Xóa nhầm lẫn việc bỏ thi tốt nghiệp THPT 2020
Thực hiện kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2020 vào sáng qua (3-8), Bộ GD&ĐT đã quyết định: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 vẫn sẽ được các địa phương tổ chức vào hai ngày 9 và 10-8.
Riêng các thí sinh ở những địa phương có cách ly xã hội hay thuộc diện F1, F2 sẽ thi sau.
Vậy là đã rõ, trong năm nay không có việc bỏ thi tốt nghiệp THPT để thay bằng việc xét tốt nghiệp THPT như nhiều người từng đề nghị và giờ được nhắc lại do có dịch COVID-19. Tức việc thi tốt nghiệp THPT của các học sinh vẫn được tiếp tục thực hiện theo Luật Giáo dục 2019. Cũng không có việc ở thời điểm này Quốc hội sẽ nhanh chóng chấp thuận tạm ngưng áp dụng một quy định của Điều 34 luật này có liên quan đến việc thi tốt nghiệp THPT như một số người đã nghĩ.
Khoản 3 Điều 34 Luật Giáo dục 2019 quy định: “Học sinh học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định của bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc UBND cấp tỉnh cấp bằng tốt nghiệp THPT”.
Video đang HOT
Cùng với đó, Luật Giáo dục đại học (ĐH) hiện hành và Thông tư 09/2020 của Bộ GD&ĐT (về quy chế tuyển sinh trình độ ĐH) quy định: Một trong các điều kiện để được các trường ĐH tuyển sinh là phải có bằng tốt nghiệp THPT.
Chính vì sự liên quan giữa hai luật nên việc cho tạm ngưng áp dụng điều khoản đã nêu của Luật Giáo dục 2019 vì yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế – xã hội (nếu có) sẽ phải được Quốc hội xem xét thật thấu đáo. Bởi lẽ nếu tạm ngưng không tổ chức cho học sinh thi tốt nghiệp THPT trong năm nay thì các em sẽ dự tuyển vào ĐH như thế nào khi không hội đủ điều kiện về bằng tốt nghiệp THPT theo quy định của Luật Giáo dục ĐH?
Trong trường hợp chỉ là dời ngày thi đã được ấn định thì phương án tiếp theo sẽ là gì để số đông học sinh không gặp trở ngại trong việc dự tuyển ĐH với phương thức, thời gian tuyển sinh cũng đã được tính toán phù hợp dựa theo ngày thi tốt nghiệp THPT đã được ấn định đó?
Rõ ràng là sẽ có rất nhiều xáo trộn từ việc dời ngày thi tốt nghiệp THPT (nếu có), đáng lo nhất là các học sinh có thể bị trễ việc học ĐH. Do vậy, nếu tình hình dịch bệnh vẫn đang ở mức kiểm soát được thì không nên để xảy ra những đảo lộn như thế.
Đáng lưu ý nữa, việc tạm ngưng thi hành một điều luật hoàn toàn khác với việc bãi bỏ một điều luật. Tạm ngưng tức sẽ vẫn áp dụng vào một thời gian sau. Trong khi đó, việc bỏ thi để thay thế bằng xét tốt nghiệp đồng nghĩa là khoản 3 Điều 34 Luật Giáo dục 2019 cùng các điều luật tương ứng của Luật Giáo dục ĐH phải được bãi bỏ.
Do Quốc hội từng rất cân nhắc và đã quyết định giữ nguyên việc thi tốt nghiệp THPT thông qua điều khoản trên nên vào lúc này thì không thể nào có việc Quốc hội bãi bỏ ngay điều khoản đó trong hai luật sửa đổi vốn dĩ còn chưa được dự thảo.
Tóm lại, dẫu việc phòng, chống dịch COVID-19 luôn phải được ưu tiên thực hiện hiệu quả nhưng không thể đơn giản muốn bỏ thi tốt nghiệp THPT là bỏ. Hiện tại, khi Quốc hội không có quyết định gì khác theo thẩm quyền thì việc thi tốt nghiệp THPT hay việc tuyển sinh ĐH vẫn phải làm đúng theo hai luật đã nêu.
