‘Xóa sổ’ Phòng Giáo dục: Có nên thí điểm?
Các chuyên gia giáo dục đều đánh giá cao đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi xếp lương giáo viên cao nhất trong bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên tiền ở đâu, tăng thế nào vẫn là bài toán chưa có lời giải. Trước khó khăn này, thầy giáo Bùi Nam hiến kế, để có tiền tăng lương giáo viên, trước tiên phải tinh gọn bộ máy quản lý giáo dục.
ảnh minh họa
Theo đó, câu chuyện về thầy giáo Bùi Nam đưa ra đề xuất giải tán tất cả các Phòng Giáo dục cấp quận, huyện nhằm tinh giản biên chế đang gây nhiều chú ý trong ngành giáo dục cả nước.
Cụ thể, thầy Bùi Nam phân tích ngõ ngách của vấn đề như sau:
Hiện, lực lượng cán bộ quản lý chỉ tính riêng từ mầm non đến THPT (bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và cán bộ Phòng/ Sở) trên giáo viên đứng lớp là khá lớn: Mầm non là 35.833/132.294 viên chức (chiếm 27,08%), tiểu học 35.010/363.249 (chiếm tỉ lệ 9,64%), THCS là 24.627/207.085 (chiếm 11,9%), THPT là 8.351/119.826 (chiếm gần 7%).
Cả nước có 698 đơn vị hành chính cấp huyện, mỗi phòng có trên dưới 10 người, nếu tinh giản hoặc điều chuyển thì mục tiêu 10% sẽ không thành vấn đề…
Do đó, một trong những giải pháp để tinh giản biên chế đó là:
Một là, giải tán các Trung tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp và dạy nghề. Nên chuyển các học viên về trường cấp trung học phổ thông, giải thể các trung tâm trên cũng là cách tinh gọn bộ máy, giảm biên chế,
Hai là, mỗi xã chỉ nên bố trí một hiệu trưởng. Nên gom về một đầu mối chỉ còn một trường mầm non – tiểu học – trung học cơ sở do một hiệu trưởng quản lý, điều hành chung.
Ba là, giải tán các phòng Phong Giáo dục ở các huyện, thành thị trong cả nước. Việc các Phòng Giáo dục xen vào quá nhiều việc của các trường trong việc tài chính, chuyên môn… khiến cho công việc chậm chạp, chồng chéo, bất cập như bảng lương giáo viên, phụ cấp, hay các quyết định nâng lương, nâng lương trước niên hạn, duyệt tăng giờ, tăng buổi…
Phải mạnh dạn giao quyền tự chủ cả về chuyên môn, tài chính, các quyết định khác cho hiệu trưởng các trường để hiệu trưởng có đầy đủ về quyền hạn, chức năng nhiệm vụ…
Thừa nhận, Quản lý giáo dục của ta hiện nay quá nhiều tầng nấc trung gian, gián tiếp. Điều đó đã trói chân, trói tay các nhà trường, khiến cho các nhà trường không thể sáng tạo, không thể đổi mới. Thậm chí, giáo viên biệt phái làm việc ở Phòng Giáo dục trong vai trò là chuyên viên đều tự cho mình cái quyền chỉ đạo các nhà trường chứ chưa nói đến cán bộ, công chức của Phòng.
Hơn nữa, lâu nay người ta hay nói đến quyền tự chủ của nhà trường. Nên chuyện giáo viên bầu Hiệu trưởng rất đúng đắn trong mọi trường hợp. Nhiệm kỳ là vấn đề cần đặt ra, nhưng có thể không giới hạn số nhiệm kỳ nếu có một Hiệu trưởng xứng đáng luôn được tín nhiệm qua bầu cử.
Tức là, cần phải có người Hiệu trưởng có tài, có tâm, có trách nhiệm với nghề “trồng người” thì họ mới gần gũi hơn với học sinh, phụ huynh và giáo viên để lãnh đạo tốt cho ngành giáo dục.
Các vấn đề liên quan về hành chính, công chức thì do UBND quận/huyện đảm nhiệm, về ngành thì Sở tỉnh quản lý, thanh kiểm tra.
Phải nói rằng, đề xuất của thầy Bùi Nam khá hay trong thời điểm này. Cần thí điểm để hoàn thiện mô hình này.
Có điều, vẫn có những điều đáng phải suy ngẫm, cân nhắc. Bởi việc “gom” Hiệu trưởng quản lý nhiều cấp trường xét về mặt chuyên môn e rằng không đảm bảo. Mỗi cấp học đều có một đặc thù riêng, mỗi trường có từ 700-1000 học sinh vậy một hiệu trưởng có thể làm tốt được không?
