bỏ vết xăm nhưng được tư vấn là xử lý bằng cách xăm màu da phủ lên, tôi muốn hỏi có phương pháp nào xóa hết hoàn toàn để môi trở lại như ban đầu không ạ (Hoài Thương)
Trả lời:
Về cơ bản, xóa xăm tức là xóa bỏ những vết mực xăm ra khỏi cơ thể chứ không phải phủ một màu khác lên. Có nhiều phương pháp xóa xăm khác nhau như: đốt điện, hóa chất, phẫu thuật, laser,.. tùy từng vị trí xăm, mức độ xăm, yêu cầu thẩm mỹ khác nhau mà lựa chọn từng biện pháp hoặc phối hợp các biện pháp để đạt hiệu quả đề ra.
Với xóa xăm vùng môi luôn đòi hỏi kỹ thuật cao và kết quả thẩm mỹ phải là tối đa. Vùng môi có cấu trúc không phải là da mà là niêm mạc và bán niêm mạc do vậy xóa xăm vùng môi cũng đòi hỏi những kỹ thuật đặc biệt, hiện nay sự lựa chọn hàng đầu trong xóa xăm vùng môi là công nghệ Laser Yag Q Switched cao cấp thế hệ mới, laser này với bước sóng đặc hiệu và đầu phát tia chuyên dụng cho vùng niêm mạc sẽ tác động riêng biệt vào mực xăm (thường là mực màu đỏ), làm lớp mực xăm bị loại bỏ dần do hiệu ứng quang cơ của laser với tổ chức mô. Kết quả của trị liệu này là vết mực xăm có thể mờ theo yêu cầu hoặc hết hoàn toàn, làm vùng môi trở lại như lúc ban đầu mà không có bất kỳ tỳ vết nào. Liệu trình điều trị 2-3 lần, khoảng cách giữa 2 lần điều trị 4-5 tuần, hoàn toàn không đau và không có tác dụng phụ.
Theo VNExpress
Xăm và xóa xăm thẩm mỹ
Một số phụ nữ vì công việc bận rộn, ít có thời giờ trang điểm, muốn có chân mày đậm, đẹp hơn, bờ môi đỏ hơn hay quầng vú có màu sắc tự nhiên hơn nên đã xăm thẩm mỹ.
Xăm thẩm mỹ lên da là một thủ thuật đơn giản, ngày càng khá quen thuộc với mọi người. Năm 1991, ở Hoa Kỳ có khoảng 9-11% số người lớn, phái nam xăm thẩm mỹ và có khoảng 50% những người này hối tiếc, tìm cách xóa bỏ đi.
Một số nghệ sĩ, các vận động viên thể thao xăm thẩm mỹ để gây ấn tượng mạnh cho người hâm mộ. Ngoài ra, một số phụ nữ vì công việc bận rộn, ít có thời giờ trang điểm, muốn có chân mày đậm, đẹp hơn, bờ môi đỏ hơn hay quầng vú có màu sắc tự nhiên hơn (sau khi mổ chỉnh hình tuyến vú bị cắt bỏ vì ung thư)... nên đã xăm thẩm mỹ.
Video đang HOT
Xăm môi thẩm mỹ
Xăm thẩm mỹ thực hiện như thế nào?
Vết xăm là dấu hiệu, chữ viết hoặc hình ảnh được thực hiện bằng cách xăm màu vào lớp trên cùng của da. Thông thường người nghệ sĩ dùng máy xăm cầm tay với một hoặc nhiều kim thấm mực xăm vào da. Theo mỗi nhát xăm, hạt mực được đưa vào da. Thủ thuật này có thể gây đau nhẹ nếu không gây tê và thời gian kéo dài nhiều ít tùy theo vết xăm lớn nhỏ.
Khi xăm thẩm mỹ, có thể xảy ra những hậu quả không mong muốn:
- Phản ứng dị ứng với mực xăm, đặc biệt với mực đỏ, gây viêm, ngứa nơi xăm. Tai biến này có khi vài năm sau khi xăm mới xảy ra.
- Nhiễm trùng da: vùng da nơi xăm bị nhiễm trùng, viêm đỏ, đôi khi làm mưng mủ.
- Các biến chứng khác ở da như tạo nên sẹo lồi.
- Các bệnh về máu như viêm gan B, viêm gan C, bệnh AIDS... nếu dụng cụ không được vô trùng.
- Ảnh hưởng đến kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng được xăm.
Khi bị các kết quả không mong muốn trên, cần phải đến bác sĩ khám và điều trị. Ở Hoa Kỳ, xăm thẩm mỹ thuộc cơ quan thực phẩm và thuốc (FDA) quản lý, người thực hiện phải tuân thủ các quy định của ngành Y tế.
Để an toàn khi xăm thẩm mỹ (XTM) chúng ta cần biết:
- Ai thực hiện xăm, chỉ đến xăm ở những nơi được nhà nước cho phép, có nhân viên được huấn luyện tốt.
- Xem người xăm có rửa tay sạch và mang găng vô trùng cho mỗi lần xăm không.
- Dụng cụ xăm phải được vô trùng trước.
- Không nên đi xăm khi bị say rượu hoặc bị bạn rủ, có thể hối tiếc về sau. Cần săn sóc vết xăm cẩn thận.
Thông thường:
- Bỏ băng (nếu có) 24 giờ sau, thoa thuốc mỡ có kháng sinh lên vết xăm trong thời gian lành.
- Giữ vết xăm sạch, khô.
- Tránh nắng chiếu vào vết xăm vài tuần.
- Đừng mặc quần áo bó sát vào vết xăm.
- Khoảng 2 tuần vết xăm sẽ lành, không nên gỡ mày sớm, có thể làm vết xăm nhiễm trùng hoặc hình xăm bị biến dạng.
Các phương pháp xóa xăm
Có nhiều phương pháp xóa xăm. Trước đây việc xóa xăm khá phức tạp và thường để lại nhiều sẹo xấu. Để làm mất vết xăm, người ta có thể phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ hình xăm, sau đó có thể ghép da vào. Việc này chỉ thực hiện được với những vết xăm nhỏ. Với vết xăm lớn, chiếm cả lưng hay ngực thì không làm được.
Xóa xăm bằng những phương pháp khác như: dùng hóa chất hoặc nhiều thủ thuật khác trong dân gian thường để lại nhiều sẹo và nhiều trường hợp sẹo xấu hơn hình xăm rất nhiều.
Ngày nay, với việc áp dụng tia laser, vết xăm được xóa bỏ hầu như hoàn toàn mà không để lại sẹo trên da. Bên cạnh laser các phương pháp khác như siêu mài da, dùng tia IPL cũng cho kết quả khá tốt, xóa hết vết xăm mà da không bị sẹo.
Theo SKĐS
Cẩn trọng với môi giới phẫu thuật thẩm mỹ Dù không có chức năng thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, nhiều phòng khám, thẩm mỹ viện vẫn quảng cáo các dịch vụ phẫu thuật không được cấp phép. Việc xuất hiện nhiều phòng khám nha khoa, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hay viện thẩm mỹ ồ ạt quảng cáo về các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ như phẫu thuật hàm...