Vì các lẽ trên, khi Bộ GD&ĐT đã có phương án tổ chức thi phù hợp với bối cảnh, diễn biến của dịch bệnh, phần lớn địa phương đang chuẩn bị kỹ lưỡng để có kỳ thi an toàn thì mọi người cùng nhau thực hiện thôi. Chính sự bình tĩnh, chủ động hợp tác tốt của học sinh, phụ huynh sẽ góp phần lớn trong việc ngăn chặn, giảm thiểu phát sinh sơ suất.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Cấp tỉnh có vai trách nhiệm rất lớn
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 diễn ra ngày 5-5, sau khi nghe Bộ GD&ĐT báo cáo về phương án thi tốt nghiệp THPT năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Đây là việc đụng chạm đến nhà nhà, ai cũng lo lắng. Vì vậy phải rất lưu ý, đặc biệt cấp tỉnh phải có trách nhiệm rất lớn trong vấn đề thi cử của năm nay"...
Tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ đã làm đúng theo Nghị quyết 29/NQ-TW với một lộ trình rất kiên định. "Với kỳ thi năm 2020, việc thay đổi tên gọi thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT là để phù hợp với quy định của Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 1-7-2020, còn về cơ bản kỳ thi vẫn giữ ổn định. Bộ GD&ĐT vẫn ra đề thi, khác là nội dung thi được điều chỉnh phù hợp với tinh giản chương trình của Bộ, theo tinh thần "học gì, thi nấy". Đề thi vẫn có độ phân hóa, nhưng theo hướng giảm dần" - Phó Thủ tướng cho hay.
Trước những băn khoăn về việc liệu giao kỳ thi về cho địa phương thì có nảy sinh tiêu cực? Với băn khoăn này, Phó Thủ tướng thông tin, đã giao Bộ GD&ĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng các giải pháp công nghệ để hạn chế tối đa tiêu cực; Bộ GD&ĐT cũng đã lên các phương án kỹ thuật. Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến trách nhiệm của địa phương trong việc đảm bảo tổ chức kỳ thi an toàn, trung thực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận phiên họp thường kỳ tháng 4 (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã nghe Bộ GD&ĐT báo cáo các phương án tổ chức kỳ thi THPT, tuyển sinh đại học 2020 và đồng tình với phương án đưa ra. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 cơ bản không có nhiều thay đổi so với năm 2019. Bộ GD&ĐT ra đề thi, xây dựng phần mềm chấm thi, thí sinh vẫn được thi ở địa phương mình. Các trường ĐH, CĐ vẫn có thể sử dụng kết quả kỳ thi này làm căn cứ tuyển sinh.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương ban hành quy chế và hướng dẫn công tác thi tuyển sinh ĐH, CĐ; chuẩn bị đề thi tốt nghiệp THPT đảm bảo chất lượng, phù hợp; xây dựng phần mềm chấm thi an toàn, bảo mật, tăng cường phương tiện, công nghệ giám sát. Cùng với đó, hướng dẫn, tổ chức thanh tra, giám sát tổ chức kỳ thi, xét tốt nghiệp THPT, đảm bảo tổ chức kỳ thi thành công, không có sơ suất nào xảy ra.
"Năm nay phải tốt hơn" - Thủ tướng giao nhiệm vụ và nhấn mạnh, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về an toàn kỳ thi tại địa phương, sớm xây dựng kế hoạch cụ thể, quy định rõ trách nhiệm từng khâu của quy trình tổ chức kỳ thi, đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng. "Đây là việc đụng chạm đến nhà nhà, ai cũng lo lắng. Vì vậy phải rất lưu ý, đặc biệt cấp tỉnh phải có trách nhiệm rất lớn trong vấn đề thi cử của năm nay" - Thủ tướng yêu cầu.
...
Không thi tốt nghiệp năm nay, 2-3 năm nữa, thí sinh có được thi tuyển Đại học? "Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông là điều kiện cứng để thi tuyển đại học", Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nêu. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới đây, thời điểm Luật Giáo dục 2019 (Luật số 43/2019/QH14) đã có hiệu lực. Và bắt đầu từ năm nay, theo luật, các thí...