Nhiều nơi hiệu trưởng các trường đã được ví như “ông trời con”, nắm trong tay “quyền sinh, quyền sát” khá lớn đối với giáo viên, nay lại được nới rộng thêm quyền liệu có ổn? Khi đó, việc điều hành, quản lý có xảy ra tình trạng độc đoán, chuyên quyền, bè phái, nhũng nhiễu làm khổ giáo viên thì liệu rằng Bộ, Sở có kịp thời nắm bắt và can thiệp?
Video đang HOT
Mặt khác, giáo dục đâu chỉ có dạy và học. Nếu bỏ Phòng Giáo dục thì cơ quan chuyên môn nào sẽ làm nhiệm vụ giúp UBND cấp huyện quản lý sự nghiệp “trồng người”? Trong khi chúng ta “quên” mất một chuyện, chính bộ máy cấp Sở mới cồng kềnh. Mỗi Sở có từ 9-10 phòng ban, và lãnh đạo nhiều hơn chuyên viên. Vậy chúng ta nên tinh giản ở cấp nào để đạt được mục tiêu đề ra mà không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục?
Như vậy, “xóa sổ” Phòng Giáo dục – Vấn đề này không đơn giản chỉ là lời nói, văn bản. Nó phải được cụ thể hóa trong chủ trương, chính sách và hành động cụ thể. Vì người muốn giải tán thì không có quyền, người có quyền thì không muốn giải tán. Dẫu vậy, ngành giáo dục muốn phát triển, đổi mới cần phải loại bỏ những rào cản trói buộc mình. Nên người viết cho rằng đây là một đề xuất mới lạ, có tính đột phá.
Theo Tinmoi24.vn
Trước đề xuất giải tán, phòng giáo dục cần xem lại mình
Những mặt tích cực của phòng giáo dục đương nhiên không ai phủ nhận. Nhưng tại sao nhiều người vẫn đồng tình xin được giải tán?
ảnh minh họa
LTS: Tiếp tục bàn về đề xuất xóa bỏ phòng giáo dục ở các cấp quận huyện, trong phạm vi bài viết lần này của mình - tác giả Phan Tuyết đã đưa ra quan điểm và góc nhìn khác về những mặt tích cực và về vai trò trách nhiệm của phòng giáo dục ở các địa phương hiện nay.
Từ đó, tác giả mong muốn độc giả cần có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn về vai trò, chức năng của các phòng giáo dục.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Mấy ngày nay, dư luận đang nóng lên về chuyện đề xuất xóa bỏ phòng giáo dục cấp quận huyện.
Có thể nói trước đề xuất có tính đột phá ấy, không chỉ tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông mà trong các câu chuyện hàng ngày, đề tài này cũng được khá nhiều người bàn tán.
Hàng trăm lời bình luận khen đó là đề xuất hay, hàng nghìn lời nhất trí, hưởng ứng.
Thế rồi, có người được thể lôi tất tật những khúc mắc, những bức xúc đã từng gặp, từng biết để vạch tội phòng giáo dục mà quên đi rằng những mặt tốt, những điểm tích cực, những điều phòng giáo dục đã từng làm được để giúp cho nền giáo dục ở các địa phương đứng vững và phát triển.
Vì sao phủ nhận vai trò của phòng giáo dục?
Bạn Phương Phương bày tỏ quan điểm: "Đồng tình với đề xuất xóa bỏ phòng giáo dục. Nơi này thường tổ chức bao nhiêu cuộc thi, cuộc vận động...rồi báo cáo, giám sát...".
Bạn Q. Trung cho biết: "Tôi là một hiệu trưởng, khi đọc bài này tôi thấy rất đúng. Quản lý giáo dục của ta hiện nay quá nhiều tầng nấc trung gian, gián tiếp. Điều đó đã trói chân, trói tay khiến cho các nhà trường không thể sáng tạo, không thể đổi mới.
Mỗi giáo viên biệt phái làm việc ở phòng giáo dục trong vai trò là chuyên viên đều tự cho mình cái quyền chỉ đạo các nhà trường chứ chưa nói đến cán bộ, công chức của phòng.
Vì thế, quyền tự chủ của nhà trường chỉ là hư danh. Nếu không giải tán cấp phòng giáo dục thì các nhà trường không bao giờ có quyền tự chủ thực sự".
Sơn Tân nói rằng: "Tôi cũng là một giáo viên, tôi hoàn toàn đồng ý bỏ ngay cấp phòng giáo dục các quận huyện vì họ chẳng làm được gì cho chất lượng giáo dục tốt lên mà chỉ có những nhũng nhiễu, hách dịch thiếu dân chủ công bằng trong đánh giá giáo viên, học sinh".
Người lấy biệt danh Giáo già quả quyết: "Nên bỏ phòng giáo dục huyện. Tôi thấy cơ quan này chẳng giúp được gì cho chất lượng giáo dục nếu không nói là cơ quan này gây nhiều phiền hà, tốn kém cho các trường".
Cho giáo viên và hiệu trưởng các trường đỡ khổ vì luôn luôn bị phòng giáo dục đe dọa nay chuyển trường này, mai chuyển trường khác.
Giáo viên luôn lo sợ và phải làm những điều bản thân không muốn.
Năm vừa qua, nổi loạn việc lạm thu nhưng phòng giáo dục đều đổ lỗi cho hiệu trưởng không chịu trách nhiệm về quản lý".
Bạn Thu Thuy cũng bức xúc: "Đồng ý với bạn nên xóa bỏ vai trò của phòng giáo dục chỉ tổ chức các hội thi, đi thanh tra chứ chẳng được gì"...
Phòng giáo dục có đáng bị lên án như thế không?
Sau mỗi bài viết về xóa bỏ phòng giáo dục có hàng trăm lời bình luận tán thành, thật hiếm hoi mới tìm được một vài lời bình luận không đồng ý.
Trong thực tế phòng giáo dục có "vô tác dụng", có xấu như nhiều người thường nghĩ không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Công bằng nhìn nhận, ngoài những sách nhiễu, những áp lực mà một số cá nhân trong phòng giáo dục mang đến thì một số những ưu điểm, những mặt tích cực, nỗi trội cũng phải được thừa nhận.
Với vai trò chỉ đạo về chuyên môn, ổn định đời sống của cán bộ giáo viên trong ngành, phòng giáo dục một số địa phương đã làm tốt công tác phát triển trường lớp, xin kinh phí đầu tư xây dựng nhiều trường học, xóa bỏ tình trạng dạy ca 3;
Tham mưu và xin hỗ trợ từ các ban ngành nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại cho các giáo viên các trường học. Tư vấn chuyên môn, tổ chức tập huấn một số chuyên đề và phương pháp dạy học mới cho các trường.
Đặc biệt điều tiết hoạt động của một số hiệu trưởng chưa lấy công việc chung làm đầu. Ví như có ban giám hiệu nhà trường tự phân công cho mình dạy tăng giờ nhiều tiết trong khi giáo viên có chuyên môn chỉ dạy đủ số tiết của mình.
Hay một số ban giám hiệu không trực tiếp giảng dạy vẫn nhận tiền đứng lớp hàng tháng... Hay như ban giám hiệu trường nào đó trù dập giáo viên, lộng quyền... Phòng giáo dục đã đứng ra chấn chỉnh kịp thời những hiện tượng sai trái này.
Rồi hàng năm, việc phòng giáo dục xét thuyên chuyển giáo viên giữa các địa bàn trong cùng một địa phương cũng đã đem lại cho khá nhiều giáo viên thuận lợi trong công tác giảng dạy.
Nói là trường trong một địa bàn nhưng có trường giáo viên phải đi dạy cách nhà gần 30 cây số. Cứ theo thông lệ (ngay địa phương tôi, thị xã La Gi tỉnh Bình Thuận), năm nào giáo viên cũng được làm đơn đề đạt nguyện vọng xin luân chuyển.
Sau khi xem xét đơn, xét nguyện vọng của giáo viên, phòng giáo dục đã cân đối nhân sự trong các trường sao cho giáo viên được về gần nhà nhất. Điều này đã tạo cho giáo viên một tâm lý thoải mái, tiện lợi trong việc giảng dạy hằng ngày.
Dù ở thời điểm này, phòng giáo dục không còn toàn quyền quyết định việc thuyên chuyển giáo viên nhưng nhờ nắm rõ hoàn cảnh gia đình, vị thế địa lý của từng thầy cô trong các trường, vai trò tham mưu với phòng nội vụ cũng được phát huy.
Không có phòng giáo dục, hiệu trưởng các trường có làm được điều này không?
Nay xóa bỏ phòng giáo dục, đương nhiên ban giám hiệu sẽ trở thành vua một cõi.
Hiệu trưởng có tài, có tâm thì không sao.
Những hiệu trưởng chỉ vì quyền lợi mình trước tiên (không thiếu những hiệu trưởng thế này) thì những hoạt động của nhà trường, của hiệu trưởng ai sẽ giám sát? Ai sẽ giải quyết khi giáo viên có bức xúc?
Trong khi đó, sở giáo dục lại ở quá xa. Có người nói đùa, chờ được vạ thì má đã sưng. Và phần thiệt thòi vẫn sẽ thuộc vào giáo viên những người luôn được mệnh danh là "thấp cổ bé họng".
Cần nhìn nhận lại mình
Những mặt tích cực của phòng giáo dục đương nhiên không ai phủ nhận. Nhưng tại sao nhiều người vẫn đồng tình xin được giải tán?
Điều này khiến chính các phòng giáo dục ở nhiều quận huyện phải nhìn nhận lại cách hoạt động và điều hành của mình sao lại làm mất lòng đại bộ phận giáo viên, ban giám hiệu các trường đến thế?
Trong thực tế, vẫn còn đó những cán bộ phòng giáo dục luôn cho mình là tài giỏi, là hiểu biết hơn hết thảy mọi người, cho mình có cái quyền được nói, quyền luôn luôn đúng và ra lệnh;
Họ nạt nộ buộc cấp dưới chỉ biết tuân thủ làm theo mà không cho họ quyền được phản biện, quyền bày tỏ quan điểm riêng của bản thân. Không thừa nhận quan điểm trái chiều với chính mình.
Một số cán bộ lại thiếu đi sự gần gũi, sự thân thiện nên không có sự đồng cảm, thấu hiểu cấp dưới.
Thế nên, giáo viên thậm chí cả ban giám hiệu nhiều trường học sợ phòng giáo dục một phép.
Họ buộc phải làm theo tất cả những chỉ đạo (không loại trừ cả những chỉ đạo vô lý) do sợ chứ hoàn toàn không phục.
Từ đó, tạo ra một tâm lý bất an là làm gì cũng sợ sai, sợ bị la, bị nạt.
Nay đề nghị xóa bỏ phòng giáo dục nhiều người thở phào nhẹ nhõm vì không còn cảm giác bị theo dõi, bị nhắc nhở.
Nhưng giao hoàn toàn quyền về cho hiệu trưởng mà không có ai giám sát, quản lý hóa chẳng phải thoát khỏi cái "tròng" này lại lạc vào cái "tròng" khác hay sao?
Bởi thế, thay vì xóa sổ phòng giáo dục trong thời điểm hiện nay, chúng ta cần giảm mạnh biên chế ở cấp phòng. Ngoài hai lãnh đạo (Trưởng và Phó phòng) chỉ còn 3 chuyên viên theo dõi 3 cấp học.
Giảm bớt các hội thi, giao lưu cho cả giáo viên và học sinh, hạn chế việc thanh tra dự giờ thăm lớp (một tiết dự giờ kiểu cưỡi ngựa xem hoa chẳng nói lên được điều gì), giảm hồ sơ sổ sách, giảm việc hội họp, làm báo cáo thi đua...nhiều như hiện nay.
Có thế, giáo viên, ban giám hiệu nhà trường sẽ bớt đi nhiều áp lực, bớt đi những việc làm chỉ mang nặng tính đối phó để chuyên tâm vào quản lý, giảng dạy và giáo dục học sinh cho hiệu quả.
Theo Giaoduc.net
Tăng lương giáo viên sẽ mãi là chiếc bánh vẽ? Tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ở TP HCM vừa qua, nhiều chuyên gia giáo dục đã tập trung bàn luận xoay quanh các vấn đề tăng tiền lương cho giáo viên các cấp bậc. ảnh minh họa Đáng chú ý là Điều 81 quy định mức lương:...




Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ngọc Thanh Tâm ra sao sau 'Chị đẹp đạp gió 2024'?
Sao việt
22:45:04 22/02/2025
Mỹ nam 'Nấc thang lên thiên đường' Kwon Sang Woo phong độ ở tuổi 49
Hậu trường phim
22:37:09 22/02/2025
Đại Nghĩa, Băng Di khóc nghẹn trước cô bé mồ côi mong có tiền xây mộ mẹ
Tv show
22:26:57 22/02/2025
Bóc profile hệ tư tưởng "F4 Vũng Tàu" đang ầm ầm cõi mạng, đu trend này chưa các người đẹp?
Netizen
22:23:09 22/02/2025
Quách Phú Thành rời quê vợ trong đêm vì bị khán giả vây kín
Sao châu á
22:16:12 22/02/2025
Hamas thả thêm 5 con tin tại Gaza
Thế giới
22:14:27 22/02/2025
Kim Kardashian hậu ly hôn Kanye West: Là tỷ phú USD, ngày càng quyến rũ
Sao âu mỹ
22:05:38 22/02/2025
Lý do tiền vệ kỳ cựu Kevin De Bruyne chia tay Man City
Sao thể thao
22:04:18 22/02/2025
Đã xuất hiện những mặt trái: fan sờ soạng, bám đuôi và có hành vi đầu độc nghệ sĩ - Giới hạn nào cho "văn hoá thần tượng quốc nội"?
Nhạc việt
21:43:25 22/02/2025
Tình thế nguy hiểm của nhóm nữ không có "lỗ hổng visual"
Nhạc quốc tế
21:40:16 22/02/2025